<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Cách thức quản lý rủi ro tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt

Đăng bởi Thai Pham vào

Ở bài viết trước, chúng tôi đã thảo luận về những mối quan tâm chính khi nói đến quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp Việt. Rõ ràng, doanh nghiệp Việt có thể học hỏi nhiều từ những doanh nghiệp ở các nước Tây phương, nơi mà báo cáo rủi ro và báo cáo hiệu quả kinh doanh cho ban quản trị được tích hợp. Các cách thức thực hiện tốt nhất và các ứng dụng thực tiễn trong quản lý rủi ro doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được thảo luận dưới đây.

quản trị rủi ro doanh nghiệp

Cách thức quản lý rủi ro doanh nghiệp

Trước tiên, do quản lý rủi ro vẫn đang ở giai đoạn đầu, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức cho nhân viên và tích hợp quản trị rủi ro vào tư duy của tổ chức. Rủi ro có thể bắt nguồn từ bất kỳ yếu tố nào trong một doanh nghiệp, vì vậy "văn hóa về rủi ro" cần phải nhất quán trong toàn tổ chức.

Một điểm quan trọng khác, được đề cập trong nghiên cứu năm 2012 bởi CGMA trong các doanh nghiệp châu Âu, là khái niệm về "mức độ mong muốn rủi ro", tức là mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận, vẫn hiếm được thiết lập.

Điều này nghĩa là: "Thiết lập quản lý rủi ro mà không xác định "mức độ mong muốn rủi ro của doanh nghiệp" cũng giống như xây dựng một cây cầu mà không biết cây cầu cần bắc cho con sông nào."

Hai là, sau khi xác định "mức độ mong muốn rủi ro", bước tiếp theo là thiết lập chiến lược quản lý rủi ro hoặc khuôn khổ quản trị rủi ro. Điều này phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và các nhu cầu khác của từng doanh  nghiệp. Quá trình thiết lập khuôn khổ, cũng như quá trình giám sát sau khi tiến hành, cần sự tham gia của quản lý cấp cao và ban giám đốc. Một chiến lược quản lý rủi ro lý tưởng nên:

  • Thống nhất trên toàn doanh nghiệp
  • Được gắn liền với hoạt động vận hành thường nhật
  • Được xem xét lại thường xuyên

Ba là, đảm bảo quản lý rủi ro doanh nghiệp được kiếm soát bởi những nhân viên có năng lực. Điều này  thường được bắt đầu bằng việc xác định xem liệu có nhu cầu cho một bộ phận quản lý rủi ro riêng biệt hay không.

  • Nếu có, nên xem xét nếu cần một trưởng phòng quản lý rủi ro (Chief Risk Officer, CRO) làm việc cùng các giám đốc tài chính hay không
  • Nếu không, những ai hoặc những phòng ban nào trong công ty sẽ chịu trách nhiệm hoặc chia sẻ trách nhiệm quản lý rủi ro?

Ngoài vai trò kiểm tra dữ liệu tài chính, cho phép kiểm toán viên nội bộ tham gia vào quá trình đánh giá và báo cáo rủi ro, cũng là một cách thức được thực hiện phổ biến. Trong thực tế, CGMA (2012) cũng chỉ ra rằng liên kết kết giữa rủi ro và hiệu quả kinh doanh được hỗ trợ bởi các kiểm toán viên nội bộ.

Bốn là, doanh nghiệp cần có phương pháp định lượng rủi ro và đo lường hiệu suất của hoạt động quản lý rủi ro doanh nghiệp, cũng như nhu cầu xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) trong hầu hết các doanh nghiệp.

Hiện nay, một trong những phương pháp phổ biến nhất để định lượng rủi ro là thu thập các dữ liệu vận hành và lưu trữ lại trong cơ sở dữ liệu trước đó. Một phương pháp khác là phân tích tình huống giả định (scenario analysis) cũng được tin cậy.

Cuối cùng, một hệ thống báo cáo rủi ro cần được sử dụng để đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là ban quản trị, nắm được những rủi ro doanh nghiệp đang gặp phải. Như nghiên cứu năm 2012 của CGMA ghi nhận, các doanh nghiệp thiết lập cả báo cáo rủi ro riêng lẻ cho ban quản trị cùng với các báo cáo rủi ro tích hợp, liên kết hiệu suất doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh.

Tuy nhiên, báo cáo tích hợp được coi là một phương pháp tối ưu hơn, bởi nó "cung cấp thông tin về rủi ro trong bối cảnh sử dụng các thông tin khác về hiệu quả kinh doanh, chiến lược kinh doanh và hoạt động, đem đến sự hiểu biết thấu đáo hơn về tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp".

***

Quản trị rủi ro là một nỗ lực trên toàn doanh nghiệp, cần được dẫn dắt bởi ban giám đốc hoặc các quản lý cấp cao. Các doanh nghiệp thường dễ bị tổn thương do không triển khai phương pháp tiếp cận quản lý rủi ro có hệ thống. Tìm hiểu xem các doanh nghiệp châu Âu đã và đang thực hiện những gì cho báo cáo rủi ro trong nghiên cứu của CGMA.

***

Tải về bài nghiên cứu của CGMA: "Tích hợp báo cáo rủi ro  vào hiệu suất doanh nghiệp trong báo cáo cho ban quản trị"

*Lưu ý: Tài liệu được trình bày bằng tiếng Anh

Đăng ký blog

Chủ đề: Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us