<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

10 bước để kết hợp quản lý hiệu suất (PM) và BI cho doanh nghiệp trong thế kỷ 21 (Phần 2)

Đăng bởi An Le vào

Để có thể đưa ra được quyết định sáng suốt nhất cho doanh nghiệp, các nhà quản lý và giám đốc điều hành phải luôn đảm bảo rằng tất cả các quy trình kinh doanh của họ đều được hỗ trợ bằng hệ thống thông tin chủ động và hữu dụng nhất. Hệ thống Business Intelligence (BI) là một trong những công nghệ chủ lực có thể giúp các doanh nghiệp thành công trong việc nắm bắt thông tin và biến chúng thành các kế hoạch chiến lược của công ty. Trong bài blog trước, chúng ta đã thảo luận về 5 bước đầu tiên để giúp doanh nghiệp có thể kết hợp hài hòa giữa BI và PM, và tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn. 5 bước tiếp theo được trình bày sau đây  sẽ giúp giải quyết các nhu cầu của tổ chức cũng như những thách thức trong việc sử dụng BI và PM theo hướng đi đúng đắn.

 10 bước để kết hợp quản lý hiệu suất (PM) và BI cho doanh nghiệp trong thế kỷ 21 (Phần 2)

6. Xác định các loại dữ liệu bạn cần truy cập và phân tích

Đa số tổ chức đều đồng ý rằng việc ủy quyền truy cập vào hệ thống dữ liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau là cực kì quan trọng trong việc cung cấp chính xác các công cụ BI cần thiết. Các loại dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như dữ liệu tài chính và dữ liệu khách hàng có ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp trong việc xác định những công cụ BI mà họ sẽ chọn lựa. Thêm vào đó, nhu cầu truy cập dữ liệu từ các bảng tính hoặc dữ liệu giao dịch từ hệ thống doanh nghiệp như CRM hay ERP cũng là một yếu tố không thể thiếu giúp xác định được các công cụ BI và hệ thống cần thiết. Do đó, để áp dụng BI vào PM một cách tốt nhất, các doanh nghiệp nên xác định các loại và nguồn dữ liệu mà họ sử dụng thường xuyên nhất và đánh giá các công cụ dựa trên các nguồn này.

7. Áp dụng hoặc mở rộng các chỉ số (metrics) cho PM

Để phát triển quản lý hiệu suất tốt, các nhà quản lý phải có khả năng đo lường và theo dõi hiệu suất thực tế dựa trên các số liệu dự báo một cách chính xác. Do đó, bạn nên có một bộ chuẩn mực cho các chỉ số để có thể xác định những chỉ số phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp. Giám sát hiệu quả hoạt động và các quy trình sử dụng chỉ số có thể đóng góp rất nhiều vào việc cải thiện tổ chức. Xác định các quy trình và nhân viên có khả năng sẽ làm việc tốt hơn sau khi áp dụng các chỉ số để đánh giá mức độ hiệu quả của, sau đó triển khai hệ thống BI phù hợp để quản lý các chỉ số đó.

8. Xử lý các rào cản trong tổ chức để nâng cao hiệu quả của BI và PM

Mặc dù các doanh nghiệp đều nhận thấy được nhu cầu cải thiện và phát triển quy trình kinh doanh của họ theo từng ngày, họ vẫn phải đối mặt với những rào cản nhất định. Trở ngại nặng nề nhất là sự thiếu hụt nguồn lực và ngân sách, tiếp theo đó là thiếu nhận thức và thiếu sự hỗ trợ khi thực hành. Để khắc phục điều này, bạn nên tổ chức một cuộc họp và thảo luận về những rào cản mà tổ chức của bạn còn đang gặp phải, và chọn ra biện pháp tốt nhất để ứng dụng BI vào doanh nghiệp trong khi vẫn kiểm soát được chi phí hoạt động. (Xem thêm bài viết trước “5 cách cải thiện các giải pháp BI cho doanh nghiệp” để biết thêm thông tin)

9. Tìm hiểu các phương pháp thay thế để triển khai phần mềm

Bên cạnh việc lựa chọn các công cụ BI phù hợp và tối ưu hóa chúng bằng cách sử dụng các phương pháp kỹ thuật khác nhau để giảm chi phí, các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn giữa lưu trữ phần mềm được quản lý từ xa, hoặc thuê phần mềm theo nhu cầu. Điều này giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí của việc thực hiện và cả nguồn nhân lực cho việc triển khai hệ thống BI tại chỗ. Như vậy, các tùy chọn này có thể giúp bạn vượt qua các rào cản như thiếu hụt nguồn lực hoặc thiếu sự hỗ trợ khi thực hiện. Tuy nhiên, bạn sẽ dựa vào các nhà cung cấp bên ngoài trong việc ứng dụng BI; nhưng dĩ nhiên là doanh nghiệp nên xem xét cả hai phương pháp khi lựa chọn để có thể đưa ra giải pháp tối ưu.

10. Kiểm tra phần mềm sẽ được triển khai trên nhiều vai trò trong doanh nghiệp

Các quản lý luôn là những người quyết đoán nhất trong việc lập kế hoạch, đánh giá sản phẩm và hệ thống quản lý mới, do vai trò quyết định của họ trong tổ chức. Việc đánh giá phải được căn cứ vào các tiêu chuẩn thực tế và quan trọng : khả năng áp dụng – liệu phần mềm có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh hay không, chức năng – khả năng tiềm tàng của phần mềm.

Bằng cách xem xét chiều sâu của các yêu cầu ứng dụng từ phần mềm để hỗ trợ BI và PM, bạn sẽ rút ra được các tiêu chí để đánh giá sản phẩm và các nhà cung cấp để chứng minh khả năng sử dụng và sự phù hợp của sản phẩm của họ tới quy trình ứng dụng của doanh nghiệp bạn.

 ***

Để cho việc sử dụng BI vào PM hiệu quả, các tổ chức nên xem xét mức độ trưởng thành hiện tại của doanh nghiệp, nhu cầu hiện tại của tổ chức về BI, các loại dữ liệu và nguồn cần thiết cho hệ thống cũng như những tính năng của các công cụ BI hiện có để tìm ra nhu cầu thực sự của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp chính xác và hiệu quả nhất.

Về tác giả

Ventana Research là công ty nghiên cứu và dịch vụ tư vấn công nghệ kinh doanh chuẩn xác nhất và được tôn trọng nhất. Ventana Research cung cấp các phân tích toàn diện nhất với độ bao phủ trong toàn ngành công nghiệp. Họ cung cấp giáo dục và chuyên môn cho các khách hàng để làm tăng giá trị thu được từ việc đầu tư vào công nghệ trong khi giảm thời gian, chi phí và rủi ro. Bạn có thể tiếp cận họ thông qua blog và phương tiện truyền thông xã hội trên TwitterFacebookLinkedIn and Google+.

Bạn thích bài viết này?  Đăng ký vào blog của chúng tôi để nhận bài viết hàng tuần

Chủ đề: Business Intelligence

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us