Từ xưa đến nay, các báo cáo của khách sạn thường được trình bày dưới dạng báo cáo Excel, bản in hay dạng pdf. Những báo cáo này được cập nhật hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng giúp nhân viên nắm được thông tin ở mức độ cơ bản đều đặn.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể đem đến nhiều vấn đề trở ngại khi thực hiện trong thời gian dài. Trong trường hợp nhà quản lý muốn thay đổi hoặc thêm báo cáo, họ phải mua thêm các dịch vụ hỗ trợ từ nhà cung cấp phần mềm hoặc thuê một chuyên gia IT có kinh nghiệm làm các báo cáo phức tạp dành riêng cho khách sạn.
Hạn chế của các báo cáo thông thường trong ngành khách sạn
Tất cả những cách trên đều rất tốn thời gian và chi phí. Tuy vậy, các nhà quản lý vẫn gặp những vấn đề như sau: Họ đã có đúng những thông tin cần thiết để ra quyết định hay chưa? Những báo cáo của họ có phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp của họ?
Thông thường, các báo cáo có thể cung cấp mọi loại dữ liệu về những gì đã xảy ra, tuy vậy lại thiếu đi một phần rất quan trọng: sự lý giải Vì sao một hoạc động hay vấn đề lại xảy ra? Tại sao doanh số tháng 4 lại tăng trưởng nhanh chóng? Lý do nào khiến lượng khách quay lại giảm đi ?
Business Intelligence ra đời để giải đáp cho những thắc mắc trên.
Khả năng tương tác với dữ liệu để đưa ra những phân tích đa chiều là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa báo cáo thông thường và BI. BI cho phép khách sạn có thể nhận ra và điều chỉnh với bất kỳ thay đổi nào trên thị trường, nền kinh tế, đối thủ và môi trường tài chính chính xác và kịp thời. Đây là một thế mạnh cạnh tranh lớn cho các khách sạn/ chuỗi khách sạn trong bối cảnh thị trường không ổn định hiện tại.
Đọc thêm: Ứng dụng Phân tích dữ liệu vào Quản trị doanh thu khách sạn
Phần lớn các phần mềm quản lý khách sạn như PMS, CRS cung cấp bộ báo cáo được dựng sẵn, không thể thay đổi, trong khi đó một vài phần mềm khác đã tích hợp BI giúp các nhà quản lý khách sạn tạo, chỉnh sửa, quản lý, so sánh và theo dõi dữ liệu thực.
Lợi ích của Business Intelligence trong ngành khách sạn
So với báo cáo chuẩn, sau đây là một số lợi ích của business intelligence (BI).
- Lựa chọn và phân tích dữ liệu đa thuộc tính
- Trình bày dữ liệu đa chiều
- Nhiều lựa chọn trong việc trình bày dạng đồ họa (Biểu đồ cột, biểu đồ hình bánh...)
- Phân tích các chỉ số dành riêng cho ngành khách sạn (ADR, APR, RevPaR, RevPOR...)
- Dự báo và phân tích xu hướng
- Chủ động đưa ra các chiến lược thay vì báo cáo về quá khứ
- Bao gồm các chức năng của hệ thống CRM với lựa chọn bán hàng chéo.
- Có thể xuất dữ liệu dưới nhiều định dạng (Excel, Pdf...)
- Tự động gửi báo cáo đối với công tác kiểm toán vào ban đêm và xây dựng kho báo cáo trong hệ thống FTP.
- Báo cáo dữ liệu thực (không phải đợi tải dữ liệu hay xuất dữ liệu hàng đêm)
- Các loại báo cáo người dùng tự định nghĩa.
- So sánh cùng kỳ hàng tháng và hàng năm.
- Giao diện nền tảng trên website
Bên cạnh đó, BI còn có thể trả lời những câu hỏi dạng như sau:
- Lượng phòng đặt từ tháng 8 cho Giáng sinh năm 2016 so sánh với lượng phòng đặt từ tháng 8 cho Giáng sinh năm 2017?
- Chúng ta đã tạo được bao nhiêu doanh thu từ việc đặt phòng trên?
- So sánh doanh thu và số lượng lưu trú của khách giữa các khách sạn trong hệ thống.
- Số liệu phân tích thị phần dựa trên mã kênh.
- Doanh thu của khách sạn theo từng thời điểm trong ngày. Điều này có thể là cơ sở cho các chương trình khuyến mãi.
- Thời gian cần để hoàn tất đặt phòng theo quốc gia
- Thời gian cần để hoàn tất đặt phòng theo từng kênh phân phối.
- Khách nào và bao nhiêu khách lưu trú nhiều hơn X (số lượng) khách sạn trong 1 hệ thống hoặc chuỗi khách sạn
***