Như đã đề cập trong bài viết trước, quản lý rủi ro mới chỉ bắt đầu hình thành ở các doanh nghiệp Việt. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp sụp đổ, đối với các doanh nghiệp đã có thể vượt qua kì khủng hoảng này, họ đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Trong bài viết này, một số vấn đề chính về quản lý rủi ro kinh doanh tại Việt Nam sẽ được xem xét.
Quản lý rủi ro doanh nghiệp & các trở ngại
Trước tiên, rõ ràng là các doanh nghiệp thiếu một quy trình chính thức và chuẩn mực cho việc đánh giá, báo cáo và kiểm soát quản lý rủi ro. Do đó, nhiều doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ bị tổn thương do thiếu khuôn khổ quản lý rủi ro doanh nghiệp.
Không giống như hầu hết các nước châu Âu, mức tối thiểu cho báo cáo rủi ro cho ban quản trị là bắt buộc (CGMA, 2012). Một trong những lý do là tự mãn, tức là công ty chủ quan cho rằng họ có khả năng bảo vệ và chống chọi các rủi ro bởi quy mô doanh nghiệp là quá lớn hay quá nhỏ.
Thứ hai, quy trình đánh giá rủi ro chủ yếu xoay quanh các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, chứ không xoay quanh chính các chiến lược kinh doanh đó. Sẽ như thế nào nếu một chiến lược đã bị lỗi thời? Do đó, dù một chiến lược có được thực hiện tốt đến đâu theo như đánh giá hoàn toàn dựa vào những yếu tố ngoại vi, nó khó có thể hiệu quả trong thời gian dài.
Đọc thêm: 6 phương pháp hoạch định chiến lược tài chính bằng công nghệ
Ba là, do điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp quá tập trung vào mục tiêu ngắn hạn mà không thấy được bức tranh toàn cảnh. Một mặt, các doanh nghiệp thấy mục tiêu kinh doanh ngắn hạn dễ dàng đạt được hơn và ít rủi ro hơn do họ không cần phải đầu tư đáng kể.
Mặt khác, họ không biết rằng lơ là mục tiêu kinh doanh lâu dài cũng nguy hiểm như vậy, hoặc thậm chí còn nguy hiểm hơn. Do đó, nhiều doanh nghiệp Việt đã bỏ lỡ nhiều cơ hội do cách nhìn không đúng đắn về khuôn khổ quản lý rủi ro doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của CGMA vào các doanh nghiệp châu Âu, hầu hết họ đều nhìn nhận rủi ro ở cả hai khía cạnh: tiêu cực (mối nguy) và tích cực (cơ hội).
Cuối cùng, vì đánh giá rủi ro phụ thuộc phần lớn vào thông tin, tính sẵn có và tính chính xác của dữ liệu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tính minh bạch vẫn còn là mới lạ, điều này tạo nên những trở ngại lớn cho việc thu thập và báo cáo thông tin rủi ro, đặc biệt là cho ban quản trị. Theo ghi nhận của CGMA (2012), "dù không nhất thiết là phải tạo thêm một lượng lớn thông tin, phạm vi và chất lượng thông tin ở cấp độ ban quản trị nhất thiết phải tăng lên".
Tóm lại, nếu các doanh nghiệp Việt muốn nắm bắt cơ hội sau suy thoái kinh tế, họ cần phải có "niềm đam mê để chấp nhận những thách thức của rủi ro". Chia sẻ của giám đốc điều hành của một doanh nghiệp trong VNR500 năm 2009. Đọc bài viết tiếp theo của chúng tôi để tìm hiểu các cách thức tốt nhất trong quản trị rủi ro doanh nghiệp.
***
Trong khi đó, hãy tìm hiểu về quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp châu Âu và ảnh hưởng của chúng đối với ứng dụng thực tiễn trong nghiên cứu của CGMA.
***
*Lưu ý: Tài liệu được trình bày bằng tiếng Anh