Hệ thống Tài khoản Thống nhất cho Ngành Lưu trú USALI không chỉ là một tiêu chuẩn kế toán trong ngành khách sạn. Với USALI, các khách sạn có thể minh bạch hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín và dễ dàng so sánh với các tiêu chuẩn ngành, đối thủ cạnh tranh.
Đồng thời, hệ thống này cũng giúp các nhà đầu tư, đối tác và các cơ quan quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hãy cùng TRG tìm hiểu mục đích hình thành, phát triển của USALI cũng như các yếu tố cốt lõi và các giải pháp hiện đại có thể giúp khách sạn tuân thủ đúng quy chuẩn qua bài viết này.
Đọc thêm: Chinh phục thách thức trong hợp nhất báo cáo tài chính ngành khách sạn
Nội dung
- Hệ thống Tài khoản Thống nhất cho ngành lưu trú USALI là gì?
- Lợi ích của việc áp dụng USALI trong ngành khách sạn
- Best practice để đảm bảo khách sạn duy trì tuân thủ theo đúng chuẩn USALI
- Lựa chọn phần mềm quản lý khách sạn có tích hợp sẵn với USALI
Hệ thống Tài khoản Thống nhất cho ngành lưu trú USALI là gì?
USALI được ban hành bởi Hiệp hội Khách sạn thành phố New York vào năm 1926. Sau gần một thế kỷ hình thành và phát triển, USALI đã trở thành nền tảng quan trọng trong hệ thống kế toán của ngành khách sạn.
Mục đích cốt lõi của USALI là cung cấp một khuôn khổ báo cáo nhất quán và toàn diện, cho phép doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú theo dõi, phân tích và so sánh hiệu quả tài chính với các chuẩn mực của ngành. Bằng cách cung cấp một phương pháp tiếp cận thống nhất, USALI cho phép các nhà điều hành khách sạn/ cơ sở lưu trú đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu phù hợp, đáng tin cậy.
Phiên bản mới nhất, USALI 12, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2026.
Hệ thống USALI bao gồm những thành phần quan trọng như sau:
- Báo cáo hoạt động: USALI quy định và cung cấp hướng dẫn báo cáo cho 14 bộ phận trong khách sán, đảm bảo tính nhất quán trong toàn ngành.
- Từ điển doanh thu và chi phí: Hướng dẫn chi tiết cách phân loại các hạng mục tài chính khác nhau (khăn tắm, xịt thơm phòng…), giúp duy trì tính thống nhất trong báo cáo.
- Tỷ lệ tài chính và thông số hoạt động: Theo phiên bản USALI 11, các tiêu chuẩn đã được mở rộng để bao gồm nhiều chỉ số quan trọng khác.
- Hướng dẫn báo cáo lợi nhuận gộp/ ròng: Cho phép khách sạn xác định cách phù hợp nhất để báo cáo một số giao dịch tài chính nhất định.
Đọc thêm: Ngân sách khách sạn: Chiến lược tối ưu hóa hoạt động và lợi nhuận
Lợi ích của việc áp dụng USALI trong ngành khách sạn
USALI không chỉ là một hệ thống kế toán mà còn là một công cụ quản lý chiến lược, cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh, USALI giúp các nhà quản lý khách sạn:
- Cải thiện báo cáo và phân tích tài chính: USALI cung cấp một khuôn khổ kế toán nhằm mục đích chuẩn hóa và tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính và hoạt động vận hành.
- Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá: Các khách sạn có thể so sánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp với chuẩn mực và những best practice hiện tại của ngành, từ đó xác định cả điểm mạnh và yếu để cải thiện.
- Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu: USALI trang bị cho bộ phận quản lý những công cụ cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần giúp hoàn thiện hơn các hoạt động tại khách sạn.
- Theo dõi mức độ phát triển bền vững: USALI cho phép khách sạn theo dõi sát sao các chỉ số năng lượng, nước và chất thải, hỗ trợ thúc đẩy các chương trình về môi trường và phát triển bền vững tại khách sạn.
- Khả năng thích ứng: Với cấu trúc linh hoạt, USALI phù hợp với mọi quy mô khách sạn và được cập nhật thường xuyên để phản ánh những thay đổi trong ngành cũng như các quy định kế toán.
Bằng cách cung cấp một nền tảng vững chắc, chi tiết và minh bạch, USALI đã củng cố vị thế là một tiêu chuẩn kế toán quan trọng trong bối cảnh thị trường luôn không ngừng thay đổi như hiện nay.
Best practice để đảm bảo khách sạn duy trì tuân thủ theo đúng chuẩn USALI
Triển khai
Việc triển khai USALI đòi hỏi phải tỉ mỉ và người dùng cần thấu hiểu tất cả thành phần, cấu trúc của hệ thống này. Doanh nghiệp cần chú trọng những yếu tố sau để đảm bảo quá trình triển khai diễn ra suôn sẻ:
- Báo cáo tài chính: USALI cung cấp hướng dẫn cho nhiều loại báo cáo tài chính khác nhau, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo này cung cấp góc nhìn toàn diện về tình hình tài chính và hiệu suất của khách sạn.
- Báo cáo của từng phòng ban: USALI bao gồm những bộ báo cáo chi tiết cho từng bộ phận trong khách sạn như buồng phòng, F&B và sự kiện, cho phép phân tích chi tiết hơn về hiệu suất tài chính của từng khu vực.
- Thống kê hiệu suất: Các khách sạn có thể sử dụng USALI để thiết lập các chỉ số hiệu suất quan trọng, bao gồm báo cáo lãi lỗ, phân tích điểm hòa vốn, tỉ lệ, xu hướng, v.v. Các số liệu này giúp quản lý phân tích chuyên sâu hiệu suất tài chính và xác định các mô hình dài hạn.
- Cách lưu trữ hồ sơ: Một trong những khía cạnh đầy thách thức nhất của việc triển khai USALI là đảm bảo rằng tất cả thông tin cần thiết đều được ghi nhận và báo cáo một cách chính xác. Điều này có thể doanh nghiệp cần đầu thêm vào nguồn lực, như đầu tư vào phần mềm chuyên dụng hoặc chuyên gia về USALI.
- Bài toán chi phí: Chi phí triển khai và duy trì USALI, bao gồm đào tạo, triển khai phần mềm và các nguồn lực cần thiết khác, cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Đọc thêm: Xu hướng tương lai của giải pháp quản lý khách sạn PMS
Đào tạo nhân viên
Để tối đa hóa lợi ích của USALI, điều quan trọng là phải đào tạo nhân viên bài bản:
- Thấu hiểu khuôn khổ USALI: Khách sạn phải đảm bảo rằng bộ phận kế toán và vận hành thông thạo cấu trúc của USALI, đồng thời họ cũng sở hữu những kỹ năng cần thiết để tạo báo cáo chính xác.
- Cập nhật thông tin thường xuyên: Nhân viên cần được cập nhật liên tục về những thay đổi trong các yêu cầu của USALI cũng như những quy định mới nhất của ngành.
- Đào tạo thực hành: Áp dụng các chương trình đào tạo với các bài học mô phỏng, cho phép nhân viên trực tiếp tham gia vào công việc thực tế, hoặc triển khai các buổi cố vấn để trang bị cho nhân viên kiến thức, kỹ năng cần thiết để xử lý các tình huống thực tiễn.
- Phát triển chuyên môn: Tạo điều kiện để nhân viên tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên đề để cập nhật thêm thông tin.
Việc triển khai chính xác USALI và đào tạo bài bản cho nhân viên là chìa khóa để doanh nghiệp khách sạn không chỉ tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế mà còn tận dụng tối đa lợi ích mà hệ thống này đem đến. Đầu tư hiệu quả vào nguồn nhân lực sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng báo cáo tài chính và ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn.
Lựa chọn phần mềm quản lý khách sạn có tích hợp sẵn với USALI
Các giải pháp kế toán và quản lý tài chính hiện đại dành riêng cho khách sạn ngày nay không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn USALI mà còn vượt xa mong đợi. Với khả năng tùy biến cao, các phần mềm này giúp doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với quy trình làm việc riêng.
Lấy ví dụ như Infor SunSystems Cloud, một giải pháp quản lý tài chính đám mây, không chỉ tinh giản quy trình và đảm bảo tuân thủ USALI mà còn cung cấp các mẫu báo cáo đã đượcchuẩn hóa, trực quan hóa dữ liệu một cách chuyên nghiệp. Nhờ đó, nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt tình hình kinh doanh, từ doanh thu, chi phí đến các chỉ số quan trọng, mọi lúc mọi nơi.
Việc tích hợp liền mạch với các hệ thống quản lý khách sạn khác giúp tạo ra một bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh, hỗ trợ ra quyết định kịp thời.
Trong bối cảnh ngành khách sạn không ngừng thay đổi, việc cập nhật phiên bản USALI mới nhất là điều cần thiết. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các giải pháp công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi này. Tận dụng công nghệ phù hợp có thể giúp quản lý khách sạn giảm bớt gánh nặng khi lập báo cáo, thay vào đó có thể tập trung hơn vào các lĩnh vực chiến lược,
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý tài chính toàn diện cho khách sạn của mình? Hãy liên hệ với TRG để được tư vấn và hỗ trợ.