Phần mềm dưới dạng dịch vụ (software-as-a-service, SaaS) chỉ những giải pháp nền tảng đám mây, giúp hạn chế những khoản đầu tư vào phần cứng hoặc bảo trì tốn kém. SaaS ngày càng phổ biến và đã dần trở thành động yêu tố thúc đẩy của nhiều dự án chuyển số hóa trong những năm gần đây.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về giải pháp công nghệ hiện đại này, cách nó hoạt động cũng như lợi ích SaaS đem đến cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành nghề.
Đọc thêm: Sơ lược các loại hình điện toán đám mây phổ biến hiện nay
Nội dung
- Software-as-a-service là gì?
- Các loại ứng dụng SaaS
- Lợi ích của SaaS
- SaaS hoạt động như thế nào?
- Nhà cung cấp SaaS quản lý bảo mật và rủi ro như thế nào?
- Ứng dụng của SaaS trong thực tế
- Kết luận
Software-as-a-service là gì?
Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) là một loại mô hình phân phối phần mềm. SaaS cho phép người dùng truy cập phần mềm, công cụ, ứng dụng, v.v. ngay tức thì dù họ đang ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào, thông qua bất kỳ thiết bị nào (laptop, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng) miễn là người dùng đang kết nối với internet.
Đăng nhập vào email của bạn, kiểm tra hộp thư, trả lời email, xóa thư rác, v.v. là một ví dụ đơn giản, điển hình về ứng dụng của SaaS. Những gì diễn ra “sau hậu trường” mà thường chúng ta không thấy được chính là nhà cung cấp email vận hành mọi khía cạnh kỹ thuật, từ bảo trì đến cập nhật nền tản.
Đọc thêm: Cloud-Washed, Cloud-Native là gì? Làm thế nào để xác định?
Quá trình phát triển của phần mềm quản lý doanh nghiệp
Phần mềm quản lý doanh nghiệp đã không ngừng phát triển mạnh mẽ từ những hệ thống tại chỗ phức tạp, tốn kém ban đầu sang các giải pháp linh hoạt hơn. Phần mềm truyền thống thường đi kèm với khoảng đầu tư khổng lồ cho phần và dịch vụ bảo trì liên tục. Các giải pháp đám mây loại bỏ những gánh nặng này.
Hệ sinh thái SaaS ngày nay đang chiếm một thị phần đáng kể, với các khoản đầu tư vốn mạo hiểm đạt 274 tỷ USD vào năm 20241. Các chuyên gia dự đoán rằng thị trường SaaS sẽ đạt 1.228,87 tỷ USD vào năm 2032, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên đến 18,4% từ năm 2024 đến năm 20322.
Thị trường giải pháp SaaS chuyên biệt cho từng ngành cũng khá khởi sắc và được dự kiến sẽ đạt 157,4 tỷ USD vào năm 2025 với CAGR là 23,9%3. Một ưu điểm nổi trội của việc tận dụng SaaS là khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, điển hình như AI và machine learning. Hai công nghệ này đang dần trở thành thành một tính năng cốt lõi của những ứng dụng SaaS hiện đại. 87% công ty SaaS đã ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn nhờ đẩy mạnh AI và những dự án cá nhân hóa3.
Điều này có nghĩa là công nghệ đám mây, đặc biệt là SaaS, sẽ không ngừng phát triển và trở nên phổ biến hơn.
Đọc thêm: 7 bước cho một dự án Digital Transformation thành công
Các loại ứng dụng SaaS
Về cơ bản, các ứng dụng SaaS được chia thành hai loại:
1. Công cụ kinh doanh cốt lõi:
- Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
- Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
- Hệ thống quản lý tài chính
- Giải pháp quản lý dự án
- v.v.
2. Hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp:
- Nền tảng quản lý nhân sự
- Giải pháp cộng tác nhóm
- Hệ thống quản lý nội dung
- Giải pháp thanh toán
- v.v.
Những giải pháp SaaS đa dạng (horizontal SaaS, ví dụ: nền tảng quản lý marketing) thường linh hoạt hơn, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nhiều ngành khác nhau hơn. Ngược lại, những giải pháp SaaS chuyên biệt theo từng ngành (vertical SaaS) nhắm đến phục vụ từng lĩnh vực cụ thể, cung cấp các công cụ chuyên dụng như hệ thống quản lý khách sạn hoặc nền tảng phân tích cho ngành bán lẻ.
Đọc thêm: So sánh chiến lược tiếp cận đám mây: Cloud-first vs. Cloud-only
Và SaaS phổ biến hơn bạn nghĩ đấy! Khoảng 99% tập đoàn và 78% các công ty nhỏ sử dụng ít nhất một giải pháp SaaS cho các tác vụ hàng ngày4, cho phép quản lý và nhân viên đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu hoặc đáp ứng các nhu cầu kinh doanh hay thay đổi.
Lợi ích của SaaS
Phần mềm SaaS ngày càng trở nên phổ biến bởi vì những lý do sau đây:
- Doanh nghiệp không cần phải đầu tư vào phần cứng, nhờ đó tiết kiệm đáng kể chi phí trả trước
- Mô hình thanh toán trước (subscription) mang lại sự linh hoạt, dễ quản lý, cho phép doanh nghiệp dự đoán trước chi phí và ngân sách
- Các nhà cung cấp SaaS chịu toàn bộ trách nhiệm bảo trì, cập nhật và quản lý cơ sở hạ tầng, vì vậy, doanh nghiệp có thể yên tâm vận hành và tận dụng các công nghệ mới nhất khi cần
- Người dùng có thể truy cập các ứng dụng SaaS từ mọi nơi, thông qua bất kỳ thiết bị và trình duyệt nào
- Mô hình này thường triển khai nhanh và dễ dàng hơn so với các giải pháp tại chỗ
- Các doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hẹp hoặc mở rộng quy mô theo nhu cầu và chỉ thanh toán cho những gì họ sử dụng
- Nhiều phần mềm SaaS còn cung cấp tính năng tự động hóa quy trình làm việc nhằm giảm các tác vụ thủ công, cải thiện cộng tác và tăng năng suất
- SaaS thường cung cấp cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép người dùng truy cập vào một phiên bản dữ liệu chính xác nhất
Đọc thêm: Infor SaaS: Nền tảng đám mây cho giải pháp doanh nghiệp
SaaS hoạt động như thế nào?
Mô hình SaaS bao gồm các yếu tố cốt lõi:
- Điện toán đám mây: Cung cấp cơ sở hạ tầng và nền tảng để lưu trữ và cung cấp các ứng dụng SaaS
- Mạng lưới Internet: Cho phép người dùng truy cập phần mềm từ bất kỳ đâu
- Trình duyệt web và ứng dụng di động: Cung cấp giao diện để người dùng tương tác với phần mềm.
- Bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu: Đảm bảo thông tin nhạy cảm luôn được bảo mật.
- Mô hình thanh toán trả trước: Điều này phù hợp với bản chất của điện toán đám mây—linh hoạt, có thể mở rộng và tiết kiệm. Các mô hình đăng ký phổ biến bao gồm:
- Cấp bậc: Các gói chi phí dựa trên tính năng, phù hợp với các giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp
- Mô hình người dùng: Thanh toán đơn giản dựa trên số lượng người dùng để dễ kiểm soát chi phí
- Mức sử dụng: Thanh toán dựa trên mức tiêu thụ thực tế, tối ưu hóa tài nguyên
- Freemium: Tham gia không rủi ro với các tùy chọn cao cấp tùy thep nhu cầu
Đối với các nhà cung cấp SaaS
Các nhà cung cấp SaaS đầu tư mạnh tay vào cơ sở hạ tầng, bao gồm máy chủ, khu vực lưu trữ, hệ thống mạng và các biện pháp bảo mật để đảm bảo tính khả dụng và hiệu suất của phần mềm luôn nhất quán, đáng tin cậy.
Nhà cung cấp thường lưu trữ ứng dụng và dữ liệu trên máy chủ và cơ sở dữ liệu của riêng họ, hoặc sử dụng dịch vụ từ những nhà cung cấp đám mây hàng đầu như AWS, Infor, VNG, v.v. Tận dụng một bên thứ ba mang cho phép các nhà cung cấp SaaS nhanh chóng tiếp cận những cải tiến công nghệ mới nhất cũng như các biện pháp bảo mật mạnh mẽ nhất. Đây là một ưu điểm quan trọng cho cả nhà cung cấp phần mềm lẫn khách hàng của họ.
Thay vì triển khai các phiên bản phần mềm khác nhau cho các hệ điều hành khác nhau, với SaaS, mọi thứ đơn giản hơn: nhà cung cấp chỉ cần "giao hàng" một lần lên "trung tâm phân phối" đám mây. Từ đó, tất cả người dùng đều có thể dễ dàng "nhận hàng" và sử dụng phiên bản mới nhất mà không cần phải chờ đợi hay cài đặt thêm bất kỳ tính năng gì.
Ngoài ra, nhà cung cấp SaaS còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ và đào tạo liên tục, thường là trực tuyến hoặc thông qua các portal thông tin chuyên dụng để đảm bảo mọi người dùng, dù ở cấp độ nào cũng đều có thể sử dụng hiệu quả phần mềm.
Một tính năng độc đáo của SaaS chính là mô hình thanh toán—khách hàng chi trả một khoản phí cố định định kỳ thay vì phí một lần duy nhất. Mô hình subscription này cho phép các nhà cung cấp SaaS tạo ra nguồn doanh thu ổn định hơn và đạt được ưu thế kinh tế nhờ chia sẻ cơ sở hạ tầng cho nhiều người dùng.
Đối với người dùng cuối
Để hình dung cách SaaS hoạt động đối với người dùng cuối, hãy tưởng tượng bạn thuê một căn hộ trong một chung cư:
Chủ sở hữu tòa nhà (nhà cung cấp SaaS) chịu trách nhiệm bảo trì, cập nhật và nâng cấp tòa nhà (máy chủ và cơ sở hạ tầng).
Bạn, người thuê nhà, trả tiền thuê nhà (phí thuê bao) vào một ngày cố định, đồng thời tận hưởng tất cả các tiện nghi có sẵn và không phải lo lắng về việc sửa chữa thang máy hoặc đường ống nước bị rò rỉ.
Đọc thêm: 5 yếu tố không thể bỏ qua khi lựa chọn nhà cung cấp phần mềm kế toán Saas
Nhà cung cấp SaaS quản lý bảo mật và rủi ro như thế nào?
Một nghiên cứu chung của Giáo sư Jeff Hancock, thuộc Đại học Stanford, và công ty bảo mật Tessian đã tiết lộ một sự thật đáng lo ngại rằng, 88% vi phạm dữ liệu bắt nguồn từ sơ sót của con người5. Một nghiên cứu trước đó của IBM thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn, con số sai phạm lên đến 95%. Hành động của con người không những có thể phá hủy hệ thống mà còn cả danh tiếng của doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp SaaS chú trọng đầu tư vào quản lý tài sản giá trị của họ, đó là cơ sở hạ tầng đám mây, ứng dụng và dữ liệu để khách hàng luôn yên tâm tin tưởng.
Đọc thêm: Vai trò của mật khẩu trong bảo mật thông tin đã lỗi thời?
Bảo mật mạnh mẽ không chỉ dựa vào một giao thức đơn lẻ mà đòi hỏi một hệ thống phòng thủ nhiều lớp, được xây dựng trên nền tảng các biện pháp và best practice về bảo mật nghiêm ngặt:
Dữ liệu:
- Dữ liệu phải được mã hóa cả khi truyền và khi lưu trữ để ngăn chặn những lượt truy cập trái phép
- Dữ liệu được sao lưu thường xuyên phòng trường hợp mất dữ liệu hoặc lỗi hệ thống
- Triển khai hệ thống bảo mật vật lý tại trung tâm dữ liệu, bao gồm kiểm soát truy cập, giám sát và kiểm soát môi trường để bảo vệ máy chủ và cơ sở hạ tầng
Ứng dụng:
- Nhà cung cấp phải tuân theo các quy định về mã hóa để ngăn ngừa lỗ hổng trong mã ứng dụng
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên, chẳng hạn như kiểm tra thâm nhập và quét lỗ hổng, để phát hiện lỗi tiềm ẩn
- Sử dụng các cơ chế xác thực mạnh mẽ (ví dụ: xác thực đa yếu tố) để xác minh danh tính người dùng và giám sát quyền truy cập
Đọc thêm: Data Lake là gì? Phân biệt Data Warehouse và Data Lake
Cơ sở hạ tầng:
- Triển khai tường lửa và hệ thống cảnh báo để bảo vệ mạng và máy chủ khỏ inhững lượt truy cập trái phép và tấn công
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hiệu quả bảo mật và xác định các lỗ hổng tiềm ẩn
Tuân thủ và chứng nhận:
- Các nhà cung cấp SaaS phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định mới nhất, ví dụ: ISO 27001, SOC 2 hoặc GDPR
- Phải thông báo cho người dùng cách dữ liệu của họ được thu thập, sử dụng và bảo mật thông qua các chính sách bảo mật chi tiết
Quản lý rủi ro:
- Thường xuyên đánh giá rủi ro
- Phát triển các kế hoạch ứng phó sự cố chi tiết để xử lý các sự cố bảo mật và giảm thiểu tác động của chúng
- Phát triển kế hoạch khôi phục sau thảm họa và duy trì hoạt động kinh doanh để đảm bảo khách hàng không bị ảnh hưởng
Ứng dụng của SaaS trong thực tế
Tối ưu quy trình quản lý tài chính với Infor SunSystems Cloud
Infor SunSystems Cloud là giải pháp quản lý tài chính được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng lĩnh vực, từ khách sạn, dịch vụ tài chính, dầu khí đến giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận và nhiều ngành nghề khác.
Lợi ích
Infor SunSystems Cloud nổi tiếng với mô hình biểu đồ tài khoản thống nhất và linh hoạt, mang đến cho doanh nghiệp tầm nhìn bao quát và rõ ràng về tình hình tài chính. Thay vì mất thời gian tổng hợp và đối chiếu dữ liệu từ nhiều nguồn, bạn có thể dễ dàng nắm bắt bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh.
Hơn nữa, với các công cụ báo cáo mạnh mẽ được tích hợp sẵn, SunSystems Cloud cho phép bạn tùy chỉnh báo cáo theo nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp và ngành, hoặc tận dụng các mẫu báo cáo được thiết kế sẵn để tiết kiệm thời gian và công sức.
Đặc biệt, giải pháp hỗ trợ hơn 5 loại tiền tệ báo cáo cho mỗi giao dịch và 30 ngôn ngữ, đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính đa quốc gia của các doanh nghiệp.
Câu chuyện thành công: Infor SunSystems Cloud dành cho Khách sạn
Trong giai đoạn hồi phục sau đại dịch, Accor IMEA đã có một bước đi chiến lược quan trọng: chuyển đổi hệ thống kế toán sang nền tảng đám mây SunSystems Cloud. Quá trình chuyển đổi này đóng vai trò then chốt trong việc củng cố khả năng phục hồi hoạt động, chuẩn hóa cơ sở hạ tầng CNTT, đồng thời nâng cao hiệu quả, khả năng giám sát và bảo mật trên toàn bộ hệ thống khách sạn toàn cầu.
Hơn nữa, việc chuyển từ mô hình tại chỗ sang mô hình SaaS còn mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, giúp Accor chuyển từ gánh nặng chi phí đầu tư (CAPEX) sang mô hình chi phí vận hành (OPEX) linh hoạt và hiệu quả hơn.
Câu chuyện thành công: Infor SunSystems Cloud dành cho F&B
Autogrill VFS F&B, một nhà cung cấp F&B hàng đầu tại Việt Nam, gặp khó khăn khi tích hợp và tối ưu hóa quy trình tài chính do phần mềm kế toán đã lỗi thời.
Để giải quyết những hạn chế này, Autogrill VFS F&B đã quyết định nâng cấp lên Infor SunSystems Cloud để duy trì năng suất và đảm bảo tăng trưởng bền vững lâu dài.
Quản lý Sales, Marketing và Dịch vụ Khách hàng với HubSpot – Nền tảng "tất cả trong một"
Là nền tảng CRM hoạt động trên mọi trình duyệt, HubSpot cung cấp bộ công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng, chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành và thúc đẩy doanh thu.
Lợi ích
HubSpot cung cấp cho người dùng hầu như mọi thứ họ cần, từ soạn email đến xây dựng website/ landing page, quản lý bài viết trên blog hoặc mạng xã hội thông qua giao diện trực quan, thân thiện với người dùng.
HubSpot được phát triển dựa trên phương pháp Inbound Marketing, nhấn mạnh vào việc thu hút khách hàng thông qua nội dung hấp dẫn, giá trị và có tính cá nhân hóa cao. HubSpot liên tục giới thiệu các tính năng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nền tảng này cũng có thể dễ dàng mở rộng quy mô và tích hợp với các nhà cung cấp bên thứ ba theo yêu cầu.
Câu chuyện thành công: HubSpot cho ngành du lịch mạo hiểm
Exodus, một thành viên của Travelopia (tập đoàn các thương hiệu du lịch trải nghiệm hàng đầu thế giới) chuyên về du lịch mạo hiểm và đón tiếp hàng ngàn du khách mỗi năm, từng gặp khó khăn với quy trình kết nối với khách hàng tiềm năng.
Họ phải dựa vào email, spreadsheet và các thông tin rời rạc để quản lý toàn bộ vòng đời khách hàng. Việc xuất thủ công file CSV từ hệ thống đặt phòng, sau đó mất thời gian chỉnh sửa, format file và phân loại dữ liệu trước khi gửi email ưu đãi đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực.
Giờ đây, mọi chuyện đã khác. Khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng tương tác với Exodus qua website, đăng ký nhận tin tức, gọi điện thoại, trò chuyện trực tuyến, và tất cả thông tin đều được lưu trữ an toàn trong một cơ sở dữ liệu đám mây tập trung.
Nhờ đó, việc tạo và gửi các chiến dịch email cá nhân hóa chỉ mất 5 phút thay vì 4 giờ như trước đây4. Sự thay đổi này không chỉ giúp Exodus tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức mà còn mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, mở ra những cơ hội tương tác hiệu quả hơn.
Kết luận
Nếu phần mềm truyền thống từng thống trị mọi hoạt động kinh doanh thì giờ đây, thời thế đã thay đổi.
Trước khi quyết định chuyển đổi sang SaaS, doanh nghiệp nên có một kế hoạch chiến lược kỹ lưỡng, nêu chi tiết các nhu cầu, yêu cầu bảo mật và mục tiêu tăng trưởng của mình. Điều này đảm bảo việc triển khai diễn ra suôn sẻ và doanh nghiệp tận dụng tối đa giải pháp SaaS mới.
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu, nhưng bắt đầu từ đâu luôn là một câu hỏi khó. Là chuyên gia trong lĩnh vực triển khai phần mềm và sở hữu “thư viện” giải pháp quản lý doanh nghiệp trên nền tảng đám mây, TRG International sẵn sàng giúp bạn giải quyết bài toán này. Khám phá ngay báo cáo chuyên đề về những giải pháp chuyển đổi lên đám mây phổ biến nhất hiện nay để có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phù hợp.
Nguồn:
1. https://www.omnius.so/blog/saas-industry-report-2024
2. https://www.techaheadcorp.com/blog/saas-vs-traditional-software-why-enterprises-are-making-the-switch/
3. https://www.omnius.so/blog/saas-industry-report-2024
4. 4. https://www.hubspot.com/case-studies/exodus-adventure-travel?hubs_content=www.hubspot.com/case-studies/directory&hubs_content-cta=Read%20more&__hstc=198629552.e92e20f7d5c57e3301ce1109ae4cd257.1735985106960.1737542490132.1737606256449.35&__hssc=198629552.10.1737606256449&__hsfp=3201886477