Bạn có thể nghĩ Business Intelligence là một khái niệm mới mẻ, được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, nhưng trên thực tế thì ứng dụng tương tự như Business Intelligence đầu tiên đã xuất hiện cách đây hơn 65 năm tại Anh.
Vào năm 1951, Lyons and Co., một công ty cung cấp thực phẩm và suất ăn tại Anh, đã thử nghiệm thành công máy tính doanh nghiệp đầu tiên. Được gọi là LEO (Lyons Electronic Office), cỗ máy này chiếm một diện tích đến 460 m2, gồm 6.000 ống chân không và có xung nhịp chỉ 500 kHz.
Một trong những ứng dụng đầu tiên của LEO là tính toán lượng suất ăn cần được chế biến trong đêm dựa trên số đơn hàng nhận được trong ngày. Nói cách khác, nó biến dữ liệu thành những thông tin thúc đẩy hành động (actionable information), đây cũng chính là bản chất của Business Intelligence.
Trong một phim quảng cáo năm 1957, LEO được mô tả là có thể trích xuất “thông tin từ khối lượng dữ liệu rất lớn để các cấp quản lý có thể nhận thức được các thay đổi và có hành động thích hợp.”
Đọc thêm: Ứng dụng BI & phân tích dữ liệu cho ngành Sản Xuất tại Tesla
Theo tiêu chuẩn ngày nay thì hiệu năng của LEO thấp đến mức khó tin. Nhưng ứng dụng của nó thì không kém phần đột phá so với các ứng dụng Business Intelligence hiện đại.
Các quản lý của Lyons được cung cấp thông tin định hướng hàng động tương lai – cần làm bao nhiêu chiếc bánh – gần như theo thời gian thực – trong cùng 1 ngày. Ứng dụng cũng thúc đẩy luồng thông tin thông suốt giữa các phòng ban, trong trường hợp này là giữa bộ phận nhận đơn hàng và bộ phận chế biến.
Tất nhiên, thuật ngữ “Business Intelligence” chưa tồn tại vào thời điểm đó. Nó được hãng tư vấn Gartner khai sinh vào năm 1989 và trở nên ngày càng phổ biến. Song điều này không có nghĩa là các giải pháp tương tự như Business Intelligence chưa được triển khai trước đó, như trường hợp của Lyons đã chứng minh.
Đọc thêm: Chiến lược Business Intelligence tốt nhất cho doanh nghiệp
Từ DSS đến Business Intelligence
Thuật ngữ chung bao trùm Business Intelligence và phổ biến từ thập niên 1970 đến 1990 là DSS (Decision Support Systems – Hệ thống hỗ trợ ra quyết định). DSS có thể là bất kì hệ thống máy tính nào giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định tại các tổ chức.
Thuật ngữ này rõ ràng là dễ hiểu hơn Business Intelligence mặc dù ra đời trước. Theo Giáo sư Daniel J. Power, thì có 5 loại DSS:
- DSS hướng mô hình nhấn mạnh khả năng xử lý các mô hình tài chính, tổ chức, mô phỏng v.v… Một ví dụ đơn giản là add-in tính tối ưu hóa dành cho Excel.
- DSS hướng dữ liệu nhấn mạnh khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu nội bộ và dữ liệu từ bên ngoài của doanh nghiệp, đôi lúc là xử lý theo thời gian thực. Kho dữ liệu (data warehouse) kết hợp với công cụ OLAP là một ví dụ tiêu biểu.
- DSS hướng giao tiếp như bảng thông tin điện tử hay các ứng dụng hội thảo trực tuyến giúp thúc đẩy các quy trình cộng tác và giao tiếp trên toàn tổ chức.
- DSS hướng tài liệu lưu trữ, quản lý và phân tích hệ thống tài liệu của tổ chức.
- DSS hướng kiến thức như các hệ thống A.I. và hệ thống chuyên gia (expert system) hỗ trợ khả năng giải quyết vấn đề.
Các giải pháp Business Intelligence về cơ bản là DSS hướng dữ liệu được ứng dụng tại doanh nghiệp. Chúng đều nhắm mục tiêu cải thiện khả năng ra quyết định dựa trên thông tin thực tế.
Infographic: 4 bước để quản lý dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả hơn
Ngoài ra, nhiều giải pháp BI hiện đại cũng có thể được xem là DSS hướng giao tiếp vì chúng được trang bị những công cụ hỗ trợ cộng tác như bảng thông tin tương tác trên nền web.
Như vậy, Business Intelligence là gì và nó đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Business Intelligence là gì?
Trong thời kỳ số hóa hiện nay, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều tạo ra và tiêu thụ một lượng dữ liệu khổng lồ. Tuy nhiên, phần lớn dữ liệu này lại không được khai thác triệt để do tính phức tạp và quy mô quá lớn.
Các phần mềm BI giúp bạn thấu hiểu dữ liệu và biến chúng thành thông tin có khả năng thúc đẩy hành động, giúp doanh nghiệp nhanh chóng cải thiện cách hoạt động và quyết định.
Trước khi dùng giải pháp BI |
Sau khi dùng giải pháp BI |
Thông tin bị phân mảnh, không đồng nhất. |
Thông tin được phân tích và chia sẻ toàn doanh nghiệp. |
Khó theo dõi, đánh giá toàn diện và chính xác các hoạt động kinh doanh. |
Bạn có cái nhìn thực tiễn và toàn diện mọi mặt hoạt động của công ty. |
Doanh nghiệp chỉ hoạt động ở “thì hiện tại”, không học được từ kết quả trong quá khứ và cũng không thể dự đoán được tương lai. |
Thấu hiểu nguyên nhân và chi tiết những sự kiện đã xảy ra, học hỏi từ các kết quả, và tự tin dự đoán tương lai. |
Thông tin không đầy đủ, sai lệch, thậm chí chỉ dựa vào trực giác dẫn đến việc quyết định vội vàng. |
Quyết định chắc chắn nhờ thông tin và số liệu đã được kiểm chứng. |
Đăng ký theo dõi Blog của chúng tôi để được cập nhật kiến thức mới nhất về Business Intelligence.