<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Quản lý Hiệu suất Doanh nghiệp (EPM) là gì?

Đăng bởi Thai Pham vào

Quản Trị Hiệu Suất Doanh Nghiệp (Enterprise performance management - EPM) (không nên nhầm lẫn với Quản lý hiệu suất nhân viên - Employee performance management), đang ngày càng phổ biến nhờ vào những cải tiến công nghệ. Giải pháp này cung cấp các chức năng hiệu quả trong việc hợp nhất dữ liệu theo thời gian thực, phân tích dự đoán, các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây và nhất là, dễ sử dụng.

Các doanh nghiệp hiện nay đang phải xử lý nhiều luồng thông tin rời rạc khác nhau. Là một CFO, làm thế nào để bạn quản lý các dòng thông tin đến từ nhiều hệ thống? Làm thế nào để có thể kết nối việc ra quyết định với việc đánh giá rủi ro?

Đọc thêm: 7 "thảm họa" tài chính do sai sót khi sử dụng Excel

Quản trị hiệu suất (EPM) là gì?

Công dụng của Quản lý Hiệu suất Doanh nghiệp (EPM)

Hệ thống EPM hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn theo thời gian thực, chẳng hạn như hệ thống ERP của doanh nghiệp, các ứng dụng văn phòng, các nguồn dữ liệu bên ngoài, trên cơ bản là toàn bộ tổ chức. Sau đó EPM phân tích các dữ liệu này và biến chúng thành những thông tin thúc đẩy hành động.

Đọc thêm: Loại bỏ Excel trong kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách - Xu hướng hiện đại của các CFO

EPM được thiết kế để giúp doanh nghiệp liên kết các chiến lược với kế hoạch và triển khai. Một hệ thống EPM điển hình bao gồm các chức năng chính sau:

  • Lập ngân sách, lập kế hoạch tài chính và dự báo tình hình kinh doanh
  • Hợp nhất và khóa sổ kế toán định kỳ
  • Phân tích và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho cổ đông và các tổ chức bên ngoài

Mục đích của EPM là đảm bảo các mục tiêu mà tổ chức đã đề ra sẽ được hoàn thành, cũng như sẽ được phản ánh trong ngân sách và kế hoạch. Tuy nhiên, EPM cần được xem xét thường xuyên để đảm bảo phù hợp với tầm nhìn chung của tổ chức.

Quy trình EPM cũng bao gồm việc giám sát và quản lý các chỉ số đánh giá hiệu suất công việc (KPIs), để thông báo cho các nhà quản lý về những thay đổi bất ngờ, từ đó cho phép họ phản ứng nhanh chóng với những thay đổi đó.

EPM có giống với Quản lý Tài chính?

Dựa vào danh sách các chức năng của EPM đã được đề cập ở trên, một số người có thể cảm thấy khó phân biệt giữa EPM và một hệ thống quản lý tài chính thông thường.

Các tính năng của hai quá trình này có thể liên quan đến nhau nhưng sự khác biệt chủ yếu là EPM có khả năng cung cấp một tầm nhìn hướng-tới-tương-lai cho các nhà quản lý cấp cao (nhóm C-suite), cho phép dự báo và lập ngân sách trước 5 năm hoặc lâu hơn.

Khi được trang bị các phân tích dự đoán, bạn có thể xác định xu hướng, đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác bằng cách sử dụng dữ liệu được tích lũy từ các phòng ban khác nhau. EPM lưu trữ một phiên bản dữ liệu duy nhất, dễ hiểu và phản ánh thay đổi trong thời gian thực, tất cả nằm ngay trong tầm tay bạn.

Đọc thêm: Dana-Farber cắt giảm 40% thời gian lập ngân sách như thế nào?

Ngày càng có nhiều nhà cung cấp giải pháp quản lý hiệu suất doanh nghiệp tận dụng các tiến bộ công nghệ để cải tiến dịch vụ của mình. Các sản phẩm EPM hiện nay thậm chí còn dễ dùng hơn trước đây với dashboard tích hợp sẵn đồ thị, từ đó mở rộng khả năng truy cập dữ liệu ra bên ngoài bộ phận tài chính.

EPM có giống với Business Intelligence (BI)?

Như đã đề cập ở trên, hệ thống EPM thường được bộ phận tài chính sử dụng nhưng nó có khả năng mở rộng áp dụng trong quản lý doanh nghiệp.

Mặt khác, Business Intelligence (BI) chủ yếu được bộ phận CNTT dùng, là một nền tảng hoặc bộ công cụ phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin.

Đọc thêm: Business Interlligence là gì? Các thuật ngữ thông dụng tứ A đến Z

Dù vậy, BI đóng một vai trò quan trọng trong EPM vì nó cung cấp các chức năng phân tích và báo cáo hỗ trợ cho quá trình ra quyết định. Có được quyền truy cập vào một nhóm dữ liệu và chỉ lấy ra thứ có liên quan nhất không phải là chuyện dễ dàng. Như chúng ta đã nói trước đó, dữ liệu ngày nay rất khổng lồ, hỗn loạn, và khả năng xử lý khối lượng dữ liệu đáng kể này một cách nhanh chóng và hiệu quả có thể giúp tổ chức của bạn có một khởi đầu tốt hơn.

Một số sản phẩm hiện nay, ví dụ như Infor d/EPM (Infor Dynamic Enterprise Performance Management – Phần mềm Quản trị Hiệu suất Doanh nghiệp), đã tích hợp sẵn BI để giải quyết các vấn đề phức tạp thông qua phân tích đa chiều đến từ việc khai thác dữ liệu và phân tích dự đoán giả định với giao diện tương tự như Excel nhưng trên nền tảng web.

Độ tương thích của EPM với ERP

Việc các doanh nghiệp đầu tư vào một hệ thống “tất cả trong một” bao gồm cả tính năng kế toán cơ bản sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, EPM có thể là một công cụ bổ sung tuyệt vời cho hệ thống ERP hiện tại của doanh nghiệp vì nó lấy dữ liệu giao dịch từ hệ thống ERP và sử dụng chúng trong việc quản lý hiệu suất.

EPM có thể mang lại nhiều lợi ích kinh doanh nhưng không thể vận hành mà không có dữ liệu từ các nguồn bên ngoài để hỗ trợ. Phần mềm Excel thông thường có thể là cách hay được dùng để theo dõi tình hình tài chính của một tổ chức. Tuy nhiên, một giao diện trên nền tảng web cho phép bạn kiểm soát dữ liệu thông minh hơn, và khi BI được bổ sung, bạn sẽ có được lợi thế cạnh tranh..

Hệ thống EPM cung cấp một nền tảng tập trung có khả năng tăng hiệu suất, loại bỏ các lỗi từ việc chỉnh sửa bảng tính Excel và hỗ trợ nâng cao trách nhiệm giải trình trong toàn bộ tổ chức bằng cách sắp xếp các mục tiêu chiến lược cho mục tiêu tài chính, cung cấp những hiểu biết nội bộ sâu sắc về việc hoạt động.

EPM trên nền tảng cloud không những có đầy đủ các chức năng của hệ thống truyền thống, mà còn được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, do đó giảm đáng kể chi phí sở hữu, tăng tốc độ và sự nhanh nhạy, quan trọng nhất là tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức.

Đọc thêm: 3 lợi ích cho CFO từ công nghệ điện toán đám mây

Truy cập trang web của TRG để tìm hiểu thêm về những tính năng ưu việc của EPM hoặc yêu cầu một buổi demo miễn phí ngay hôm nay!

Yêu cầu demo Infor EPM

Chủ đề: Quản lý tài chính

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi