<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Thận trọng khi phân tích đánh giá tài chính thường niên tại Việt Nam

Đăng bởi An Le vào

Trong bài trước, chúng ta đã đề cập đến các vấn đề đang tồn tại với Báo cáo thường niên tại Việt Nam. Đánh giá tài chính trong báo cáo hàng năm, bao gồm báo cáo tài chính và các chú thích khác hiện đang là mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa cách mà vấn đề này được tiếp cận tại Việt Nam và các nước phương Tây như Mỹ và Anh do sự khác biệt về pháp lý, xã hội, văn hóa và chính trị.

Các hạn chế trong việc xem xét tài chính thường niên

Cho dù ở bất cứ quốc gia nào, có một số điểm quan trọng mà các nhà đầu tư cần ghi nhớ khi phân tích bản đánh giá tài chính.

1. Lạm phát có thể dẫn đến sự chênh lệch dữ liệu tài chính được ghi chép trong báo cáo tài chính, đặc biệt là khi chỉ số này chỉ được công bố mỗi năm một lần.

2. Sự thay đổi điều kiện thị trường cũng làm ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, gây ra sự chênh lệch trong chỉ số tài chính.

3. Công tác quản lý có thể tận dụng lợi thế của các chuẩn mực kế toán phức tạp để chủ động đưa ra các chỉ số tài chính thuận lợi, và làm cho báo cáo tổng thể thường niên không có hiệu quả đứng trên phương diện là một công cụ đánh giá mục tiêu. Điều này được ghi nhận theo các phát hiện của một nghiên cứu ACCA (2012) về báo cáo thường niên, trong đó 68% số người được hỏi khẳng định rằng tài liệu này là quá phức tạp do các tiêu chuẩn báo cáo đặt ra, và hơn một nửa số người đồng ý rằng các tiêu chuẩn này cũng đồng thời khuyến khích sự minh bạch.

4. Một tập hợp của nhiều chỉ số rất tốt rất xấu có thể khiến cho việc rút ra được một góc nhìn chung về tình hình tài chính của công ty trở nên cực kì khó khăn.

5. Đối với những công ty có quy mô lớn hoạt động trong các lĩnh vực riêng biệt, rất khó để xây dựng và áp dụng một hệ thống chỉ số trung bình có ý nghĩa cho toàn ngành.

6. Hiện nay, chưa có sự thống nhất trong các tính toán chuẩn mực của các chỉ số tài chính, do vậy nhiều vấn đề có thể xảy ra khi đề cập đến các nguồn khác nhau.

Thận trọng khi phân tích đánh giá tài chính thường niên tại Việt Nam

Phân tích thị trường Việt Nam

Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên do sự khác biệt vốn dĩ về tình hình kinh tế chính trị xã hội, thực trạng thị trường Việt Nam vẫn đang còn tồn tại một số điểm nóng mà các nhà đầu tư cần phải lưu ý:

1. Thách thức đầu tiên khi phân tích báo cáo tài chính của các công ty tại Việt Nam là việc thiếu hụt số liệu thống kê trung bình ngành để đưa ra so sánh, điều này làm giảm đi sự hiệu quả của việc đánh giá kết quả tài chính của một công ty.

2. Vấn đề thứ hai là sự thiếu riêng biệt giữa chi phí hoạt động và chi phí lãi vay trong bản báo cáo thu nhập. Do đó, người đọc hiếm khi phân tích các chỉ số đòn bẩy tài chính, trừ khi chúng quan trọng với ngân hàng và chủ nợ khiến người khai phải tìm cách tách các chi phí này ra từ các chi phí hoạt động tài chính.

3. Chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROE) thu hút nhiều chú ý từ các nhà đầu tư và cổ đông. Tuy nhiên, báo cáo tài chính chỉ đưa ra được lợi nhuận ròng trong khi trên thực tế, không phải tất cả lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông do công ty phải lập ra các quỹ khác. Vì vậy, ROE có thể bóp méo sự kỳ vọng từ phía các cổ đông và nhà đầu tư.

4. Độ tin cậy của các số liệu đánh giá tài chính là không cao, ngay cả đối với báo cáo kiểm toán. Điều này cho thấy một lỗ hổng trong pháp luật về kiểm toán tài chính. Trong khi đó, đối với người đọc phương Tây, vai trò của các kiểm toán viên độc lập trong việc xác minh thông tin từ các công ty là rất quan trọng, như khẳng định trong báo cáo ACCA nói trên.

5. Ở Việt Nam, phân tích báo cáo tài chính rất hiếm khi được thực hiện bởi các nhà quản lý hàng đầu cho việc đánh giá nội bộ công ty; mà chủ yếu là cho các tổ chức bên ngoài như ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán.

***

Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về những gì các công ty tại Việt Nam có thể làm để cải thiện báo cáo tài chính của họ. Trong khi đó, để tìm hiểu về thực trạng của báo cáo thường niên ở các nước phương Tây trong việc đặt ra kế hoạch thời gian thực, bạn có thể tải và đọc báo cáo nói trên từ ACCA "Con đường tới báo cáo thời gian thực" ngay hôm nay!ACCA report - the road to real time reporting

Bạn thích bài viết này?  Đăng ký vào blog của chúng tôi để nhận bài viết hàng tuần

Chủ đề: Quản lý tài chính

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us