<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Tổng hợp những gì bạn cần biết về lập ngân sách doanh nghiệp

Đăng bởi Rick Yvanovich

Find me on:
vào

Lập ngân sách là một công đoạn không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào. Nhằm giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về quy trình lập ngân sách, bài viết ngày hôm nay sẽ tập trung vào các yếu tố cơ bản nhất mà một bản ngân sách hoàn thiện cần phải có nhằm giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về quy trình tài chính cốt lõi và phức tạp này.

Ngân sách là gì? Những gì doanh nghiệp cần biết để lập ngân sách

Nội dung

Ngân sách là gì? 

Tựu trung, lập kế hoạch ngân sách là quá trình tính toán và dự đoán trước những chi phí và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có được trong tương lai một tháng/ một quý/ một năm sắp tới. Ngân sách không chỉ đóng vai trò định hướng tài chính mà còn cho phép doanh nghiệp đánh giá thực trạng kinh doanh và xác định mục tiêu tương lai 5 hoặc 10 năm sắp tới. 

Phương thức lập kế hoạch ngân sách hiệu quả nhất là bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn (trong khoảng vài tháng đến 1 năm) và dài hạn (ít nhất 3 đến 5 năm). Kế hoạch dài hạn sẽ được điều chỉnh nếu bản kế hoạch ngắn hạn có bất kỳ thay đổi nào.

Đọc thêm: Vì sao không nên kiểm soát quá chặt chi phí quản lý doanh nghiệp (GA)? 

Không chỉ doanh nghiệp mới cần lập ngân sách. Ngân sách cũng đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng cân bằng tài chính của một cá nhân, một quốc gia, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc bất kỳ tổ chức, quy trình nào tạo ra tiền và dùng tiền để chi trả.

Có 5 loại ngân sách phổ biến: 

  • Ngân sách tổng thể (master budget): cung cấp cái nhìn tổng thể về tình trạng tài chính hiện tại của từng phòng ban trong toàn doanh nghiệp. 
  • Ngân sách hoạt động (operating budget): dự báo và phân tích nguồn thu nhập và chi tiêu sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. 
  • Ngân sách dự báo dòng tiền (cash flow budget): sự lưu chuyển của đồng tiền trong doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.  
  • Ngân sách tài chính (financial budget): giữ vai trò chiến lược giúp doanh nghiệp quản lý tài sản, dòng tiền, lợi nhuận và chi tiêu. 
  • Ngân sách cố định (static budget): số liệu của ngân sách luôn cố định dù các yếu tố khác như doanh số, lợi nhuận ròng hay hàng tồn kho thay đổi. 

Dao động số liệu giữa doanh thu và chi tiêu sẽ giúp xác định kết quả cuối cùng của ngân sách - thặng dư ngân sách (dẫn đến lợi nhuận), ngân sách cân bằng (thu bằng với chi) hoặc là thâm hụt ngân sách (chi ra nhiều hơn thu vào).

Đọc thêm7 "thảm họa" tài chính do sai sót khi sử dụng Excel (Phần 2)

Trở về đầu trang

Tải Bộ tài liệu về InforSunsystemsCloud

Cần bao nhiêu thời gian để lập ngân sách?

Theo một nghiên cứu của APQC thực hiện trên 2.617 doanh nghiệp vào năm 20171, các doanh nghiệp có năng suất cao sẽ hoàn thành ngân sách trong khoảng 25 ngày. Tuy nhiên, với đa số doanh nghiệp, con số này lên đến 56 ngày hoặc hơn. Trung bình, việc lập ngân sách mất khoảng 32 ngày.

Vì sao lại tốn nhiều thời gian như vậy?

Ngân sách của doanh nghiệp thường tổng hợp nhiều bản kế hoạch do nhiều bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp đề xuất lên. Sales, Marketing, Nhân sự, Hành chính, Chăm sóc Khách hàng, v.v… tất cả đều có một biên bản ngân sách riêng.

Trước khi đề xuất lên cấp quản lý cao hơn, những bản ngân sách này đều phải trải được kiểm tra, điều chỉnh gắt gao. Ngay cả những tập đoàn nổi tiếng hàng đầu cũng phải điều chỉnh bản ngân sách bộ phận ít nhất ba lần trước khi gửi đi. 

Đọc thêm: Dana-Faber cắt giảm 40% thời gian lập ngân sách như thế nào?

Ngoài ra, những yếu tố không thể đoán trước được như biến động tỷ giá, tình hình chính trị không ổn định, hệ thống hậu cần phức tạp và những mâu thuẫn quốc tế khác đều có thể góp phần khiến ngân sách trở nên “mơ hồ”, khó đoán.

Trở về đầu trang

Kế hoạch ngân sách cần phải có bao nhiêu phiên bản? 

Trong một nghiên cứu khác của APQC trên 1.450 doanh nghiệp2, 25% doanh nghiệp năng suất cao cho biết họ chỉ có tối đa 4 phiên bản ngân sách. Trong khi đó, 25% doanh nghiệp năng suất thấp thường thực hiện ít nhất 8 phiên bản trước khi có được một kế hoạch hoàn chỉnh.

Đọc thêm: Giải pháp lập kế hoạch và ngân sách cần những tính năng gì?

Nhằm giảm tải công việc cũng như rút ngắn quy trình xét duyệt, doanh nghiệp cần: 

  • Gia tăng tính minh bạch: bộ phận quản lý cấp cao và các quản lý phòng ban cần thẳng thắn trao đổi những mục tiêu cần đạt được trong tương lai, đồng thời khuyến khích những cá nhân liên quan đóng góp ý kiến để tránh gây nhầm lẫn, hiểu sai ý khi giao tiếp. 
  • Đặt thời hạn: ấn định thời gian hoàn thành rõ ràng dưới dạng văn bản, đảm bảo mọi nhân viên đồng ý với thời gian được đề xuất và họ cam kết hoàn thành công việc được giao trước thời hạn. 
  • Loại bỏ “góc tối” của dữ liệu: ngân sách của một phòng ban cũng có ảnh hưởng nhất định đến phòng ban khác. Việc chia sẻ thông tin quan trọng giữa các bộ phận giúp tránh tình trạng "góc tối" của dữ liệu và tránh việc điều chỉnh ngân sách nhiều lần.
  • Quy trình lập ngân sách tập trung: việc gửi bản kế hoạch tới lui nhiều lần để kiểm tra chắc chắn sẽ dẫn đến sai sót. Quản lý phải nhận biết được đâu là phiên bản ngân sách mới nhất và ai là người chịu trách nhiệm chỉnh sửa cuối cùng. Lưu trữ duy nhất một file và giao trọng trách quản lý file đó cho một cá nhân sẽ giúp ngăn ngừa trường hợp sao chép ngân sách và giảm nguy cơ trì hoãn.

Đọc thêm: 7 yếu tố cần thiết để xây dựng văn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp

Trở về đầu trang

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ngân sách? 

Bảng cân đối kế toán (balance sheet), báo cáo kết quả kinh doanh (income statement) và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (statement of cashflow) là ba bản báo cáo tài chính quan trọng nhất khi lập ngân sách.

  • Bảng cân đối kế toán dự đoán tài sản của doanh nghiệp, các khoản phải trả cũng như vốn cổ đông vào cuối kỳ kế toán. Thông qua bảng cân đối này, lãnh đạo và quản lý có thể nhận thấy ngay những khoản có dấu hiệu báo động (ví dụ như các công nợ xấu). 
  • Báo cáo kết quả kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ, profit and loss statement) thể hiện lợi nhuận và các loại phí tổn dự kiến. Các nhà đầu tư cũng như bên cho vay thường xem xét báo cáo này nhằm đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Chính vì vậy mà mọi số liệu thể hiện trên bảng báo cáo này cần phải hợp lý và tuân thủ theo tiêu chuẩn kế toán.  
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phân tích dòng tiền trong doanh nghiệp. Thông thường các khoản tiền mặt được liệt kê vào một trong ba nhóm: vận hành, tài chính và các hoạt động đầu tư. Mục tiêu là nhằm phân loại tất cả giao dịch bằng tiền mặt và duy trì đủ lượng tiền nhận vào để hỗ trợ các hoạt động vận hành của doanh nghiệp.

Trở về đầu trang

Dang ky nhan tin tu TRG Blog

Lợi ích của việc lập ngân sách 

Một ngân sách chi tiết, rõ ràng sẽ thúc đẩy các lãnh đạo phải dự tính trước cho tương lai và hoạch định hướng phát triển cho doanh nghiệp.

Như đã đề câp ở bên trên, ngân sách của bộ phận A sẽ ảnh hưởng nhất định đến ngân sách của bộ phận B. Vì vậy, doanh nghiệp nên khuyến khích các bộ phận tăng cường hợp tác nhằm tăng tính minh bạch. 

Đọc thêm: Giá trị thật của dự toán ngân sách doanh nghiệp

Hiệu suất thực tế cũng cần được so sánh với ngân sách dự kiến để sau đó xem xét, nghiên cứu và phân loại các biến số vào một trong hai nhóm “có thể kiểm soát” và “không thể kiểm soát.” Kết quả sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá và đề ra giải pháp phù hợp cho vấn đề.

Một bản kế hoạch được thực hiện thông qua hợp tác chặt chẽ sẽ giúp nhân viên bạn hiểu rõ hơn những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, đảm bảo những tài nguyên khan hiếm được phân bổ thích hợp, đồng thời khuyến khích mọi người cùng tham gia vào quy trình và duy trì gắn kết giữa các cá nhân, bộ phận.

Trở về đầu trang

Bất lợi của việc lập ngân sách 

Tuy cần thiết nhưng ngân sách vẫn có những bất cập đáng kể. 

Đầu tiên chính là quy trình lập ngân sách đặc biệt tốn thời gian. Thêm vào đó, đa số ngân sách đều được lập dựa trên suy đoán, chính vì vậy mà độ chuẩn xác của ngân sách thường không cao. Trừ phi bộ phận quản lý có thể điều chỉnh ngân sách ngay khi cần thiết, quản lý bộ phận sẽ tiếp tục vận hành dựa trên những suy đoán thiếu chính xác ban đầu. 

Đọc thêm: 10 lý do vì sao bạn cần tự động hóa quản lý chi phí công ty 

Trong một số trường hợp, quản lý sẽ cố tình đề xuất một mức lợi nhuận cực thấp nhưng lại phóng đại các khoản phí nhằm nhận được mức dao động có lợi cho họ hơn khi so sánh dự toán với tình hình thực tế. 

Một vấn đề phổ biến khác chính là ngân sách hằng năm của công ty thường được dùng như một cách để đánh giá hiệu suất nhân viên. Nếu một bộ phận không đạt được kết quả mong muốn như trong ngân sách đề xuất, họ sẽ bị đánh giá là hoạt động không hiệu quả, dễ dẫn đến chán nản và suy giảm đạo đức nghề nghiệp.

Đáng nói là trọng tâm chủ yếu của việc lập ngân sách là phân bổ các nguồn tài chính. Chính vì vậy cũng khiến doanh nghiệp lơ là các lĩnh vực quan trọng khác cũng góp phần làm nên thành công cho doanh nghiệp chính là quản lý chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng.

Trở về đầu trang

Làm việc hiệu quả hơn với giải pháp tự động hóa quản lý tài chính phù hợp. Liên hệ ngay với TRG để được tư vấn thêm!

New Call-to-action

Nguồn: 

1. Brown, Marisa, “Metric of the Month: Annual Budget Cycle Times”, CFO Media, November 10, 2017, https://www.cfo.com/budgeting/2017/11/metric-month-annual-budget-cycle-times/

2. Wiggins, Perry, “Metric of the Month: Number of Budget Versions”, CFO Media, August 6, 2018, https://www.cfo.com/budgeting/2018/08/metric-of-the-month-number-budget-versions/

Chủ đề: Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi