Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence, EI, hay EQ - chỉ số cảm xúc, khác với chỉ số IQ) là một thuật ngữ tuyệt vời nhưng có phần phức tạp, khó để thực hành và cải thiện. Nếu được chú trọng và phát triển đúng cách, trí tuệ cảm xúc cũng góp phần vào thành công của một tổ chức. Liệu bạn đã thực sự hiểu EI?
Dưới đây là 3 điều cần lưu ý về lĩnh vực này.
Điều đầu tiên, đừng để từ “thông minh’’ đánh lừa bạn nhé. Không giống như chỉ số IQ, EI không có liên quan đến khả năng nhận thức và không có nghiên cứu nào chứng minh rằng người nào có chỉ số IQ cao thì sẽ có chỉ số EQ cao cả. Trên thực tế, EI bao gồm 3 kỹ năng:
Vì thế, EI không chỉ gói gọn trong những vấn đề về cảm xúc của bạn, mà còn bao gồm cả việc làm như thế nào để hiểu cảm xúc chính mình, quản lý chúng và vận dụng chúng thật tốt. Chỉ số hoàn toàn không liên quan đến tính toán nhanh và chính xác, hay sở hữu vốn từ vựng rộng lớn.
Điều lưu ý thứ hai là chưa chắc EI có thể điều chỉnh được qua các khóa đòa tạo. Đó là vì trí tuệ cảm xúc, EI, cũng giống như khả năng nhận thức và quản lý cảm xúc của chúng ta vậy, khá ổn định theo thời gian.
Tuy vậy, nó không phải là cứng nhắc nhưng để có thể cải thiện chỉ số EI của một người, bạn cần nỗ lực cố gắng và hướng dẫn nghiêm túc để có được kết quả lâu dài. Và mặc dù quay quanh từ “cảm xúc’’, phạm vi của chỉ số EI có thể chạm tới nhiều khía cạnh khác, bao gồm các kĩ năng giao tiếp, quản lý áp lực và chánh niệm. Điều đó có nghĩa là bạn phải chịu khó đầu tư cả về thời gian và công sức để trau dồi các nhân tố quan trọng này.
Nhưng nếu bạn muốn thay đổi chỉ số EI thì sau đây là điều thứ ba cần lưu ý: cảm xúc không phải là yếu tố bạn cần phải thay đổi. Thay vào đó, yếu tố cốt lõi mà bạn cần cải thiện lại là chính hành vi của bạn. Khi bị kích thích bởi môi trường, cảm xúc hình thành như phản ứng của não và được diễn giải thành hành vi của bạn.
Nếu quan tâm đến EI, có lẽ bạn đã từng tìm kiếm nền tảng cơ bản cho năng lực cảm xúc, và về cơ bản, trong mỗi khía cạnh của EI, bạn nên thể hiện hành vi, chứ không phải cảm xúc hay cảm giác, ra bên ngoài.
Một nghiên cứu đã cho thấy một công ty có thể tăng trưởng 34% về lợi nhuận và xây dựng thành công một bầu không khí nội bộ tích cực với các nhà quả lý sở hữu EI cao. Trên khía cạnh cá nhân, EI cao làm tăng mức độ thành công trong nghề nghiệp, sức khỏe và sự hạnh phúc.
Nghe có vẻ hấp dẫn phải không?
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các chủ đề về Quản lý Tài năng, vui lòng đăng ký Blog để cập nhật những thông tin mới nhất.