Đối với nhiều CFO (giám đốc tài chính), việc cân bằng giữa công việc và hưởng thụ cuộc sống chỉ có trong tưởng tượng. Những giờ làm việc dài dằng dặc, và áp lực để trở nên vượt trội – tạo sự hoàn hảo cho các chiến lược lớn, hầu như mỗi chi tiết đều phải chính xác - là vô cùng lớn.
Người ta dễ dàng chỉ ra một người CFO ở bất kỳ công ty nào (dù quy mô lớn hay đang gặp khó khăn, dù tăng trưởng nhanh hay chỉ mới khởi nghiệp) và có thể tự tin khẳng định rằng, "Đó là một người cuồng công việc."
Thế nhưng cuồng công việc có tốt? Câu trả lời là không theo như Jack McCullough, người đã từng làm CFO cho không ít hơn 26 công ty khởi nghiệp. Ông đã nói trong một hội thảo trên web gần đây rằng: "Làm người cuồng công việc là một sai lầm. Người như vậy không phải là những người có hiệu suất làm việc dài hạn tốt nhất. Có những lúc trong sự nghiệp của mình chúng ta phải làm việc 80 - 90 giờ một tuần và bỏ qua những thứ khác. Nhưng đó không phải là chiến lược dài hạn khôn ngoan. "
Theo quan điểm của McCullough, công thức hiệu quả cho một CFO thành công bao gồm rất nhiều thứ khác: gia đình, bạn bè, tập thể dục, đọc sách (và không chỉ là sách kinh doanh), sở thích và dịch vụ cộng đồng. Và "Nếu cấp trên yêu cầu bạn bỏ qua kỳ nghỉ với gia đình mình thì cứ bỏ, nhưng bắt đầu tìm việc mới luôn và đền bù lại cho gia đình mình".
Đọc thêm: 5 ưu tiên công nghệ hàng đầu cho các CFO trong năm 2018
Quan trọng là cân bằng giữa làm việc và cuộc sống lành mạnh mà McCullough đã đưa vào danh sách "10 Thói quen của người CFO hiệu quả", đó là tiêu đề của buổi hội thảo web này. Ông nói: "Nếu bạn không muốn làm điều đó cho bản thân hoặc gia đình, hãy làm điều đó cho công ty của bạn, bởi vì bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn.”
Cũng trong danh sách này là "Học hỏi liên tục", và cách mà McCullough chuẩn bị cho bài trình bày của mình là một ví dụ hoàn hảo về nó.
McCullough là người sáng lập và giám đốc điều hành của Hội đồng Lãnh đạo CFO, một tổ chức mạng lưới giáo dục đã 12 năm tuổi dựa trên cơ sở hội viên (membership-based), hiện đang có 23 chi nhánh trên toàn nước Mỹ. Trên cương vị này, ông có cơ hội quen biết hàng trăm thủ lĩnh tài chính. Nhưng với hội thảo web sắp tới, ông lại không dựa vào các cuộc trò chuyện trước đây của mình với họ, hay dựa vào kinh nghiệm lâu dài của ông trên cương vị CFO. Thay vào đó, ông cẩn thận phỏng vấn hàng chục CFO để tìm ra những đặc điểm mà họ cho là động lực thúc đẩy sự thành công của bản thân.
Đối với học hỏi liên tục, hầu hết các CFO mà ông đã trò chuyện đều "rất tò mò theo cách trí thức", ông nói. Ví dụ, phần lớn trong số họ có bằng MBA, loại bằng mà các chuyên gia tài chính thường lấy chỉ sau khi họ bắt đầu sự nghiệp. Và tất cả đều đọc sách.
Đọc thêm: Vai trò của CFO hiện đại trong kỷ nguyên công nghệ
“Nhiều người trong số họ đánh giá cao các nhà cố vấn”, McCullough nói thêm. Ông lưu ý, để tìm một người hướng dẫn thì các thành viên hội đồng quản trị là một chiến lược tốt, vì hầu hết họ có rất nhiều mối liên lạc cấp cao. Ông khuyên các CFO, hoặc những người mong muốn tìm việc về tài chính, nên tìm cố vấn từ bên ngoài tổ chức của mình, "bởi có thể bạn sẽ rất ngại khi phải nói với sếp rằng mình cần được cố vấn vì không hiểu rõ một số điều hoặc cần thêm kiến thức chuyên môn toàn diện hơn."
Đọc thêm: [Infographic] Top 5 rủi ro CFO cần lưu tâm trong năm 2017
Hầu hết các "thói quen" hiệu quả trong danh sách đều không có gì gây bất ngờ - ví dụ như "Tư duy chiến lược.” “Lưu ý rằng các CFO lạc hậu thường được biết đến là những người luôn nói "không" khi cần chi cho các sáng kiến mới,” McCullough nhấn mạnh, "Hãy là một CF-GO, không phải là CF-NO. Bạn muốn tham gia vào việc hiện thực hóa điều đó, chứ không phải là kìm hãm nó."
Đăng ký nhận tin từ TRG Blog và đón xem Phần 2 về "10 thói quen của một CFO hiệu quả"!