<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

7 bước cho một dự án Digital Transformation thành công (P.1)

Đăng bởi Ho Nguyen

Find me on:
vào

Digital Transformation (cách mạng kỹ thuật số) ngày càng trở nên phổ biến và là mô hình hoạt động lý tưởng mà các doanh nghiệp ngày nay đang hướng đến. Những phát minh công nghệ mang đến cho doanh nghiệp hai lựa chọn: đột phá để dẫn đầu hoặc là kẻ theo sau.

Để giúp doanh nghiệp bạn tự tin triển khai dự án Digital Transformation, TRG đã tổng hợp quy trình gồm 7 bước cần thiết để dự án bạn luôn thành công.

Dự án Digital Transformation được CEO phê duyệt

Bước 1: Tạo sự đồng thuận trong ban lãnh đạo

Digital Transformation là một nỗ lực chung của toàn doanh nghiệp, do đó trách nhiệm cuối cùng phải thuộc về CEO.

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty tư vấn Russell Reynolds Associates vào năm 2017 trên 1500 nhà điều hành cấp cao, gần 40% những người tham gia cho biết CEO là người chịu trách nhiệm triển khai chiến lược digital tại doanh nghiệp. Đứng thứ hai là Trưởng bộ phận Marketing với 14%, theo sau là Trưởng bộ phận Digital (10%) và Trưởng bộ phận IT (8%).

Tuy nhiên, chỉ một mình CEO không thể quản lý toàn bộ dự án. Việc triển khai đòi hỏi phải có được sự chấp thuận và cả đóng góp hỗ trợ từ các thành viên thuộc ban quản lý cấp cao. Đây chính là cơ hội để các giám đốc xem xét lại vai trò của bản thân trong thời đại công nghệ.

CEO có thể đặt ra cho các thành viên trong ban lãnh đạo những câu hỏi mang tính gợi mở như:

  • Dành cho CFO: Làm thế nào việc số hóa (digitalisation) có thể đem đến các nguồn doanh thu mới cho doanh nghiệp? Làm thế nào mà sự đổi mới trong công nghệ có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp?
  • Dành cho CIO: Làm thế nào để bộ phận IT chủ động hơn và đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động kinh doanh? Mảng công nghệ nào cần được chú trọng đầu tư?
  • Dành cho CMO: Làm thế nào để đem đến một trải nghiệm đồng nhất cho người dùng xuyên suốt mọi kênh quảng bá như website, ứng dụng di động, tương tác trực tiếp tại cửa hàng? Làm cách nào để thấu hiểu khách hàng thông qua công nghệ digital? Làm thế nào digital có thể đem lại trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho khách hàng?
  • Dành cho COO: Làm sao để gia tăng độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh? Làm thế nào digital có thể giúp chuỗi cung ứng trở nên minh bạch hơn? Làm thế nào để giảm thời gian sản phẩm được giới thiệu ra thị trường?

Có thể trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp định hướng cho tầm nhìn và chiến lược số hóa trong bước thứ hai tiếp sau đây.

Đọc thêm: Đừng quên yế tố con người trong cách mạng kỹ thuật số (Digital Transformation) 

Bước 2: Định hướng tầm nhìn và chiến lược digital

Công ty tư vấn chiến lược McKinsey cho rằng: “Đặc điểm để nhận diện những doanh nghiệp triển khai digital thành công chính là một chiến lược digital táo bạo và toàn diện.” Khi mà công nghệ dần trở nên phổ biến, chiến lược mới là yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến sự thành công của dự án Digital Transformation. 

Trước khi hoạch định chiến lược digital, bạn cần phải thực hiện đánh giá tiềm năng toàn ngành. Việc đánh giá là nhằm xác định cơ hội cũng như những thử thách mà công cuộc số hóa sẽ đem lại. Một khi doanh nghiệp có thể tìm thấy những mô hình kinh doanh mang tính đột phá chính là lúc doanh nghiệp bạn số hóa thành công. 

Đọc thêm: Thẻ điểm cân bằng và quản trị chiến lược

Định hướng tầm nhìn và chiến lược digital

Đa số chiến lược sẽ tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động. Những chiến lược digital táo bạo nhất thậm chí sẽ tái tổ chức mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách mở rộng trên mô hình hiện tại hoặc đổi mới hoàn toàn.

Phạm vi chiến lược digital của bạn có như thế nào cũng đừng quên “nhìn xa trông rộng” bên ngoài ngành nghề của doanh nghiệp. Ý tưởng đột phá có thể bắt nguồn từ bất kỳ đâu, giống như những cửa hàng bán lẻ không lường trước được sự xuất hiện của Amazon hay những doanh nghiệp vận tải cũng không thể ngờ Uber và Grab có thể làm lay chuyển vị trí độc tôn của taxi truyền thống. 

Chiến lược cũng phải giúp định vị lại doanh nghiệp bạn trong thời đại digital nhằm tận dụng mọi cơ hội từ công nghệ mới và giảm tác động tiêu cực từ dự án. Bạn cần xác định sự chênh lệch giữa năng lực, chuyên môn và các kỹ năng digital doanh nghiệp đang có so với những gì mà bạn đang hướng đến, và quan trọng hơn hết là làm thế nào để lấp khoảng trống đó.

Kết quả của quá trình này sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định Build or Buy của doanh nghiệp: tự xây dựng năng lực và chuyên môn về digital hay mua các năng lực này từ bên ngoài.

Bước 3: Sở hữu năng lực digital

Một ví dụ điển hình của việc tự xây dựng năng lực kỹ thuật số chính là General Electric. Trong một thập kỷ qua, doanh nghiệp hơn 120 năm tuổi này đã mạnh dạn đầu tư vào các dự án digital nhằm mục đích trở thành người khổng lồ về công nghệ kỹ thuật số. Trung tâm phần mềm tại California, nơi mà GE đã tuyển dụng hơn 400 kỹ sư phần mềm chính là một trong những dự án nổi trội trị giá 1 tỉ USD của GE.

Infographic: GE vs Siemens: ai sẽ thống trị thị trường IoT công nghiệp?

Ở một thái cực khác, Koch Industries đã bỏ ra 2.5 tỉ USD để sở hữu một phần lớn cổ phần của Infor, một trong những nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Mối quan hệ hợp tác được cho là sẽ giúp Koch Industries thay đổi cách hoạt động từ một tập đoàn sản xuất truyền thống thành “ông trùm” công nghệ như GE.

Doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không nhất thiết phải đầu tư với lượng vốn khổng lồ vào việc huấn luyện kỹ năng digital. Đột phá digital có thể diễn ra tại bất kỳ đâu. Mọi doanh nghiệp giờ đây thuộc một hệ sinh thái liên đới với nhau và có thể tiếp cận bất kỳ kỹ năng và tài nguyên nào theo yêu cầu với chi phí phù hợp. Một khi doanh nghiệp bạn tìm được chỗ đứng trong hệ sinh thái đó, cơ hội để bạn phát triển là vô tận.

Ví dụ, bạn cần một nguồn lực điện toán lớn để phân tích dữ liệu, bạn có thể tận dụng dịch vụ siêu máy tính tùy biến EC2 của AWS (Amazon Web Services), một dịch vụ có sẵn, với giá thuê bao cực thấp so với chi phí tự mua và bảo trì máy tính. Dịch vụ có tính linh hoạt cao, có thể được tính trên mỗi phút hoặc mỗi giây, giúp bạn tiết kiệm đáng kể.

Thêm vào đó, tại giai đoạn này, bạn nên bổ nhiệm một Giám đốc Digital (Chief Digital Officer, CDO) và thiết lập một đội ngũ triển khai digital. Nhóm digital bao gồm các chuyên gia về từng lĩnh vực chuyên môn cũng như chuyên gia digital. Tùy vào chiến lược, nhóm sẽ tập trung vào việc đổi mới dần những quy trình hiện tại hoặc thiết lập những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

Trong nhiều trường hợp, mua nguồn lực và tài nguyên từ bên ngoài là một giải pháp khả thi hơn cả, đặc biệt là khi doanh nghiệp bạn đang đi theo hướng chậm mà chắc, không muốn những thay đổi đột ngột từ dự án Digital Transformation làm xáo trộn mô hình hoạt động truyền thống.

Ví dụ như trường hợp của G + T, một công ty luật có tiếng tại Úc. Sau khi đánh giá tình hình doanh nghiệp, G +T đã kết luận rằng không sớm thì muộn quá trình Digital Transformation cũng sẽ xảy đến với ngành luật.

Vì vậy, G + T đã quyết định mua 20% cổ phần của LegalVision. Đây là một start-up cung cấp giải pháp tự động hóa các dịch vụ luật, và chỉ chú trọng tập trung vào những hoạt động có giá trị thấp, diễn ra nhiều và thường xuyên như chuẩn bị di chúc hoặc xem xét khoản vay.

Ngược lại, G +T tập trung vào những dịch vụ cao cấp, có giá trị cao và không có nhu cầu thay đổi mô hình kinh doanh ngay lập tức.

7 bước cho một dự án Digital Transformation thành công

Bằng cách hợp tác với LegalVision, G +T có thể mở rộng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau cho khách hàng hiện tại đồng thời tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với chiến lược này, G +T đã tuyển dụng một đổi ngũ chuyên triển khai digital và đã đạt 3 mục tiêu:

  • Doanh nghiệp giờ đây đang dẫn đầu, những tác động của việc số hóa trong tương lai sẽ không gây ảnh hưởng nào đáng kể vì họ đang hợp tác với một doanh nghiệp đột phá và họ đã có đủ nguồn lực và công nghệ cần thiết.
  • Việc bổ sung một loạt dịch vụ mới với giá thành phù hợp hơn giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng, một điều mà G + T hoàn toàn không thể thực hiện được một mình.
  • Hiệu quả hoạt động của G +T cũng được nâng cao, LegalVision cũng có thể san sẻ bớt một phần khối lượng công việc.

Tìm hiểu về 2 bước tiếp theo của quá trình TẠI ĐÂY

Đăng ký nhận Newsletter ngay hôm nay để được liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về Digital Transformation.

Đăng ký nhận TRG Newsletter

Chủ đề: Cloud Computing, Analytics

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi