Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc ngày nay, quản lý dữ liệu là một thách thức chung đối với hầu hết các doanh nghiệp. Khối lượng dữ liệu ngày càng tăng nhanh chóng mặt khiến việc quản lý trở nên khó khăn và tốn kém. Nếu bộ phận IT của bạn đang "đau đầu" trong công tác quản lý dữ liệu thì đó cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, đáng mừng là vẫn có một số giải pháp có thể giúp các doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả hơn mà không cần phải tăng nhân sự và ngân sách cho bộ phận IT.
Đọc thêm: Vì sao vị trí Giám đốc Dữ liệu (CDO) ngày càng phổ biến?
Dưới đây là 4 bước mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để cải thiện hệ thống quản lý dữ liệu của mình hiệu quả hơn.
Nội dung
- Đánh giá tổng quát và toàn diện
- Tích hợp sử dụng nhiều giải pháp lưu trữ
- Nên lưu trữ dữ liệu trên đám mây (cloud) hay kho lưu trữ đối tượng (object storage)?
- Tự động hóa quy trình quản lý dữ liệu
1. Đánh giá tổng quát và toàn diện
Điều kiện tiên quyết để giải quyết một vấn đề là bạn phải hiểu rõ vấn đề đó. Tương tự, để quản lý dữ liệu hiệu quả, điều quan trọng trước tiên là phải có cái nhìn tổng thể về lượng dữ liệu mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Nếu không hiểu rõ mức độ quan trọng của từng loại thông tin thì doanh nghiệp đang phung phí ngân sách của việc lưu trữ và phân tích dữ liệu. Sở hữu một cái nhìn tổng thể về những tài nguyên sẵn có sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực và ngân sách một cách hiệu quả, tối ưu.
Tìm hiểu thêm: Giới thiệu sơ lược về quản lý dữ liệu và dân chủ hóa dữ liệu
Một trong những cách giúp có được bức tranh tổng thể đó chính là tận dụng các phần mềm chuyên xử lý metadata để xác định các yếu tố như một file dữ liệu cụ thể được mở lần cuối khi nào, được thay đổi khi nào, bởi ai, bằng ứng dụng nào v.v…
Những dữ liệu không được truy cập, chỉnh sửa sau một thời gian nhất định (1 tháng, 1 năm…) nên được xác định là dữ liệu ưu tiên thấp và được chuyển sang các hệ thống lưu trữ có hiệu năng và chi phí thấp.
Các công cụ phân tích dữ liệu này cũng có thể xác định các mẫu và xu hướng trong dữ liệu. Điều này sẽ giúp bạn xác định dữ liệu nào là quan trọng đối với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Đọc thêm: 9 nguyên tắc giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả hơn
2. Tích hợp sử dụng nhiều giải pháp lưu trữ
Rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay đang dùng cùng lúc nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu. Khoảng 80% doanh nghiệp sử dụng từ hai nhà cung cấp IaaS hoặc PaaS trở lên, trong đó 86% sử dụng ít nhất 11 nhà cung cấp SaaS.
Thậm chí nhiều doanh nghiệp dù có quy mô nhỏ hơn cũng vướng phải thực trạng tương tự. Quá nhiều ứng dụng dẫn đến tình trạng dữ liệu bị phân mảnh, khó kiểm soát và tốn kém, đặc biệt là khi doanh nghiệp phát triển, các hệ thống này buộc phải mở rộng theo.
Ngoài ra, quá nhiều nền tảng cũng lúc khiến việc truyền dữ liệu qua lại giữa các hệ thống lưu trữ trở nên khó khăn, có khả năng xảy ra tình trạng nhiều dữ liệu quan trọng phải nằm lại hệ thống cũ thay vì được chuyển đến các hệ thống có hiệu suất cao hơn.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách ảo hóa dữ liệu.
Ảo hóa dữ liệu tạo ra một không gian tên chung (global namespace) cho tất cả các hệ thống lưu trữ bằng phần mềm chuyên dụng. Nhờ đó, các ứng dụng có thể truy cập bất kỳ dữ liệu nào, dù có đang được lưu trữ ở đâu.
Khi ảo hóa dữ liệu, đường dẫn kiểm soát (control path) và đường dẫn dữ liệu (data path) được tách biệt, giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát dữ liệu bị phân mảnh ở nhiều hệ thống khác nhau.
Đọc thêm: Đừng để data lake của doanh nghiệp trở thành 'đầm lầy dữ liệu'
Nhờ đó, dữ liệu quan trọng có thể được ưu tiên chuyển đến các hệ thống có hiệu suất cao, trong khi dữ liệu ít quan trọng hơn được chuyển đến các hệ thống có hiệu năng thấp hơn. Phương pháp này cũng giúp tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian so với quá trình di chuyển dữ liệu truyền thống (data migration).
Tóm lại, ảo hóa dữ liệu là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả hơn, tăng cường hiệu suất và giảm chi phí.
3. Nên lưu trữ dữ liệu trên đám mây (cloud) hay kho lưu trữ đối tượng (object storage)?
Lưu trữ dữ liệu trên đám mây và lưu trữ đối tượng là những giải pháp hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí IT. Tuy nhiên, việc tích hợp với các giải pháp lưu trữ khác mà doanh nghiệp đang dùng sẽ là một thách thức lớn.
Khi đưa dữ liệu lên đám mây, doanh nghiệp phải đảm bảo vẫn có thể chuyển những dữ liệu đó trở lại hệ thống lưu trữ tại chỗ (on-premises) khi cần thiết.
Trên thực tế, việc đưa dữ liệu lên đám mây sẽ ít tốn kém hơn quá trình ngược lại do dữ liệu khi được đưa lên đám mây sẽ được lọc và loại bỏ những thông tin trùng lặp (deduplication). Ngược lại, nếu muốn đưa dữ liệu trở lại các hệ thống tại chỗ, bạn cần đảo ngược quá trình deduplication và tái lập các data chunk (còn gọi được là rehydration).
Nếu không cân nhắc kỹ lưỡng hướng đi và tương lai sử dụng dữ liệu, doanh nghiệp không những sẽ không tận dụng được lợi thế của đám mây mà còn tiêu tốn chi phí vô ích.
Đọc thêm: Bí quyết di chuyển dữ liệu lên đám mây thành công
4. Tự động hóa quy trình quản lý dữ liệu
Tự động hoá là bước cuối cùng của quy trình quản lý dữ liệu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn tự động hóa từng bộ phận cụ thể hoặc toàn bộ hệ sinh thái công nghệ của doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp muốn tự động hóa toàn bộ các hoạt động quản lý dữ liệu trên nhiều hệ thống lưu trữ, bạn có thể tìm hiểu các phần mềm quản lý metadata (metadata engine).
Với tốc độ phát triển của công nghệ, việc ứng dụng machine learning và trí tuệ nhân tạo vào quản lý thông tin không còn là ý tưởng xa vời, thậm chí còn đang dần trở nên phổ biến.
Trong tương lai gần, phần mềm sẽ có thể tự nhận biết mô hình, xu hướng chẳng hạn như dữ liệu nào được sử dụng nhiều vào cuối mỗi tháng hoặc có thể được lập trình để dữ liệu đó tự động di chuyển sang các hệ thống lưu trữ hiệu suất cao.
Với tư cách là Đối tác Vàng của Infor, TRG International tự hào cung cấp gói công nghệ Infor SaaS hoàn chỉnh và các giải pháp khác của Infor để phục vụ nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp bạn, bất kể quy mô và ngành nghề của bạn là gì.
Trong lĩnh vực phần mềm đám mây, Infor luôn đi đầu trong việc cung cấp các ứng dụng quản lý doanh nghiệp chuyên biệt theo từng ngành. Với giải pháp Infor SaaS, Infor cam kết giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình chuyển đổi số và khai thác tối đa tiềm năng của mình.
Tìm hiểu lợi ích và tiềm năng của Infor SaaS có thể đem đến cho doanh nghiệp bạn thông qua brochure bên dưới và sở hữu bí quyết để số hóa thành công ngay hôm nay!