Những công ty hoạt động trong ngành dịch vụ hậu cần (logistics) và vận tải như các hãng hàng không, tàu du lịch, đường sắt và những doanh nghiệp vận tải biển/ đường bộ luôn không ngừng đối mặt với những thách thức về kế toán và vận hành, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của công ty. Đó cũng là lý do vì sao những công ty này cần tuân theo những phương pháp kế toán thiết thực nhất nhằm quản lý dòng tiền và thanh khoản của mình.
Đọc thêm: Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp logistics thời khủng hoảng cần có gì
Những công ty logistics luôn phải đối mặt với những bất ổn trong chi phí vận hành. Biến động giá dầu và cước vận chuyển cũng có thể tác động mạnh đến các biên lợi nhuận và khả năng sinh lời của các công ty.
Ngoài ra, giữa bối cảnh thế giới số hóa hiện nay, những công ty vận chuyển cũng phải đối mặt với sức ép phải đáp ứng những thay đổi liên tục từ khách hàng. Người tiêu dùng hiện đại muốn được thỏa mãn ngay lập tức, và theo đó, nhu cầu "giao hàng hỏa tốc" hay thậm chí là "giao hàng trong ngày" đã gia tăng đáng kể.
5 phương pháp kế toán tốt nhất dành cho các công ty logistics
Để đối phó với những áp lực và nhu cầu đang gia tăng, các công ty logistics cần áp dụng ngay những phương pháp kế toán hiệu quả dưới đây.
1. Chỉ ghi nhận doanh thu khi đã chuyển giao quyền sử dụng cho khách hàng
Các công ty logistics chỉ nên ghi nhận doanh thu khi đã đáp ứng được các tiêu chí trong hợp đồng với khách hàng. Bản hợp đồng sẽ phác thảo những nghĩa vụ cần phải thực hiện từ phía công ty vận chuyển hoặc vận tải. Doanh thu lúc này sẽ được ghi nhận tại một thời điểm cụ thể hoặc theo thời gian, tùy thuộc vào thời điểm chuyển giao quyền sử dụng cho khách hàng hoặc tùy theo tính chất của loại hàng hóa/ dịch vụ đó.
Chẳng hạn, một nhà cung cấp dịch vụ như tàu du lịch sẽ ghi nhận doanh thu sau một khoảng thời gian, cùng với thời điểm khách hàng nhận và sử dụng dịch vụ đó. Mặt khác, một công ty vận chuyển nên ghi nhận doanh thu tại một thời điểm cụ thể khi khách hàng đã nhận được hàng hóa (ví dụ: sau khi đã hoàn thành việc giao hàng).
Đọc thêm: 5 lý do doanh nghiệp cần phần mềm kế toán đám mây ngay hôm nay
2. Bảo đảm ghi nhận doanh thu ít nhất một lần mỗi tháng
Các báo cáo về lưu chuyển tiền tệ, lãi lỗ và dự đoán nên được thực hiện thường xuyên, tốt nhất là tối thiểu mỗi tháng một lần. Các công ty logistics thường phải đối mặt với khối lượng giao dịch khổng lồ, nên việc kiểm soát tình hình là rất quan trọng. Việc này nhằm để quản lý tài chính của công ty và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả. Có được những ghi chép doanh thu mới nhất sẽ giúp ích cho việc ra quyết định và đảm bảo rằng các quyết định đó đều được đưa ra kịp thời.
3. Tuân thủ Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS)
IFRS là những chuẩn mực kế toán do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành, mục đích là hướng dẫn công ty chuẩn bị và công khai báo cáo tài chính của mình sao cho đúng, công bằng và có thể so sánh được với những doanh nghiệp tương tự khác trên thế giới. Những chuẩn mực này dựa trên nguyên tắc, từ đó tạo nên một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận là phương pháp tốt nhất.
Tuân thủ IFRS cực kỳ quan trọng đối với những công ty logistics và vận tải bởi nhiều công ty trong số này hoạt động toàn cầu và thực hiện không ít giao dịch xuyên biên giới. Thêm vào đó, việc nắm được một bộ chuẩn mực kế toán chung sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu được những báo cáo tài chính của các công ty cũng như phát hiện ra những cơ hội đầu tư dễ dàng hơn.
Đọc thêm: Chiến lược triển khai chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS
4. Tuân thủ luật pháp địa phương
Không những phải tuân theo IFRS, các công ty logistics còn phải chấp hành những luật lệ địa phương có ảnh hưởng đến việc kinh doanh và vận hành của công ty mình. Vì các công ty logistics và vận chuyển thường giao dịch ở nhiều nước khác nhau nên phải tường tận những luật lệ ở tất cả các quốc gia mà các công ty hoạt động cũng như những luật lệ ở nơi họ đệ trình lên báo cáo hằng năm của mình.
Đọc thêm: Từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuẩn mực quốc tế (IFRS)
5. Sử dụng phần mềm kế toán hiện đại nhất
Ngày nay có nhiều công ty vẫn đang phụ thuộc vào những phần mềm kế toán lỗi thời. Những phần mềm này không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của những doanh nghiệp hiện đại. Các công ty đang phải đối mặt với một lượng lớn dữ liệu cần được xử lý và ghi lại một cách chính xác, hơn nữa, lượng dữ liệu này phải cung cấp được những góc nhìn sâu sắc để bất kỳ bên liên quan nào cũng có thể sử dụng. Những hệ thống kế toán lỗi thời sẽ không thể xử lý lượng lớn thông tin, dẫn đến việc không hiệu quả nói chung và không hiệu quả khi đưa ra quyết định.
Một phần mềm kế toán hiện đại nền tảng đám mây sẽ cung cấp một loạt các tính năng hữu ích, bao gồm trí tuệ nhân tạo và business intelligence. Những hệ thống hiện đại này có khả năng tự động hóa các tác vụ thủ công, thúc đẩy hợp tác và tích hợp với những hệ thống doanh nghiệp khác nhằm tăng tính hiệu quả. Các hệ thống nền tảng cloud sẽ cực kỳ hữu ích cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, giúp giải quyết một lượng lớn các giao dịch đa dạng.
Tại TRG, chúng tôi cung cấp Infor SunSystems, một giải pháp quản lý tài chính toàn diện vớitính bảo mật và độ khả dụng cao. Giải pháp sử dụng hiệu quả trên cả on-premise và cloud đồng thời giải pháp còn tích hợp đầy đủ các tính năng nhằm mục đích nâng cao hiệu suất của bạn.
Với SunSystems, bạn có thể giao tiếp và cập nhật công việc một cách dễ dàng hơn thông qua nền tảng giao tiếp xã hội dành cho doanh nghiệp Infor Ming.le; Coleman AI còn giúp bạn tự động hóa tiến trình công việc; và khả năng tích hợp với các giải pháp Infor hoặc các ứng dụng bên thứ ba thông qua Infor OS (một hệ điều hành riêng biệt của Infor).
Để tìm hiểu cách làm thế nào Infor SunSystems thúc đẩy bạn và doanh nghiệp bằng những tính năng chưa từng có, chỉ cần nhấp vào nút yêu cầu bản demo dưới đây để trò chuyện cùng các chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay!