<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Văn hóa doanh nghiệp và Digital Transformation (P.2)

Đăng bởi Yen Phuong Nguyen vào

Digital transformation - cách mạng kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phổ biến nhưng đa số doanh nghiệp vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của quy trình. Nếu bạn quyết định triển khai số hóa và xây dựng văn hóa doanh nghiệp linh hoạt, bạn sẽ phải đối mặt với năm thử thách nhất định.

Đọc thêm: Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số (Phần 1)

Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số

Những thách thức trong việc tạo văn hóa kỹ thuật số linh hoạt

Tất cả các dự án đều phải đối mặt với thử thách, quá trình số hóa cũng không ngoại lệ. Trong phần trước, chúng tôi đã thảo luận về thử thách đầu tiên - sự hợp tác giữa con người và máy móc. Sau đây là bốn thách thức còn lại mà lãnh đạo sẽ phải đối mặt trong quá trình xây dựng một nền văn hóa kỹ thuật số linh hoạt.

Đối diện với nỗi sợ

Việc mọi người cảm thấy bị đe dọa, lo lắng hoặc thậm chí sợ hãi khi trải qua thay đổi dù lớn hay nhỏ là điều tự nhiên. Thông thường, phản ứng trước nỗi sợ đó có thể phân loại thành hai nhóm: (1) sợ và chống đối sự thay đổi, vì vậy, nhóm này thường có xu hướng làm việc kém hiệu quả; (2) đối diện với nỗi sợ, nắm bắt thay đổi, sẵn sàng trải nghiệm, vì vậy, nhóm này có khuynh hướng thích ứng nhanh chóng và phát triển mạnh hơn.

Để nắm bắt thay đổi và đối diện nỗi sợ:

  • Khuyến khích nhân viên bạn tự tin trải nghiệm, dù có làm đúng hay không, đây cũng là một cơ hội tốt để họ làm quen với hệ thống mới.
  • Luôn trao đổi rõ ràng và minh bạch về mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đang cố gắng đạt được, làm thế nào để hoàn thành điều đó, và nhân viên sẽ có những lợi ích gì từ quá trình này.
  • Khuyến khích nhân viên tích cực đóng góp ý kiến; đồng cảm và linh hoạt hơn trong hành động thay vì xử lý tình huống một cách rập khuôn.

Đọc thêm: Bạn có đang mắc chứng sợ sai?

Vai trò của nhân viên

Quá trình số hóa nên bắt đầu từ chính những nhân viên của bạn bằng cách tạo cơ hội, đầu tư thời gian, và lập kế hoạch phát triển rõ ràng. Những kết quả mà nhân viên của bạn đạt được, dù tích cực hay không, những trải nghiệm thực tế đó đều hữu ích cho quá trình đánh giá và nghiên cứu hệ thống.

Tạo cơ hội cho nhân viên được góp sức sẽ cho họ cảm giác được tôn trọng, sự tự tin đối mặt với những thử thách mới thay vì chỉ bị động thắc mắc: "Tại sao chúng ta phải lãng phí thời gian và công sức vào những việc này?"

Để chứng minh giá trị cho nhân viên:

  • Xác định “những nhân tài trụ cột”, những người mạnh dạn đặt câu hỏi, chịu khó tìm hiểu vấn đề và giải pháp thích hợp cho vấn đề đó; tạo cơ hội cho họ trải nghiệm công nghệ mới để thúc đẩy sự thay đổi văn hóa.
  • Giới thiệu hệ thống mới theo từng giai đoạn, chuẩn bị đón nhận từng phản hồi ở mỗi giai đoạn nhằm giúp nhân viên bạn cảm thấy thoải mái và quen dần với sự thay đổi tùy theo khả năng của riêng họ.
  • Chỉ định một vài cá nhân có khả năng dẫn dắt và thúc đẩy người khác nắm bắt cơ hội làm đại diện cho dự án.
  • Tham khảo KPI mới vì mục tiêu của bạn bây giờ đã thay đổi và nhân viên của bạn cũng cần một chính sách khen thưởng phù hợp hơn với sự thay đổi trong văn hóa.

Đọc thêm: Phương pháp lãnh đạo hợp tác - Xu hướng quản lý nhân sự mới?

Vai trò của lãnh đạo

Quá trình tạo dựng văn hóa kỹ thuật số phải minh bạch và cần có sự tham gia của mọi cá nhân trực tiếp ảnh hưởng bởi dự án, như nhân viên và mọi cấp bậc quản lý.

Vai trò của nhà lãnh đạo của tổ chức là tạo ra một tầm nhìn chung về tương lai và đảm bảo tất cả nhân viên thấu hiểu những giá trị đó, và việc đóng góp công sức của họ vào quá trình xây dựng doanh nghiệp là xứng đáng.

Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số

Người lãnh đạo chắc chắn cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như nhân viên trong quá trình chuyển đổi. Những kỹ năng hiện tại mà họ sở hữu chưa chắc sẽ phù hợp với văn hóa kỹ thuật số mới. Để giữ vững vị trí và củng cố lòng tin nơi nhân viên, người lãnh đạo phải chứng minh được tầm quan trọng của việc tạo dựng văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp thông qua những kỹ năng, tầm nhìn và khả năng đón nhận sự thay đổi.

Để nâng cao vai trò của nhà lãnh đạo:

  • Tìm hiểu chuyên sâu về toàn bộ quy trình chuyển đổi để bạn có thể hướng dẫn nhân viên của mình.
  • Luôn cập nhật thông tin về bất kỳ thay đổi pháp lý nào trong lĩnh vực hoạt động của bạn, chẳng hạn như quy luật GDPR sẽ ảnh hưởng thế nào đến quyết định triển khai hệ thống mới tại doanh nghiệp của bạn.
  • Công nhận đóng góp của nhân viên, thường xuyên cập nhật tiến trình của họ.
  • Chủ động tìm hiểu các cải tiến và thử các chiến lược mới để tạo động lực thúc đẩy nhân viên.

Lối sống linh hoạt

Phương pháp quản lý bằng cách ra lệnh truyền thống đã không còn phù hợp nữa. Để vươn xa trong kỷ nguyên số ngày nay đòi hỏi bạn phải liên tục thay đổi và linh hoạt hơn.

Lý do cốt lõi của việc mọi người chống lại sự thay đổi là do quá trình trao đổi không rõ ràng. Vì vậy, lối sống linh hoạt nên bắt nguồn từ cách dân chủ hóa việc ra quyết định và một văn hóa doanh nghiệp khuyến khích trao đổi thông tin cởi mở, liền mạch.

Infographic: So sánh kiểu lãnh đạo truyền thống và lãnh đạo hợp tác

Một khi bạn tạo cơ hội cho mọi thành viên doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn sẽ giúp ngăn ngừa xung đột diễn ra trong trường hợp xấu là công nghệ mới đã không hoạt động tốt như mong đợi. Việc đảm bảo lựa chọn đúng người, gửi đúng thông điệp và cải thiện tốc độ thông tin truyền đi có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và nỗ lực điều chỉnh tin đồn.

Để thúc đẩy lối sống linh hoạt:

  • Công nghệ luôn cải tiến không ngừng. Do đó, văn hóa kỹ thuật số sẽ là một quá trình diễn ra liên tục, điều này sẽ thích hợp nhất với các tổ chức và cá nhân linh hoạt.
  • Dò tìm các khúc mắc căng thẳng thông qua phản hồi thường xuyên, áp dụng quy trình quản lý xung đột để xác định vị trí có nhiều khả năng xảy ra sự cố nhất.
  • Không có câu trả lời đúng hay sai, và tư duy có thể thay đổi, do đó hãy cởi mở tiếp nhận nhiều luồn tư duy khác nhau.

Những thử thách thức trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với quá trình số hóa nêu trên không phải là vấn đề chỉ thiên về công nghệ, hay quá trình hoạt động kinh doanh, mà là vấn đề về con người. Không đề cập trong bài viết hôm nay là kích thước, loại hình và lĩnh vực kinh doanh cụ thể vì những yếu tố này không gây cản trở gì trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay.

Mỗi tổ chức sẽ có một kế hoạch cụ thể cho riêng, đã đến lúc bạn hành động và tạo dựng văn hóa phù hợp cho riêng doanh nghiệp của bạn, nơi đón nhận tích cực sự thay đổi, các tiến bộ công nghệ và những cơ hội phát triển do quá trình chuyển đổi đó đem đến.

Đăng ký nhận tin từ TRG Talent

Chủ đề: Talent Management, Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi