<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Thách thức và cơ hội đối với ngành công nghiệp sản xuất

Đăng bởi Minh Nguyen Quang vào

"Thay đổi bắt nguồn từ sự thấu hiểu bản thân"
Ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo đang đối mặt với môi trường kinh doanh rạn vỡ và đầy biến động hơn bao giờ hết. Thay đổi hay chấp nhận ra đi là sự lựa chọn duy nhất đối với các doanh nghiệp trong thời điểm này. Nhưng thay đổi bắt đầu từ đâu? Chúng tôi cho rằng thay đổi phải xuất phát từ việc hiểu rõ môi trường kinh doanh bên ngoài và cách thức hoạt động và điều hành bên trong mỗi doanh nghiệp. Trong bài này chúng tôi sẽ nêu lên những thách thức mới đối với ngành sản xuất và chế tạo và giải pháp mà công nghệ BI  có thể giải quyết vấn đề trên.

 

"Thay đổi bắt nguồn từ việc thấu hiểu bản thân"

Ngành sản xuất chế tạo có lẽ là một trong những ngành công nghiệp có hệ thống hoạt động và quản lý sản xuất cồng kềnh và phức tạp nhất thế giới. Để tối đa lợi nhuận nhiều công ty tìm cách đơn giản hóa hệ thống quản lý quy trình sản xuất, hoặc thay thế bằng hệ thống quản lý thông minh hơn. Bằng cách này các công ty có thể hạn chế sản xuất dư thừa, giảm thiểu số lượng hàng tồn kho, và tiết kiệm thời gian. Nói tóm lại điều mà các công ty cần làm để tăng lợi nhuận là một giải pháp công nghệ cung cấp những thông tin giá trị về hoạt động của hệ thống và quy trình. Từ cơ sở quan trọng này các công ty có thể đạt được những mục tiêu trên.

Những thách thức mới đối với các doanh nghiệp sản xuất          

  • Sự phức tạp của hệ thống cung ứng và khách hàng.
  • Làm thế nào để giảm giá thành sản xuất.
  • Quản lý chi phí giám sát các sản phẩm được gia công bên ngoài.
  • Cần có một hệ thống giám sát chất lượng của dịch vụ sau giao dịch như:lắp đặt, bảo dưỡng, thay thế và cập nhật.
  • Đối phó với việc giảm lợi nhuận và sản xuất quá chỉ tiêu.
  • Dùng công nghệ thông tin để quản lý các chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp và phân phối, và khách hàng để tăng tính hiệu quả hoạt động và giảm chi phí quản lý hàng hóa.

Nhu cầu đối với các giải pháp BI của các công ty sản xuất

  • Nhu cầu đối với việc quản lý và tối ưu dữ liệu doanh nghiệp: sử dụng các cơ sở dữ liệu lớn và đưa ra thông tin quan trọng giúp cải thiện hoạt động của công ty.
  • Giám sát khối lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau như: từ nhà cung ứng và nhà phân phối, khách hàng, và các cơ sở dữ liệu từ hàng hóa.
  • Cải thiện hệ thống vận hành và giảm chi phí sản xuất bằng cách phân tích lợi nhuận và thua lỗ, bao gồm phân tích  doanh số bán ra, nguyên liệu thô, và hiệu quả chi phí của các nhà phân phối khác nhau.

BI và vài trò đối với các công ty sản xuất

Quản trị tài chính

  • Để tăng lợi nhuận một nhà sản xuất phải tập trung vào hai việc, một là tìm cách gia tăng lợi nhuận từ doanh số bán ra và hai là tìm cách giảm chi phí sản xuất.
  • Phân tích thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra mục tiêu của hiệu quả công việc và tạo ra các mô hình tài chính thông minh.
  • Phát triển ngân sách bao gồm các mặt sản xuất, vận hành, bán hàng, và các chỉ số tài chính cho một kế hoạch và dự báo tài chính hiệu quả.

Quản trị hàng hóa

  • Tài sản lớn nhất đối với một nhà sản xuất là hàng hóa thành phẩm chờ bán, tài sản lớn thứ hai là các linh, phụ kiện thay thế. Vì thế phân tích hàng hóa trong kho là một trong những việc cần thiết để quản lý chi phí.
  • Giám sát sử dụng hàng hóa về không gian và thời gian, theo dõi chi phí quản lý hàng hóa.
  • Phân tích thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra mục tiêu của hiệu quả công việc và tạo ra các mô hình tài chính thông minh
  • Phát triển ngân sách bao gồm các mặt sản xuất, vận hành, bán hàng, và các chỉ số tài chính cho một kế hoạch và dự báo tài chính hiệu quả.

Quản lý chuỗi cung ứng

  • Giúp nhà cung cấp cải thiện dịch vụ bằng cách góp ý về các dịch vụ của họ.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp theo từng ngày để có giá tốt hơn, đảm bảo thời gian giao hàng và duy trì tiêu chuẩn chất lượng.
  • Nhận diện những thay đổi trong cán cân cung và cầu, và theo dõi chi phí vận chuyển.

Quản lý chi phí                                                                                                         

  • Cho phép phân tích chi phí một cách chi tiết các góc độ khác nhau để doanh nghiệp có kiểm soát chi phí của vật liệu và sản xuất. 
  • Các công ty có thể giảm các phụ phí bằng cách phân tích và giám sát một cách hiệu quả các hoạt động và nhận diện các dây chuyền có thể được liên kết thành một hệ thống liên hoàn.

Kết luận

Ngành công nghiệp sản xuất đang đối diện với những thay đổi lớn. Toàn cầu hóa, công nghệ mới, và môi trường cạnh tranh khốc liệt là một trong những lý do đằng sau nó. Các công ty đang tìm kiếm các giải pháp để tối ưu hóa các quy trình phức tạp, giảm chi phí và làm chủ quy trình của mình hơn. Thông tin luôn là chìa khóa đối với mọi vấn đề. Giá trị lớn nhất của Business Intelligence đó là khả năng cho phép các nhà quản lý nắm rõ mọi thông tin về quy trình hoạt động của mình để từ đó họ có thể giúp doanh nghiệp của mình cải thiện và phát triển.

Tải ngay tài liệu "Từ bị động sang chủ động ý nghĩa của Thấu hiểu kinh doanh (BI) hiện nay"

Tu bi dong sang chu dong y nghia cua Thau hieu kinh doanh (Business Intelligence) today

Chủ đề: Hiệu suất doanh nghiệp, Quản lý tài chính, ERP

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us