Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang biến đổi sâu sắc tính chất của nhiều công việc. Từ những nhân viên tập sự cho đến các quản lý cấp cao, hầu như mọi phòng ban chức năng đều đã khác nhiều so với 10 năm trước đây. Trong đó, ít vị trí nào trải qua nhiều thay đổi như CFO.
Vai trò mới của CFO hiện đại
Vai trò của CFO trong thời đại kỹ thuật số tập trung nhiều hơn vào các yếu tố chiến lược, chuỗi giá trị, và định hướng tương lai. Từ đó, các giám đốc tài chính có vị thế quan trọng hơn trong việc thúc đẩy những thay đổi mang tính cách mạng tại doanh nghiệp.
Những biến đổi này buộc các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính phải tự trang bị cho mình những kỹ năng mà trước đây được xem là ít hoặc không liên quan đến nghề kế toán, như lập kế hoạch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản lý các mối quan hệ, và tư duy chiến lược.
CFO hiện đại do đó phải có thể kết hợp khả năng lập chiến lược và quản lý hiệu suất. Các giám đốc tài chính phải vượt lên trên các tác vụ quản lý, báo cáo thường nhật và đóng góp các quyết định có giá trị để đảm bảo chiến lược được thực thi một cách đầy đủ và đúng đắn.
Đọc thêm: So sánh Quản Trị Tài Chính và Quản Trị Hiệu Suất Doanh Nghiệp
Như vậy, với vai trò mang tính chiến lược hơn, các CFO và phòng tài chính cần có thể ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm lập kế hoạch chiến lược, phân tích, tối ưu hóa, và báo cáo tài chính trong một khuôn khổ chung.
Các giám đốc tài chính cần làm gì?
Theo một báo cáo vào năm 2016 của công ty tư vấn McKinsey & Company, chỉ 2 trong 3 giám đốc tài chính cho biết doanh nghiệp của họ có khả năng ra quyết định một cách linh hoạt, hoạch định theo các kịch bản có thể xảy ra (scenario planning), và phi tập trung hóa việc ra quyết định. Đây đều là những yếu tố cần thiết để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện nay.
Các nhà phân tích cũng nhận định rằng những kỹ năng mềm, như giao tiếp, sẽ có tầm quan trọng lớn hơn trong công việc của những CFO hiện đại.
Bộ phận tài chính – kế toán cũng cần có sự gắn kết nhiều hơn đến các hoạt động kinh doanh, và có sự thấu hiểu về sản phẩm và khách hàng của doanh nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là xử lý các con số.
Từ đó, bộ phận tài chính nên sử dụng chuyên môn nghiệp vụ của mình để giúp tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, và qua đó đem đến lợi ích cho khách hàng.
Đọc thêm: CFO có thể giúp cải tiến quy trình dự báo doanh thu như thế nào
Như vậy, CFO và phòng tài chính phải chuyển từ vai trò truyền thống là người canh giữ tài sản và dữ liệu tài chính của doanh nghiệp sang vai trò mới là người lèo lái định hướng chiến lược, đo lường và theo dõi những chỉ số hiệu suất chính của toàn doanh nghiệp.
Đăng ký theo dõi Blog của chúng tôi để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về vai trò của CFO hiện đại.