Trang Blog

Phân biệt Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính

Written by Thai Pham | Thu, Sep 6, 2018

Từ lâu, Kế toán Quản trị đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà điều hành đưa ra các quyết định có tầm ảnh hưởng lớn.

Tuy nhiên, nhiều người đã dễ dàng nhầm lẫn Kế toán Quản trị với khái niệm "Kế toán Tài chính". Khi bạn hiểu rõ hai khái niệm này, bạn sẽ thấy rằng chúng có những khác biệt cơ bản rất rõ ràng.

Đọc thêm: Kế toán quản trị: Nền tảng kinh doanh bền vững trong môi trường biến động

Kế toán Quản trị là gì?

Kế toán Quản trị đánh giá các sự kiện xảy ra trong và xung quanh doanh nghiệp, có xét đến các nhu cầu của toàn bộ tổ chức.

Theo Viện Kế toán quản trị viên, Kế toán Quản trị yêu cầu sự hợp tác trong việc đưa ra quyết định, lập kế hoạch/quản lý hiệu suất và cung cấp kiến thức chuyên môn trong báo cáo tài chính và kiểm toán, cũng như hỗ trợ các cấp quản lý trong việc phát triển và thực hiện chiến lược của tổ chức.

Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh Quốc (CIMA) mô tả Kế toán Quản trị là một công cụ phân tích thông tin để hỗ trợ các chiến lược kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Các quản lý và lãnh đạo sử dụng thông tin kế toán để trang bị kỹ hơn cho bản thân trước khi đưa ra quyết định, đồng thời tận dụng thông tin nhằm hỗ trợ giám sát và vận hành kinh doanh.

Trong quá khứ, Kế toán Quản trị ít khi thay đổi bất chấp những phát triển và đổi mới liên tục thị trường kinh doanh. Do đó, các tổ chức kế toán luôn được khuyến khích áp dụng thực tiễn thị trường cho lý thuyết kế toán. Từ năm 1993, các học viện kế toán chuyên nghiệp đã bắt đầu chi nhiều nguồn lực hơn để cải tiến Kế toán Quản trị.

Đọc thêm: Phần mềm kế toán Infor SunSystems cho tổ chức phi lợi nhuận

Phạm vi, thực tiễn và ứng dụng của Kế toán Quản lý

Kế toán Quản trị được áp dụng trong các ngành nghề khác nhau. Các chức năng và quy tắc cụ thể có thể thay đổi theo ngành. Chi tiết hơn, nó được mở rộng đến ba lĩnh vực chính sau:

  • Quản lý rủi ro: Đóng góp vào khuôn khổ và thực tiễn xây dựng để xác định, đo lường, quản lý và báo cáo rủi ro nhằm hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
  • Quản lý chiến lược: Nâng cao vai trò của kế toán quản trị như một đối tác chiến lược trong tổ chức.
  • Quản lý hiệu suất: Phát triển việc ra quyết định kinh doanh và quản lý hiệu quả.

Theo CMA: "Chuyên viên Kế toán Quản trị áp dụng kiến thức và chuyên môn của bản thân vào việc chuẩn bị và trình bày thông tin tài chính, cũng như ra các quyết định nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách và kiểm soát cam kết".

Đọc thêm: Các yếu tố cần xem xét khi chọn phần mềm kế toán (Phần 1)

Sự khác biệt giữa Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính

Các doanh nghiệp sử dụng thông tin kế toán để xác định kế hoạch hành động trong tương lai, xem xét hiệu suất trong quá khứ và đánh giá hoạt động kinh doanh hiện tại.

Các nhà đầu tư tuy không tham gia vào các hoạt động kinh doanh hằng ngày nhưng họ cần biết kết quả của các khoản đầu tư của mình. Trong khi đó, các nhà quản lý cần thông tin để nhanh chóng đưa ra các quyết định kinh doanh hàng ngày, dẫn đến thực tế là Kế toán Quản trị và Tài chính có các đối tượng khác nhau.

Cụ thể, Kế toán Tài chính được sử dụng để trình bày tình trạng tài chính của một tổ chức cho các bên liên quan, ví dụ Giám đốc, cổ đông, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư khác. Kế toán Tài chính báo cáo một khoảng thời gian cụ thể trong quá khứ và cho phép người đọc biết được kết quả doanh nghiệp đã hoạt động như thế nào.

Mặt khác, Kế toán Quản trị được sử dụng bởi các nhà quản lý để đưa ra quyết định liên quan đến các hoạt động hàng ngày. Nó không dựa trên hiệu suất trong quá khứ, mà dựa vào xu hướng hiện tại và tương lai, và do đó có thể không cung cấp những số liệu và thông tin tuyệt đối chính xác. Bởi vì các nhà quản lý thường phải đưa ra quyết định nhanh trong một môi trường đầy biến động nên Kế toán Quản trị phụ thuộc rất nhiều vào các dự báo và xu hướng thị trường.

Đọc thêm: Tự động hóa hệ thống báo cáo tài chính với Infor SunSystems

Sự khác biệt chính giữa Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính được tóm tắt trong bảng dưới đây:

 

Kế toán Quản trị

Kế toán Tài chính

+ Báo cáo kế toán

Chỉ dành cho các quản lý trong tổ chức; mang tính nội bộ; cần thiết cho người lãnh đạo.

Cổ đông, chủ nợ và cơ quan công quyền; công khai cho mọi bên liên quan; quan trọng đối với các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.

+ Thông tin kế toán

Chủ yếu theo hướng dự báo, dựa trên mô hình trừu tượng để hỗ trợ việc ra quyết định chung; được tính toán khi tham chiếu nhu cầu của người quản lý.

Theo lịch sử hoạt động, tùy chỉnh theo từng trường hợp; được tính toán khi tham chiếu các chuẩn mực kế toán chung.

+ Tính chất

Cung cấp và phân tích thông tin của từng sản phẩm, hoạt động cá nhân, đơn vị, nhà máy, hiệu suất vận hành, v.v...

Tập trung vào tình hình toàn bộ công ty.

+ Số liệu

Thường là dự đoán hoặc ước lượng.

Có độ chính xác cao và phải tuân theo Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP).