<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Kế toán cao bồi – không biên giới luật định

Đăng bởi Gary Cokins vào

Bạn có thể tưởng tượng ra được những người kế toán giống như các cao bồi miền Tây hoang dã của nước Mỹ vào những năm 1800 không? Tôi thì có thể. Và họ cũng rất nguy hiểm.

 managerial accountant

Thay vì nhét súng vào đai thắt lưng thì các kế toán cao bồi sẽ mang theo một chiếc điện thoại thông minh. Sợi dây bò dùng để bắt những con bê đang chạy sẽ được thay bằng cuốn hướng dẫn kiểm soát kiểm toán. Một kế toán cao bồi rất muốn dùng những cây sắt nung đỏ để đánh dấu hết những người quản lý đang lạm dụng quá mức ngân sách hàng năm của bộ phận, nhưng họ sẽ chỉ nhớ xem những người kia là ai để làm phiền họ sau này. Các kế toán cũng đi những đôi giày mũi nhọn sáng bóng như cao bồi đi những đôi ủng. 

Tại sao tôi lại đùa cợt và so sánh ẩn dụ những người kế toán với các chàng cao bồi? Đó là bởi vì cái cách mà họ hoạt động ngày nay, không có bất kỳ ranh giới luật pháp nào, chẳng khác gì miền Tây hoang dã. Nói một cách rõ ràng hơn, tôi không đang đề cập đến những kế toán viên xử lý kế toán tài chính hay kế toán thuế từ bên ngoài. Đối với 2 ngành cụ thể này thì lại có rất nhiều luật định để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, các ngân hàng và các cơ quan chính phủ. Ở đây, tôi đề cập đến vùng biên giới vô luật của ngành kế toán quản trị nội bộ dùng để phân tích và đưa ra quyết định mang tính nội bộ.

 

Không có luật. Không tù tội.

Khi kế toán mắc sai sót trong số liệu tài chính, họ có thể sẽ phải ngồi tù! Hãy nghĩ về vụ Enron. Tuy nhiên, nếu họ mắc sai sót trong số liệu quản lý tài chính nội bộ, họ lại không phải vào tù. Nhờ đó, họ có thể thả lỏng hơn và chỉ bỏ vừa đủ công sức vào tính toán và báo cáo chi phí cũng như lợi nhuận, đủ để họ cảm thấy xứng đáng với nỗ lực làm việc của mình. 

Nhưng trong đó cũng tồn tại một vấn đề. Một vài kế toán viên rất lười biếng. Sự lười biếng mà tôi nói tới ở đây không phải là về thời gian làm việc dài hàng giờ đồng hồ - vì hầu hết các kế toán đều phải làm việc như vậy. Sự lười biếng mà tôi muốn nói đến chính là các kế toán chỉ làm vừa đủ công việc mà họ cảm thấy là thoải mái và thuận tiện cho bản thân, chứ không phải vì lợi ích của ai mà họ phục vụ – những người sử dụng thông tin. 

managerial accounting

Thông thường thì các kế toán là người giữ vai trò xác định những gì cấu thành nên các thông tin chi phí hữu ích. Người dử dụng, ví dụ như trong cơ chế hoạt động hay tiếp thị, thường ít khi có tiếng nói trong vấn đề này. Hãy lưu ý rằng từ tôi dùng là “thông tin,” chứ không chỉ đơn thuần là “dữ liệu.” Một định nghĩa đơn giản là, thông tin là một sự chuyển đổi các dữ liệu giao dịch thô (ví dụ như, từ một hệ thống mua bán hay biên chế lương) sang một cái gì đó có ý nghĩa hơn. Chi phí sản xuất một sản phẩm và tổng tỷ suất lợi nhuận cũng là một ví dụ của “thông tin.” Các chi phí đầu vào, chẳng hạn như tiền lương hay vật liệu, là dữ liệu được các kế toán chuyển đổi sang chi phí đầu ra.

 

Ai có quyền quyết định điều gì là đúng?

Một vấn đề phức tạp của kế toán quản trị nơi miền Tây hoang dã của chúng ta đó là có quá ít, hay thậm chí là không có các tiêu chuẩn để làm theo. Về sự tuân thủ bên ngoài của mặt kế toán tài chính có rất nhiều luật lệ, bao gồm những tiêu chuẩn của Hoa Kỳ lập nên bởi Ban Tiêu Chuẩn Tài Chính Kế Toán (FASB) hay các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Các cơ quan thuế cũng có hàng ngàn luật lệ, nguyên tắc khác. 

Ngược lại, các nhân viên kế toán quản trị được tự do làm việc và ấn định các hoạt động kế toán quản trị riêng cho công ty của họ. Nếu họ muốn phân bổ chi phí chung và gián tiếp (thường được gọi là “tổng phí”) để tính ra chi phí dựa trên một yếu tố trung bình duy nhất, không có liên hệ nguyên nhân-kết quả đến sản phẩm (ví dụ, số lượng đơn vị hàng được sản xuất, giờ công lao động trực tiếp), họ hoàn toàn có thể. Không ai có thể ngăn họ lại dẫu cho trên thực tế, kết quả sẽ có nhiều thiếu sót và sẽ gây hiểu nhầm đến sản phẩm có chi phí quá cao hay quá thấp.Tất nhiên, những người sử dụng có thể phàn nàn. Những người này là những người có khả năng phát hiện ra rằng có rất nhiều cách thiết thực để theo dõi và chỉ định các phần khác nhau của lượng tiêu thụ chi phí gián tiếp bằng cách sử dụng các số lượng yếu tố nhân-quả. (Đó là, dùng các nguyên tắc tính toán chi phí dựa trên hoạt động Activity-based costing [ABC].)

 

Sự đối đầu trong các phương pháp tính chi phí

Nếu bạn tin rằng có rất nhiều điểm khác biệt nảy lửa trong nền chính trị Hoa Kỳ giữa Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ hay giữa các đảng phái khác nhau ở Trung Đông, bạn nên xem qua những cuộc cãi vã cay độc trong các nhóm thảo luận về kế toán trên LinkedIn.com. 

Có những nhóm kế toán gần như sẽ gây ra một cuộc đánh đấm nếu nắm đấm của họ đi xuyên qua được đường truyền Internet. Ví dụ như, có một số người cuồng tín đến từ cộng đồng kế toán tinh giản và lý thuyết sự hạn chế của kế toán hiệu suất đầu vào (throughput accounting , tin rằng mọi con số tính toán chi phí đều là vô dụng và lãng phí thời gian. Họ coi thường cộng đồng tính toán chi phí dựa trên hoạt động. Và ngay cả trong cộng đồng ABC cũng có những sự cạnh tranh giữa những người ủng hộ “phương pháp thúc đẩy” dựa trên mức tiêu thụ tính theo tỷ lệ đơn vị hàng hóa và những người theo chủ trương “phương pháp kéo” dựa trên chi phí trong khoảng thời gian hoạt động (TDABC).

Bạn còn muốn thêm nhiều sự đối đầu và phức tạp trong kế toán? Phương pháp kế toán quản trị nào trong số những cách dưới đây là thích hợp để doanh nghiệp/tổ chức của bạn cung cấp được thông tin tốt nhất cho người sử dụng? Chi phí tiêu chuẩn, kế toán dự án, chi phí theo công việc, giá trị kinh tế gia tăng (EVA), chi phí dựa trên hoạt động (ABC), chi phí chuỗi cung ứng, chi phí mục tiêu, chi phí kaizen, kế toán tinh giản, chi phí vòng đời, chi phí quá trình, chi phí dựa trên thời gian hoạt động (TDABC), kế toán tiêu thụ tài nguyên (RCA), hoặc kế toán hiệu suất đầu vào?

Nhiều người làm kế toán chi phí thậm chí còn không có một câu trả lời chắc chắn.

 

Lực lượng đặc nhiệm của hiệp hội kế toán trên đường giải cứu

May mắn là có một số hiệp hội kế toán chuyên nghiệp đang bắt đầu nhìn nhận ra vấn đề và lấp đầy lỗ hổng của hoạt động kế toán quản trị từ những nguyên tắc được quy định. 

Vào tháng 7 năm 2009, Ủy ban Kế toán Chuyên nghiệp trong Doanh nghiệp, thuộc Liên đoàn Kế toán Quốc Tế đã xuất bản cuốn “Đánh giá và Cải thiện Chi phí trong Doanh nghiệp.” Một lực lượng đặc nhiệm của Viện Kế toán Quản trị mới đây cũng vừa cho phát hành cuốn “Khung Khái niệm về Chi phí Quản trị.” Tôi rất vinh dự khi được đóng góp vào 2 tài liệu này. Tài liệu thứ 2 đã xác định và đưa ra định nghĩa cụ thể về 12 nguyên tắc mà nếu tuân thủ theo, người dử dụng của một doanh nghiệp sẽ cảm thấy yên tâm hơn rằng họ đang nhận được những thông tin kế toán quản trị có giá trị cao.

Vậy nên, với những kế toán cao bồi, những người đang hoạt động không ranh giới luật lệ, bạn có thể sẽ phát hiện ra một cảnh sát trưởng mới trong thị trấn. Bạn có thể sẽ không thể trốn tránh và rũ bỏ trách nhiệm với những bản báo cáo đầy sai sót và thông tin sai lệch đưa đến cho người sử dụng, đồng thời vi phạm các nguyên tắc chi phí toàn cầu. (Bây giờ, điều mà ngành kế toán cần là thực thi luật lệ cho kế toán quản trị, nhưng đấy lại là một chủ đề nâng cao hơn cho một bài viết khác.)

Tác giả: Gary Cokins

                                                            ***

Đôi nét về tác giả

Gary Cokins là một chuyên gia được công nhận khắp thế giới, một diễn giả, và một tác giả chuyên viết về quản lý chi phí cao cấp cũng như các hệ thống cải thiện hiệu suất công việc. Ông là người sáng lập ra Quản lý hoạt động dựa trên phân tích (Analytics-Based Performance Management), một công ty tư vấn đặt tại Cary, North Carolina (website www.garycokins.com). Gary tốt nghiệp với bằng cử nhân khoa học danh dự, chuyên ngành Kỹ Thuật Công Nghiệp/Nghiên Cứu Hoạt Động tại trường đại học Cornell năm 1971. Ông nhận bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) từ trường Kellogg School of Management trực thuộc đại học Northwestern năm 1974.

Gary bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò nhà hoạch định chiến lược tại công ty FMC’s Link-Belt Division và sau đó đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Tài Chính và Giám Đốc Điều Hành. Năm 1981, Gary bắt đầu công việc tư vấn quản lý lần đầu tiên với Deloitte Consulting. Sau đó là KPMG (1988), nơi mà ông đã được 2 giáo sư của Harvard (chuyên ngành kinh doanh), Robert S. Kaplan và Robin Cooper đào tạo cho chương trình ABC; và vào năm 1992, Gary trở thành người đứng đầu của Dịch vụ Tư vấn quản lý chi phí quốc gia của Electronic Data Systems (EDS), nay đã trở thành một phần của công ty điện tử HP. Từ năm 1997 đến nay, Gary phát triển kinh doanh với SAS, nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực quản lý và phân tích hoạt động doanh nghiệp cũng như các phần mềm thông minh.

 

Chủ đề: Quản lý tài chính

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi