Khi dự báo tài chính không chỉ đơn thuần là lập ngân sách mà đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược, các giám đốc tài chính cần những giải pháp tinh vi hơn để làm việc hiệu quả hơn và duy trì lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, giải pháp săn có thì vô vàn, doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi phổ biến nhất xoay quanh các giải pháp dự báo tài chính. Hy vọng TRG có thể giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho tương lai của doanh nghiệp.
Đọc thêm: 10 Sai Lầm Thường Gặp trong Dự Báo Tài Chính & Cách Phòng Tránh
Mục lục
Giải pháp dự báo tài chính là gì?
Những giải pháp dự báo tài chính là những phần mềm, công cụ chuyên dụng, được thiết kế nhằm mục dích dự đoán hiệu suất tài chính tương lai của một doanh nghiệp. Các công cụ này sử dụng dữ liệu sẵn có, xu hướng thị trường hiện tại, kết hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau để dự đoán doanh thu, chi phí, và các chỉ số tài chính.
Những giải pháp này có thể có dạng add-on với giao diện spreadsheet đơn giản, thuân thuộc hoặc là những nền tích hợp AI chuyên sâu, kết nối với toàn bộ hệ thống IT của doanh nghiệp.
Hiện có những loại giải pháp dự báo tài chính nào?
Thị trường hiện đã cung cấp nhiều giải pháp dự báo tài chính đa dạng và linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
- Phần mềm dự báo chuyên dụng: Các giải pháp độc lập, được thiết kế riêng cho việc dự báo tài chính.
- Mô-đun trong bộ giải pháp lớn hơn: Giải pháp dự báo cũng có thể là một mô-đun được tích hợp sẵn và là một tính năng quan trọng trong một bộ giải pháp quản lý tài chính hoặc quản lý hiệu suất doanh nghiệp EPM/CPM nâng cao.
- Mô-đun của hệ thống ERP: Nhiều hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) cũng đã bao gồm các tính năng dự báo.
- Công cụ phân tích kinh doanh thông minh (BI): Một số nền tảng BI cũng cung cấp tính năng dự báo, kèm theo chức năng trực quan hoá và lập báo cáo.
- Tiện ích bổ sung cho ứng dụng spreadsheet: Nâng cao khả năng dự đoán của các công cụ quen thuộc như Excel.
- Giải pháp theo ngành: Được thiết kế cho các lĩnh vực cụ thể như dự báo nhu cầu bán lẻ hoặc dự báo thị trường năng lượng.
- Nền tảng AI và machine learning: Các giải pháp tiên tiến sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện độ chính xác của dự báo.
- Giải pháp dự báo nền tảng điện toán đám mây: Giải pháp phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) có thể truy cập thông qua trình duyệt web.
Doanh nghiệp nào nên đầu tư vào giải pháp dự báo tài chính?
Doanh nghiệp thuộc bất ky quy mô, lĩnh vực nào cũng đều có thể hưởng lợi từ việc đầu tư vào công nghệ thích hợp:
- Doanh nghiệp vừa và lớn: Với cấu trúc tài chính phức tạp, những tổ chức này cần các công cụ dự báo tiên tiến, chuyên sâu để quản lý hiệu quả cùng lúc nhiều nguồn doanh thu từ nhiều đơn vị kinh doanh kháu nhau.
- Doanh nghiệp nhỏ đang phát triển nhanh: Khi nhu cầu, quy trình vận hành ngày càng phức tạp theo tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, một công cụ dự báo hiệu quả sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc quản lý tài nguyên và lập kế hoạch cho tương lai.
- Công ty trong thị trường biến động: Những ngành hay thay đổi nhanh chóng như công nghệ và thời trang cần có công cụ dự báo mạnh để nhanh chóng đáp ứng và củng cố vị thế.
- Doanh nghiệp kinh doanh theo mùa: Các nhà bán lẻ, công ty du lịch, dịch vụ lữ hành và những doanh nghiệp kinh doanh theo mùa có thể hưởng lợi từ những dự báo chính xác để quản lý dòng tiền xuyên suốt năm.
- Doanh nghiệp với chuỗi cung ứng phức tạp: Các công cụ dự báo có thể giúp quản lý hàng tồn kho và dự đoán nhu cầu chính xác hơn.
- Doanh nghiệp mong muốn lập chiến lược dài hạn: Các công ty đang cân nhắc đầu tư lớn hoặc đang có kế hoạch mở rộng quy mô cần một giải pháp dự báo đáng tin cậy để đưa ra quyết định đúng đắn.
- Công ty đại chúng: Các công ty đại chúng thường cần khả năng dự báo tiên tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định báo cáo nghiêm ngặt và kỳ vọng cao của nhà đầu tư.
Đọc thêm: Thực trạng đáng lo ngại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chuyển đổi số
Các giải pháp dự báo hàng đầu trên thị trường hiện nay là gì?
Dưới đây là một vài giải pháp dự đoán tài chính phổ biến hiện nay:
- Adaptive Insights
- Anaplan
- Oracle EPM Cloud
- Prophix
- Workday Adaptive Planning
Việc lựa chọn phần mềm phụ thuộc nhiều vào quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu cụ thể, và ngân sách. Tuy được tin dùng và triển khai phổ biến nhưng không ít doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ hơn thường lựa chọn những công cụ đơn giản, quen thuộc như Excel để lập báo cáo và dự báo.
Đọc thêm: Đã đến lúc thay Excel bằng EPM (phần mềm quản lí hiệu suất)
Điểm khác biệt giữa giải pháp dự báo tài chính chuyên dụng và phương pháp truyền thống là gì?
Trong khi Excel từ lâu đã là lựa chọn phổ biến, các giải pháp chuyên về dự báo tài chính mang lại nhiều lợi thế:
- Giảm tối đa sai sót: Nhập liệu tự động và các thuật toán phức tạp giúp giảm thiểu các lỗi thường gặp do con người gây ra.
- Tính năng chuyên sâu: Phần mềm dự báo có thể xử lý những tiệp dữ liệu lớn và các mô hình phức tạp hơn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất.
- Tích hợp AI tài chính: Không ít giải pháp đã được tích hợp sẵn các mô hình tài chính, mẫu báo cáo và best practice, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng và đảm bảo tính nhất quán.
- Tăng khả năng cộng tác: Các công cụ dự báo nền tảng điện toán đám mây cung cấp tính năng cộng tác theo thời gian thực, một yếu tố mà Excel không đáp ứng được.
- Tăng cường bảo mật: Các biện pháp kiểm soát truy cập và lịch sử kiểm toán giúp bảo mật dữ liệu tài chính hiệu quả hơn.
- Phân tích nâng cao: Nhiều giải pháp hiện nay còn tích hợp cả công nghệ machine learning và AI, vượt xa các tính năng của Excel truyền thống.
Đọc thêm: Top 5 nguy cơ bảo mật đến từ hành vi hàng ngày của nhân viên
Lợi tức đầu tư (ROI) doanh nghiệp có thể kỳ vọng nhận được khi đầu tư vào giải pháp dự báo tài chính là bao nhiêu?
ROI cụ thể sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu của từng tổ chức. Nhiều công ty đã ghi nhận những lợi ích từ việc triển khai giải pháp dự báo chuyên sâu như sau:
- Tiết kiệm thời gian: Thu thập và phân tích dữ liệu tự động có thể giảm thiểu đáng thời gian cho các quy trình dự báo thủ công.
- Cải thiện độ chính xác: Những phương pháp dự báo tinh vi hơn đem đến những dự đoán chính xác hơn, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn.
- Nâng cao khả năng lập kế hoạch chiến lược: Các dự đoán chính xác cho phép lập kế hoạch dài hạn và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
- Tăng cường khả năng linh hoạt: Nhanh chóng tạo và so sánh nhiều tình huống kinh doanh, giúp doan nghiệp phản ứng tốt hơn trước những thay đổi thị trường.
- Giảm chi phí: Dự báo được cải thiện giúp quản lý hàng tồn kho, phân bổ nguồn lực, và giảm thiểu những rủi ro tài chính hiệu quả hơn.
- Củng cố lòng tin của các bên liên quan: Những dự báo tài chính chính xác và kịp thời có thể củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và những bên liên quan khác với doanh nghiệp
Những tính năng quan trọng nào cần chú ý khi lựa chọn giải pháp dự báo tài chính?
Giám đốc tài chính nên cân nhắc những tiêu chí đánh giá giải pháp dự báo sau:
- Khả năng tích hợp và quản lý dữ liệu: Bao gồm khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đồng bộ hoá thông tin theo thời gian thực. Đây là điều thiết yếu để đảm bảo thông tin dùng để dự báo luôn chính xác.
- Khả năng mô hình hoá nâng cao: Giải pháp có khả năng hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu, tạo mô hình và cho phép phân tích nhiều tình huống khác nhau hay không?
- Phân tích dự đoán và AI: Các thuật toán machine learning có thể nâng cao độ chính xác của dự báo bằng cách nhận diện các mẫu và xu hướng trong dữ liệu của doanh nghiệp.
- Báo cáo và dashboard tùy chỉnh: Giải pháp cũng cần cung cấp khả năng báo cáo linh hoạt và dashboard trực quan, giúp người dủng và quản lý nhanh chóng nắm bắt thông tin khi cần.
- Tính năng cộng tác: Quyền truy cập đa người dùng, phân quyền dựa trên vai trò, trao quyền cho đội ngũ tham gia dự báo.
- Khả năng mở rộng: Đảm bảo công cụ có thể xử lý khối lượng dữ liệu cực lớn, cấu trúc phức tạp trong cả hiện tại và tương lai.
- Quản lý phiên bản và lịch sử kiểm toán: Những tính năng này quan trọng trong việc duy trì tính minh bạch của dữ liệu và đáp ứng các yêu cầu tuân thủ.
- Lập kế hoạch tình huống: Khả năng tạo và so sánh nhiều tình huống, chi tiết khác nhau, hỗ trợ quá trình đưa ra các quyết định chiến lược.
- Tích hợp với kế hoạch tài chính: Nên ưu tiên các công cụ có khả năng kết nối liền mạch với ngân sách và các quy trình hoạch định kế hoạch tài chính khác.
- Giao diện thân thiện với người dùng: Thiết kế trực quan giúp giảm thiểu yêu cầu đào tạo và khuyến khích việc áp dụng trong toàn tổ chức.
Đọc thêm: Hành trình áp dụng IFRS tại Việt Nam: Những gì nhà lãnh đạo tài chính cần biết
Làm sao để bảo đảm triển khai giải pháp thành công?
Để thành công, dự án triển khai cần được lên kế hoạch và thực hiện cẩn trọng:
- Xác định mục tiêu rõ ràng: Hiểu rõ những gì bạn cần đạt được với công cụ mới và đảm bảo giải pháp đáp ứng mọi mục tiêu của doanh nghiệp.
- Có sự tham gia của các phòng ban liên quan: Huy động đội ngũ tài chính, nhân viên IT, và cả người dùng cuối trong quá trình chọn lọc và triển khai.
- Làm sạch và chuẩn bị dữ liệu: Đảm bảo dữ liệu của bạn chính xác và định dạng đúng trước khi chuyển đổi.
- Đào tạo bài bản, đầy đủ: Đầu tư vào việc đào tạo toàn diện cho tất cả người dùng để tối ưu hoá lợi ích của công cụ.
- Triển khai thí điểm: Bắt đầu triển khai trên quy mô nhỏ để kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề.
- Tích hợp với hệ thống sẵn có: Đảm bảo rằng giải phpá mới hoạt động liền mạch với hệ thống tài chính và vận hành của doanh nghiệp.
- Thiết lập các quy trình rành mạch: Xác định quy trình làm việc, trách nhiệm cho việc duy trì và sử dụng giải pháp dự báo.
- Giám sát và điều chỉnh: Thường xuyên kiểm tra hiệu suất của công cụ và sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết.
Kết luận
Đầu tư vào giải pháp dự báo tài chính là quyết định quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rõ các tính năng chính, lợi ích và những điều cần cân nhắc trong quá trình triển khai, bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của công ty.
Hãy nhớ rằng, giải pháp không giúp bạn dự đoán chính xác số liệu mà còn cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định tốt hơn và tự tin phát triển hơn.