Ngành khách sạn đã trải qua một “cuộc cách mạng” thực sự khi chuyển đổi từ các hệ thống quản lý khách sạn truyền thống (PMS) tại chỗ sang nền tảng đám mây. Sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ứng biến linh hoạt hơn đồng thời cải thiện năng suất nhân viên.
Chắc chắn rằng khi công nghệ càng phát triển, các giải pháp PMS sẽ càng trở nên tinh vi hơn nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người dùng. Hãy cùng TRG điểm qua một số xu hướng phát triển của giải pháp PMS dành cho ngành khách sạn qua bài viết hôm nay nhé.
Mục Lục:
Trong cuộc thăm dò năm 2023 do Hotelogix thực hiện, 62% cho biết sẽ di chuyển hệ thống quản lý khách sạn lên nền tảng đám mây1.
PMS đám mây cho phép người quản lý truy cập, dữ liệu và đưa ra quyết định nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, các giải pháp đám mây cũng đảm bảo tính bảo mật cao cho dữ liệu khách hàng nhờ các tính năng tiên tiến.
Đọc thêm: Giải đáp: Phần mềm quản lý khách sạn PMS là gì?
Một ưu điểm khác của PMS đám mây là khả năng tích hợp với nhiều hệ thống khác nhau, từ hệ thống đặt phòng trực tuyến đến các phần mềm quản lý tài chính. Nhờ đó, các hoạt động của khách sạn được kết nối liền mạch, tạo ra một quy trình làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp.
Hơn hết, việc chuyển đổi sang PMS đám mây còn giúp các khách sạn tiết kiệm chi phí đáng kể. Bằng cách loại bỏ nhu cầu đầu tư vào phần cứng và nhân viên IT, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí vận hành và tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Việc tích hợp AI và Machine Learning vào hệ thống quản lý khách sạn (PMS) không chỉ là một xu hướng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp trong tương lai.
Theo khảo sát mới nhất của Deloitte tại Hội nghị ngành Khách sạn Châu Âu, 44% tin rằng Generative AI sẽ được sử dụng để thu hút khách hàng2.
Thị trường AI trong ngành dịch vụ khách sạn được ước tính đát mức 8.120 triệu USD vào năm 2033 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên đến 60% trong giai đoạn dự báo3.
Tại sao AI và Machine Learning lại quan trọng?
Đọc thêm: 3 ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Khách sạn
AI và Machine Learning đang mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành khách sạn. Bằng cách tận dụng sức mạnh của công nghệ, các khách sạn có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
PMS cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh của khách sạn, từ tỷ lệ lấp đầy phòng, doanh thu trung bình hàng ngày (ADR) đến các chỉ số hiệu quả khác như RevPAR và NOI (thu nhập hoạt động ròng).
Theo báo cáo của HotelTech, 77% chủ khách sạn coi phân tích dữ liệu là ưu tiên hàng đầu4. Các công cụ phân tích dữ liệu và trí tuệ kinh doanh (business intelligence) đóng vai trò như một công cụ đắc lực, giúp các nhà quản lý khách sạn đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả dựa trên dữ liệu thực tế.
Nghiên cứu cho thấy rằng các khách sạn tận dụng giải pháp phân tích dữ liệu để dự báo nhu cầu có thể cải thiện doanh thu 5-10% và giảm chi phí hoạt động 15-20%5.
Đọc thêm: Thách thức trong quản lý dữ liệu cá nhân trong ngành khách sạn
Nhờ các báo cáo chi tiết và trực quan từ các công cụ phân tích dữ liệu và BI, các nhà quản lý có thể:
Bằng cách phân tích dữ liệu khách hàng, các khách sạn có thể xây dựng một cái nhìn toàn diện về hành vi và sở thích của từng khách hàng. Điều này giúp:
Đọc thêm: So sánh báo cáo thông thường và Business Intelligence trong quản lý khách sạn
API nguồn mở đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong ngành khách sạn, đóng vai trò như một cầu nối kết nối các hệ thống khác nhau, từ hệ thống PMS đến các ứng dụng và nền tảng bên thứ ba. Nhờ đó, khách sạn có thể xây dựng một hệ sinh thái số toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động và mang đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Việc tích hợp API giúp tự động hóa nhiều quy trình, từ đồng bộ hóa thông tin đến xử lý đặt phòng và thanh toán. Ví dụ:
Với khả năng truy cập mọi lúc, mọi nơi, ứng dụng PMS trên thiết bị di động đem đến nhiều lợi ích đáng kể. Trong đó, phải kể đến những lợi ích như:
Đối với khách hàng:
Đối với quản lý khách sạn:
Đối với nhân viên
PMS di động thường được tích hợp với các hệ thống khác như CRM, giúp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả. Nhờ đó, khách sạn có thể đưa ra các đề xuất dịch vụ phù hợp với từng khách hàng đồng thời phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.
Tựu trung, việc tích hợp các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu đã giúp các khách sạn tối ưu hóa hoạt động, đưa ra quyết định sáng suốt và mang đến trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa cao. Sự phát triển của hệ thống quản lý khách sạn PMS đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự đổi mới trong ngành.
Từ các giải pháp đám mây linh hoạt đến các tính năng phân tích dữ liệu sâu sắc, tích hợp AI và tự động hóa quy trình, PMS đã trở thành nền tảng cốt lõi của các doanh nghiệp khách sạn hiện đại. PMS không chỉ giúp quản lý hiệu quả các hoạt động hàng ngày mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan về toàn bộ hoạt động kinh doanh, từ đó hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn.
Trong tương lai, PMS sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc định hình ngành khách sạn. Việc tích hợp các công nghệ mới như Internet of Things (IoT), thực tế ảo (VR) và blockchain sẽ mở ra nhiều khả năng vô hạn, ngày càng thúc đẩy tính cá nhân hóa của các dịch vụ, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và bền vững hơn.