Trong bài blog trước, chúng tôi đã thảo luận 3 phương pháp chính để các nhà bán lẻ quản lý hiệu quả kho hàng của mình. Ở phần 2 này, hãy cùng tìm hiểu 4 phương pháp còn lại là gì.
Hợp nhất các hệ thống quản lý kho hàng vào chỉ một hệ thống trung tâm duy nhất để đảm bảo bạn có thể kiểm soát toàn bộ hệ thống cửa hàng một cách hiệu quả và hạn chế xảy ra lỗi. Thêm vào đó, quản lý kho hàng trên một hệ thống duy nhất cho phép tối đa hóa khả năng bán hàng.
Ví dụ như: nếu hệ thống cho thấy một cửa hàng đang có lượng bán ra nhanh chóng và có nguy cơ hết hàng, bạn có thể dễ dàng nắm bắt và chuyển thêm hàng từ cửa hàng gần nhất nhằm duy trì tốc độ và tăng lợi nhuận bán hàng.
Đọc thêm: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng cải tiến hệ thống POS
Bên cạnh đó, việc hợp nhất hệ thống quản lý hàng hóa giúp tránh các lỗi thường gặp khi quản lý kho hàng trên nhiều hệ thống khác nhau, ví dụ như nhập bán một mặt hàng hai lần hoặc các lỗi giấy tờ khác. Quản lý kho hàng một cách rải rác sẽ tạo các vấn đề ẩn do xử lý dữ liệu kém hiệu quả và thiếu kĩ năng quản lý.
"Hao hụt hàng hóa" là sự hư hao của hàng hóa chủ yếu do hư hỏng, trộm cắp, thất lạc hoặc sai sót trong giấy tờ. Những tổn thất trong kho hàng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp. Theo một khảo sát của tổ chức National Retail Security Survey (NRSS), trung bình các nhà bán lẻ phải chịu 1,47% hao hụt và 15,3% trong số đó là các vấn đề bắt nguồn từ quản lý giấy tờ.
Cách tốt nhất để hạn chế vấn đề này là cài đặt một hệ thống quản lý kho hàng tự động. Các ứng dụng như bảng tổng hợp và các phép tính bán lẻ có thể hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.
Một nghiên cứu của Trường đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng khách hàng giảm hẳn ý định mua sắm khi gặp tình trạng hết hàng. Để tránh mất khách hàng tiềm năng, các nhà bán lẻ nên bắt đầu tích hợp thông tin hàng hóa, dữ liệu bán hàng của họ vào hệ thống POS.
Một hệ thống tự động tạo điều kiện để các nhà bán lẻ dự đoán xu hướng, hành vi của khách hàng cũng như đối chiếu doanh thu bán hàng theo mùa của các năm trước, từ đó luôn duy trì lượng hàng hóa thích hợp.
Một hệ thống POS hiện đại hỗ trợ bạn tính năng cung cấp các báo cáo sell-through (tổng lượng hàng bán ra) và weeks of supply (tổng lượng hàng có sẵn chia cho trung bình hàng bán ra hằng tuần) chính xác nhất, dựa trên tình trạng bán hàng và từ các thông số hiệu suất của bạn. Cụ thể hơn, một hệ thống POS hiện đại có những lợi ích sau:
Đọc thêm: Phần mềm ERP cho ngành bán lẻ là gì?
Một trong những chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn là lượng hàng tồn đọng vì nó hạn chế khả năng nhập hàng mới, cũng như tăng chi phí vận chuyển của doanh nghiệp. Để quản lý các mặt hàng lỗi thời, bạn có thể dựa trên thông tin từ các báo cáo sell-through và weeks of supply. Với sự tính toán hợp lý, các nhà bán lẻ có thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề và có giải pháp hiệu quả.
Một vài cách để loại bỏ hàng hóa lỗi thời:
Đọc thêm: Thách thức cho ngành bán lẻ từ sự bùng nổ của thiết bị di động
Hành động thiết thực nhất hiện nay cho các nhà bán lẻ là xem xét bức tranh toàn cảnh và không đánh giá thấp tầm quan trọng của việc quản lý kho hàng. Một công cụ quản lý kho hàng phù hợp tạo ra hình ảnh thương hiệu riêng cho nhà bán lẻ và tạo khách hàng trung thành. Để có thể phân phối hàng hóa hiệu quả và tối đa hóa mức bán ra, các nhà bán lẻ nên cân nhắc cài đặt ứng dụng theo dõi dữ liệu kho hàng cũng như tập trung hóa hệ thống quản lý kho hàng.
Một kế hoạch quản lý kho hàng tốt có thể hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát lợi nhuận, giám sát hao hụt hàng hóa, tăng nhận dạng thương hiệu và quản lý hàng hóa lỗi thời. Với lượng hàng hóa chất lượng, các nhà bán lẻ chắc chắn có thể tạo dấu ấn và giữ chân khách hàng tiềm năng trong thời gian dài.
Bạn quan tâm đến chủ đề quản lý kho hàng? Nhấn đăng kí vào blog của TRG hoặc yêu cầu một buổi dùng thử phần mềm Retail Pro ngay bây giờ!