<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

So sánh Quản Trị Tài Chính và Quản Trị Hiệu Suất Doanh Nghiệp

Đăng bởi Thai Pham vào

Quản Trị Hiệu Suất Doanh Nghiệp* (EPM – Enterprise Performance Management) là những phương pháp và quy trình để đảm bảo thành công cho doanh nghiệp thông qua việc kết nối chiến lược với việc lập và thực thi kế hoạch.

(*Cần lưu ý rằng đây là một khái niệm hoàn toàn khác với "quản lý hiệu suất nhân viên" - employee performance management)

Các quy trình chính của Quản Trị Hiệu Suất gồm:

  • Lập ngân sách, hoạch định tài chính và dự báo tình hình kinh doanh
  • Hợp nhất và khóa sổ kế toán định kỳ
  • Phân tích và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho cổ đông và các tổ chức bên ngoài

So sánh Quản Trị Tài Chính và Quản Trị Hiệu Suất Doanh Nghiệp

Những quy trình này được thực hiện theo chu kì, ít nhất là hàng năm, hoặc hàng quý, hàng tháng… Như vậy, trên thực tế thì hầu như mọi doanh nghiệp đều có thực hiện thực hiện quản trị hiệu suất ở một mức độ nhất định, ngay cả khi họ chưa nhận thức ra điều đó.

Tuy nhiên, phần lớn chỉ dừng ở mức độ tối thiểu, nhằm đáp ứng các yêu cầu của luật pháp mà chưa xem đây là một công cụ để hiện thực hóa chiến lược và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thoạt nhìn thì các hoạt động Quản Trị Hiệu Suất không quá khác biệt so với Quản Trị Tài Chính. Như vậy, doanh nghiệp có nhất thiết phải đầu tư thêm cho giải pháp Quản trị hiệu suất nếu như đã có sẵn các phần mềm tài chính – kế toán hoặc ERP?

Quản Trị Hiệu Suất vs. Quản Trị Tài Chính

Điểm khác biệt lớn nhất của Quản Trị Hiệu Suất (EPM) so với Quản Trị Tài Chính là nó giúp các quản lý cấp cao (CEO, CFO…) có tầm nhìn xa đến 5 năm hoặc hơn, thay vì chỉ quản lý tác vụ tài chính – kế toán hàng ngày thông thường. Quản Trị Hiệu Suất giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất để đạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn.

Các phần mềm Quản Trị Hiệu Suất (EPM) được thiết kế để tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giúp các quản lý có thể theo dõi hiệu quả hoạt động của từng phòng ban cũng như của cả doanh nghiệp một cách thường xuyên và liên tục.

Các nhóm chức năng chính mà một phần mềm EPM mang lại gồm:

Tự động hóa các quy trình lập ngân sách, hoạch định và chiến lược

Lập ngân sách giúp doanh nghiệp đặt ra và theo dõi các kế hoạch ngắn hạn, thường là trong vòng 12 tháng, với các ước tính về doanh thu và chi phí.

Tìm hiểu thêm: Phần mềm Quản Trị Hiệu Suất giúp lập dự toán ngân sách hiệu quả hơn như thế nào?

Hoạch định (lập kế hoạch) tài chính mở rộng mốc thời gian dài hơn so với lập ngân sách. Một số công ty áp dụng việc lập ngân sách hàng năm và hoạch định cho mỗi 2 năm. Một số khác xem việc lập ngân sách – hoạch định là một quy trình liên tục, vì vậy họ chỉ lập dự toán ngân sách cho 3 tháng kế tiếp và sau đó tiếp tục điều chỉnh cuốn chiếu. Các phần mềm Quản Trị Hiệu Suất cần có thể đáp ứng mọi phương pháp này khi cần thiết.

Lập chiến lược liên quan đến tầm nhìn 5 năm hoặc hơn. Những giải pháp Quản Trị Hiệu Suất cao cấp thường sẽ hỗ trợ các công cụ lập chiến lược hiện đại như thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard), hay bản đồ chiến lược. Cũng cần lưu ý rằng chiến lược (dài hạn) và ngân sách (ngắn hạn) cần có sự kết nối với nhau để đem lại thành công.

Đọc thêm: 4 chiến lược giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của phòng Tài chính

Hợp nhất và khóa sổ kế toán

Nhóm chức năng trọng yếu thứ hai của các giải pháp Quản Trị Hiệu Suất (EPM) liên quan đến các nghiệp vụ được gọi chung là “tổng kết tài chính” (the last mile of finance) như khóa sổ, hợp nhất báo cáo tài chính, công bố báo cáo tài chính (đối với các doanh nghiệp “trên sàn”) v.v…

Đọc thêm: 5 lí do doanh nghiệp cần khoá sổ kế toán nhanh & hiệu quả hơn

Tự động hóa các nghiệp vụ trên sẽ giúp cắt giảm đáng kể thời gian và chi phí thực hiện, đó là chưa kể đến việc tránh được những sai sót do lỗi chủ quan của con người. Những sai sót này đôi khi có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Đọc thêm: 7 "thảm họa" tài chính do sai sót khi sử dụng Excel

Quản lý hiệu suất tài chính

Một nhóm chức năng khác của các giải pháp quản trị hiệu suất là quản trị doanh thu, gồm các nghiệp vụ như quản trị nhu cầu, quản trị đầu vào và sản lượng, tối ưu giá bán, quản trị chi phí dựa trên hoạt động (ABC), và quản trị quan hệ với nhà cung cấp.

Như đã trình bày ở trên, đa số doanh nghiệp vẫn đang thực hiện nhiều quy trình nói trên, tuy vẫn còn rời rạc và chưa có hệ thống. Excel là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất cho các tác vụ này vì tính phổ biến và dễ sử dụng, bất chấp những hạn chế cố hữu của nó.

Để thực hiện được các nhóm chức năng trên, giải pháp EPM dựa vào nguồn dữ liệu từ các hệ thống quản lý doanh nghiệp khác – như ERP, phần mềm kế toán, nhân sự, quan hệ khách hàng (CRM) v.v…

Như vậy EPM và các hệ thống thông tin này có mối quan hệ như thế nào?

So sánh EPM và các hệ thống quản lý doanh nghiệp khác

EPM vs. ERP

ERP và EPM có vai trò hỗ trợ cho nhau và có thể phát huy tối đa khả năng của mình nếu được triển khai cùng nhau. Nếu như chức năng chính của ERP là tự động hóa các quy trình nghiệp vụ thì EPM lại tập trung vào việc tự động hóa các quy trình quản lý.

Những nhà cung cấp giải pháp ERP hàng đầu thế giới như SAP, Oracle, Infor… cũng đồng thời cung cấp các giải pháp EPM của riêng mình, và do đó nếu doanh nghiệp có thể triển khai đồng bộ các giải pháp ERP và EPM từ cùng một nhà cung cấp thì có thể tối ưu hóa khả năng tích hợp và phối hợp giữa 2 hệ thống này.

EPM vs. Business Intelligence

Giải pháp Quản Trị Hiệu Suất có vai trò khá tương đồng với các giải pháp Business Intelligence, vì chúng cùng được xây dựng trên nền tảng thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra các thông tin có ích.

Nếu như các giải pháp Business Intelligence có tính ứng dụng rộng rãi cho nhiều phòng ban trong doanh nghiệp và nhìn chung có năng lực xử lý dữ liệu và báo cáo mạnh mẽ hơn, thì giải pháp EPM thiên về ứng dụng cho bộ phận tài chính – kế toán, và có ưu thế với những chức năng chuyên biệt cho các giám đốc tài chính và kế toán trưởng.

Mặt khác, một số gói giải pháp EPM cao cấp được tích hợp sẵn công cụ Business Intelligence, cho phép doanh nghiệp có thể thực hiện việc phân tích dữ liệu từ trong hệ thống EPM hoặc dữ liệu từ các hệ thống khác mà không cần phải đầu tư một giải pháp Business Intelligence riêng biệt.

Doanh nghiệp nào nên đầu tư triển khai EPM?

Giải pháp Quản Trị Hiệu Suất thích hợp cho những doanh nghiệp chú trọng vào công tác quản trị chiến lược, có tầm nhìn và kế hoạch cụ thể cho 5 năm hoặc hơn, có ứng dụng các công cụ quản trị chiến lược như thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard).

Những doanh nghiệp có nhu cầu cao về nhất kế toán, công bố báo cáo tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp đại chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán, cũng thuộc nhóm đối tượng mà EPM hướng đến.

EPM cũng đặc biệt hữu ích với những doanh nghiệp có đặc thù phải thường xuyên điều chỉnh mức giá để tối ưu doanh thu – như ngành khách sạn, du lịch hay vận tải – hoặc những doanh nghiệp cần quản lý sát sao chi phí, cạnh tranh dựa trên giá thành.

Case study: Kempinski Hotels nâng cao năng lực hệ thống báo cáo tài chính với EPM

Để tìm hiểu thêm về những lợi ích giải pháp EPM có thể đem đến cho doanh nghiệp của bạn, hãy yêu cầu một buổi Demo ngay hôm nay!

Yêu cầu demo Infor EPM

Video: Demo chức năng lập ngân sách của phần mềm EPM

Chủ đề: Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi