<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

5 cấp độ để xây dựng nền tảng cộng tác hiệu quả với social ERP (phần 2)

Đăng bởi Thai Pham vào

Theo SIG (2014), các nhà phân tích dự đoán rằng mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong hệ thống ERP sau này. Áp dụng xã hội hóa có thể giúp cải thiện sự linh hoạt của doanh nghiệp và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp mang sức mạnh của back office đến front office, giúp cộng tác với khách hàng, và phát triển.

Tuy nhiên, vì công việc sản xuất yêu cầu làm việc nhóm và cá nhân rất nhiều, vì vậy nhu cầu cộng tác trong doanh nghiệp ngày càng cao hơn, và social ERP là một trong những giải pháp.

Trong bài viết trước, chúng tôi đã thảo luận về 2 trong số 5 cấp độ cộng tác mà doanh nghiệp sản xuất cần trải qua để có được tất cả lợi ích nhờ vào hệ thống social ERP. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn về 3 cấp độ cộng tác còn lại để giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất hoạt động.

3.      Sự cộng tác trong thiết kế và cấu trúc.

Thiết kế, theo chúng ta biết, là một quy trình bắt buộc giúp doanh nghiệp sản xuất tốt hơn vì người tiêu dùng và là một quy trình không thể thiếu trong sản xuất. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất gặp phải khó khăn trong việc quản lý và chia sẻ các thông tin về thiết kế với cổ đông chính. Vấn đề này đặc biệt khó giải quyết trong trường hợp nhóm thiết kế và sản xuất là hai nhóm riêng lẻ, hoặc outsource sản xuất hay chuỗi cung ứng bao gồm nhiều nhà cung ứng. Mặc dù vài doanh nghiệp có hệ thống quản lý dữ liệu để kiểm soát tình hình, nhưng thông tin thiết kế vẫn bị phân chia giữa nhiều hệ thống khác nhau trong doanh nghiệp. Điều này gây ra rắc rối cho nhà sản xuất vì họ không có được thông tin thiết kế đúng lúc, kết quả là làm chậm trễ cả quy trình sản xuất và giảm sút lợi nhuận.

Vì vậy, sự cộng tác giữa thiết kế và cấu trúc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trường hợp này. Nó giúp doanh nghiệp cải thiện và thống nhất quy trình xuyên suốt quá trình sản xuất rời rạc để hỗ trợ sự phát triển sản phẩm, từ khi chỉ là bản vẽ trên giấy cho đến khi được tung ra thị trường.

Một giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) tích hợp trong hệ thống social ERP có thể giúp doanh nghiệp đạt được điều này. Nó hoạt động như một công cụ kết nối tất cả các hoạt động, từ thiết kế đến sản xuất. Bạn sẽ có được tầm nhìn về tương lai cũng như sâu rộng về sản phẩm, để có thể quản lý toàn bộ quy trình thiết kế đến sản xuất một cách hiệu quả và tiết kiệm.

4.      Sự công tác giữa nhà cung cấp và khách hàng

Khi một doanh nghiệp làm việc với nhà cung cấp, họ phải đưa ra một số quyền kiểm soát quy trình của mình cho đối tác. Nhà cung cấp có thể là doanh nghiệp cung cấp vật tự hoặc là nhà sản xuất của một sản phẩm nào đó, bên môi giới được phép quản lý số lượng hàng nhập vào hay thậm chí là một bên cố vấn cung cấp chỉ dẫn sản xuất hàng hóa. Trong tất cả các trường hợp, nhà cung cấp nào cũng đều đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Mặt khác, khách hàng có thể được xem là đối tượng định hướng sản xuất, vì nhà sản xuất cho ra sản phẩm dựa trên nhu cầu dự đoán từ khách hàng, và xu hướng khách hàng đối với những sản phẩm theo mùa. Với thông tin chính xác về khách hàng được chuyển tải vào đúng thời điểm, các nhà lãnh đạo sản xuất có thể đưa ra quyết định chính xác và đúng lúc nhất.

describe the image

Các giải pháp ERP tân tiến sẽ cung cấp hệ thống tự quản lý trên web cho nhà cung cấp và trao cho nhà sản xuất và cung ứng khả năng xác định tiến độ hiện tại của quy trình sản xuất so với mục tiêu chung, và từ đó, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Hơn nữa, nhà sản xuất và cung ứng có thể làm việc như một nhóm để phục vụ khách hàng tốt hơn.

5.      Cộng tác báo cáo và phân tích

Sau khi đưa ra quyết định, bạn cần phải xây dựng chiến lược từ nó, trong khi phải đào sâu vào một lượng lớn để tìm ra thông tin hợp lý, từ đó có được góc nhìn đa phương diện để thấu hiểu sâu sắc về quy trình kinh doanh của công ty. Nếu không có một mô hình hoạt động chính xác và hợp nhất, nhà sản xuất sẽ dễ bị tiêu nhiều thời gian vào việc ra quyết định hơn, đó là chưa tính đến những hoạt động theo sau đó.

Giải pháp BI sẽ giúp bạn kết hợp những thông tin kết hợp với nội dung và cung cấp báo cáo được tùy chỉnh để việc phân tích được dễ dàng hơn. BI cũng giúp cho việc trình bày thông tin được thân thiện và linh hoạt, từ đó nhà sản xuất có thể dễ dàng lấy được thông tin chính xác và tạo báo cáo chuyên sâu và đáng giá hơn.

Cộng tác sản xuất: hợp tất cả làm một

Cộng tác đem đến sự linh hoạt và lợi ích không ngờ đến các lĩnh vực như R&D, sản xuất, dịch vụ khách hàng và bán hàng vào thế giới sản xuất nhiều hơn cả. Với sự cộng tác, những tài nguyên phân tán từ nhân lực và hệ thống như hiệu suất cá nhân, hệ thống thông tin, khách hàng, nhà cung cấp, đến những công cụ thông tin như báo cáo, phân tích số liệu, mẫu thiết kế và sản xuất, sẽ làm việc như một thể hợp nhất và giúp bạn có được sức mạnh tổng thể để vượt qua khó khăn trong thị trường hiện nay.

 

Đây là bài viết cuối cùng trong chuỗi bài viết "5 cấp độ cộng tác trong sản xuất". Tìm hiểu chi tiết hơn tại tài liệu đầy đủ của chúng tôi ngay hôm nay!

Năm cấp độ cộng tác trong ngành sản xuất, ERP

Chủ đề: Quản lý tài chính, Giải pháp quản lý doanh nghiệp, ERP

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us