<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

7 "thảm họa" tài chính do sai sót khi sử dụng Excel (Phần 2)

Đăng bởi Thai Pham vào

Trong bài viết trước, chúng ta đã điểm qua 3 “thảm họa” tài chính gây ra bởi sai sót trong quá trình sử dụng Excel. Bài viết hôm nay sẽ nói về 4 trường hợp còn lại.

7 "thảm họa" tài chính do sai sót khi sử dụng Excel (P.2)

Giới học thuật cũng là nạn nhân

Giới học thuật cũng có thể trở thành nạn nhân của Excel. Trường hợp tiêu biểu nhất là một công trình nghiên cứu nổi tiếng của 2 giáo sư hàng đầu tại Đại học Havard.

Báo cáo với tiêu đề “Growth in a time of debt” (“Tăng trưởng trong kỷ nguyên nợ công”) được công bố lần đầu vào năm 2010 và đã gây tiếng vang lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang vật lộn với suy thoái. Hai đồng tác giả đều là những tên tuổi lớn: giáo sư Carmen Reinhart và Ken Rogoff, nguyên kinh tế trưởng của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế).

Theo kết quả của nghiên cứu này những quốc gia có nợ công lớn hơn 90% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất chậm. Kết luận này đã được nhiều chính khách và nhà làm chính sách trên thế giới sử dụng để đề xuất các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Tuy nhiên, một sinh viên đại học khi tham khảo file số liệu của nghiên cứu này đã vô tình phát hiện ra lỗi nghiêm trọng. Khi tính tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của 20 quốc gia trong nghiên cứu, các tác giả đã vô tình “bỏ quên” số liệu của 5 quốc gia nằm ở 5 dòng cuối cùng trong công thức Excel.

Đọc thêm: Đã đến lúc thay Excel bằng EPM (phần mềm quản lí hiệu suất)

Theo các tác giả thì lỗi này không làm thay đổi kết luận cuối cùng, nhưng nó cho thấy mối liên hệ giữa mức nợ công cao và tốc độ tăng trưởng trì trệ không còn rõ nét như trong kết quả ban đầu.

Sai lầm khách quan trị giá 1.1 tỷ USD

Trong năm 2003, Fannie Mae, một công ty cung cấp dịch vụ mua nhà trả góp tại Mỹ, phát hiện ra một lỗi trong quá trình tính cổ tức lên đến 1,136 tỷ USD, và được các lãnh đạo của công ty mô tả là một “lỗi khách quan khi sử dụng bảng tính Excel do việc áp dụng chuẩn kế toán mới.”

Đọc thêm: Dana-Farber cắt giảm 40% thời gian lập ngân sách như thế nào?

Lỗi tính trợ cấp thôi việc 9 triệu USD của Kodak

Eastman Kodak Company vào năm 2005 đã phải điều chỉnh bổ sung thêm 9 triệu USD vào khoản lỗ của quý 3 do một lỗi trong bảng tính Excel. Khoản lỗ sau khi điều chỉnh là 1,038 tỷ USD.

Theo Robert Brust, CFO của Kodak, lỗi này do một nhân viên gây ra khi người này tính toán chi phí trợ cấp thôi việc. Kodak đã phải cắt giảm 15.000 việc làm trong năm đó khi hãng này đang phải vật lộn với quá trình tái cấu trúc để thích nghi với sự phổ biến của máy ảnh kỹ thuật số.

Theo ông Brust thì sai sót này chỉ bắt nguồn từ một file Excel duy nhất và là một vấn đề trọng yếu, cho thấy lỗ hổng trong quy trình kiểm soát nội bộ.

Đọc thêm: Vì sao không nên kiểm soát quá chặt chi phí quản lý doanh nghiệp (GA)?

Thảm họa giao dịch tài chính London Whale

Sai lầm tốn kém và đình đám nhất do lỗi Excel góp phần gây ra có lẽ là vụ JPMorgan Chase thiệt hại hơn 6,2 tỷ USD trong quá trình giao dịch tài chính vào năm 2012. Ngân hàng này còn phải gánh các khoản tiền phạt hơn 1 tỷ USD.

Chi nhánh London của Văn phòng đầu tư (Chief Investment Office - CIO) trực thuộc JPMorgan Chase vào thời điểm đó đã thực hiện một loạt giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh phức tạp và có độ rủi ro cao. Kết quả là số lỗ ngày càng tăng.

Một số quản lý cấp cao và trader của CIO ban đầu tìm cách che giấu mức độ trầm trọng của vấn đề, và sau đó cứu vãn tình thế bằng cách thực hiện những giao dịch với mức độ rủi ro thậm chí còn cao hơn trước.

Những cuộc điều tra sau đó phát hiện ra rằng các trader đã sử dụng 2 hệ thống sổ sách khác nhau. Và do đó 2 trader đã bị truy tố.

Một trong những yếu tố góp phần gây nên thảm họa này là một mô hình tính toán rủi ro mới mà CIO áp dụng. Mô hình này không chỉ chưa được kiểm định một cách đầy đủ mà còn được sử dụng thông qua một loạt file Excel và dựa vào thao tác Cắt – Dán thủ công. Mô hình này được cho là đã ước tính mức độ rủi ro chỉ bằng 1 nửa so với thực tế.

Đăng ký theo dõi Blog của chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những bài viết tương tự.

Bạn thích bài viết này?  Đăng ký vào blog của chúng tôi để nhận bài viết hàng tuần

Chủ đề: Quản lý tài chính

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi