<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Vai trò của công nghệ trong quản trị chiến lược

Đăng bởi Thai Pham vào

Cách đây không lâu, chúng tôi đã thảo luận về khoảng cách giữa chiến lược và thực thi cũng như cách để thu hẹp khoảng cách bằng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard). Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quản trị chiến lược hiệu quả. Một giải pháp hỗ trợ thẻ điểm cần có chức năng hỗ trợ một số quy trình quản lý. Các quy trình quan trọng vạch ra bởi trường kinh tế Cranfield (2003) là:

  • Làm rõ và truyền tải tầm nhìn và chiến lược kinh doanh
  • Truyền đạt và liên kết các mục tiêu chiến lược và các thước đo
  • Lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu, liên kết các hành động ​​chiến lược
  • Tăng cường thông tin phản hồi về chiến lược và học tập

Thực hiện các quy trình này đòi hỏi hệ thống hỗ trợ sự phát triển toàn doanh nghiệp cho kế hoạch kinh doanh được liên kết rõ ràng với mục tiêu cấp cao của doanh nghiệp.

Làm rõ và phân tích tầm nhìn và chiến lược doanh nghiệp

Để hỗ trợ quá trình này, hệ thống quản trị chiến lược trước hết phải hỗ trợ việc phân tích chi tiết các hoạt động và kết quả trong lần đầu xem xét hiệu suất doanh nghiệp, việc cần phải làm trước khi đặt ra một kế hoạch chiến lược. Nếu doanh nghiệp chọn phương pháp thẻ điểm cân bằng, hệ thống cũng nên hỗ trợ các mối liên kết nguyên nhân-kết quả cho các chủ đề khác nhau, các chỉ số hiệu suất chính (Key Performance Indicators- chỉ số KPIs), các hành động ​​và các giả định khác nhau.

Truyền đạt và liên kết các mục tiêu chiến lược và các thước đo

Trách nhiệm cần được đảm bảo có sự phân công mục tiêu hiệu suất phụ thuộc vào khả năng của mỗi phòng ban/ khu vực kinh doanh khi đóng góp vào mục tiêu kinh doanh chung. Các thước đo được kết nối đến từng bộ phận, chủ đề, mục tiêu, và chỉ số hiệu suất chính, cho phép doanh nghiệp giám sát việc thực hiện và sự thành công của kế hoạch chiến lược. Để đảm bảo tập trung, người quản lý vận hành chỉ nên nhìn thấy phần của họ trong kế hoạch chiến lược, từ đó họ có thể đưa thêm sáng kiến, hành động ​​của mình nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu, sắp xếp các hành động ​​chiến lược

Đây là bước mà quản lý cấp cao xem xét lại toàn bộ kế hoạch kinh doanh, bao gồm các kế hoạch vận hành. Các nhà quản lý cần có khả năng nhập các mục tiêu vào kế hoạch kinh doanh, được kết nối thủ công hoặc tự động với các module khác của hệ thống quản trị chiến lược, chẳng hạn như ngân sách và báo cáo. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể chỉ định ngân sách cho các hoạt động, kiểm tra chi phí và các khoản thu nằm trong kế hoạch, và đảm bảo rằng kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu của công ty. 

quản trị chiến lược

Tăng cường thông tin phản hồi về chiến lược kinh doanh và học tập

Một hệ thống quản lý chiến lược hiệu quả cần có khả năng nhập các kết quả trực tiếp từ các hệ thống hỗ trợ như các dữ liệu giao dịch hiện có, kho dữ liệu. Một loạt các báo cáo sau đó sẽ được tự động tạo sẵn, giúp doanh nghiệp xác định xem kế hoạch chiến lược có đang hoạt động tốt hay không. Các báo cáo này linh hoạt ở chỗ chúng có thể được tùy chỉnh bởi người sử dụng và cho phép các thước đo được báo cáo theo các khía cạnh của thẻ điểm cân bằng cũng như báo cáo dực theo vai trò. Một hệ thống quản lý chiến lược lý tưởng có thể:

  • Báo cáo kết quả: cho thấy mối quan hệ giữa các hoạt động và kết quả
  • Báo cáo xu hướng: để xem xét liệu kết quả cụ thể của một hoạt động là tốt hơn hoặc tồi tệ hơn so với giai đoạn trước đó và ai là người chịu trách nhiệm cho hoạt động này
  • Báo cáo trách nhiệm: hiển thị tất cả các trách nhiệm chiến lược của một người và hiệu suất của người đó cho các mục tiêu kinh doanh liên quan
  • Báo cáo đóng góp của từng đơn vị: để xem xét ảnh hưởng và đóng góp của mỗi đơn vị kinh doanh vào tổng thẻ điểm cân bằng ở từng khía cạnh
  • Báo cáo phát sinh

Cuối cùng, hệ thống quản trị chiến lược cần phải linh hoạt và cho phép các doanh nghiệp để tiếp cận, sử dụng thẻ điểm cân bằng theo nhiều hướng khác nhau.

Chúng tôi đã đi đến cuối của loạt bài này. Để đọc thêm ví dụ chi tiết về cách thức một hệ thống quản lý doanh nghiệp hiệu quả có thể giúp bạn thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi, tải về tài liệu "Addressing strategy management and the balanced scorecard".

Tải tài liệu "Addressing strategy management  and the balanced scorecard"

Chủ đề: Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us