<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Vì sao đa số dự án Digital Transformation thất bại?

Đăng bởi Thai Pham vào

Digital Transformation (cách mạng kỹ thuật số) là một trong những chủ đề nổi bật hiện nay, tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp vẫn còn trong giai đoạn đầu của quá trình Digital Transformation. Theo báo cáo phân tích năm 2016 của Forrester, trong số những doanh nghiệp được khảo sát, chỉ 11% thực sự triển khai thành công.

Digital Transformation ngày càng phổ biến

Hiện trạng Digital Transformation của các doanh nghiệp

Một khảo sát khác của McKinsey khẳng định xu hướng số hóa chỉ vừa bắt đầu thâm nhập vào các ngành công nghiệp, ngoại trừ truyền thông và giải trí là ngành duy nhất có digital là xu thế chủ đạo.

Đa số doanh nghiệp mới chỉ số hóa một phần rất nhỏ hoặc là một số quy trình cốt yếu của mình, và chưa một doanh nghiệp nào “số hóa” toàn diện. Trên bình diện chung, mức độ thâm nhập của các công nghệ số vào doanh nghiệp chỉ ở mức 37%.

Đọc thêm: Ngành sản xuất & Cách mạng công nghiệp 4.0

Một mặt, những kết quả này chứng minh vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho sự đột phá (disruption), mặt khác chúng cho thấy Digital Transformation vẫn là một thách thức lớn cho doanh nghiệp. Việc một dự án digital thất bại hoặc bị hủy bỏ rất phổ biến, và các doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất vì điều đó.

Một cuộc khảo sát toàn cầu của Fujistu phỏng vấn 1,625 lãnh đạo cấp cao cho thấy 33% doanh nghiệp đã hủy bỏ ít nhất một dự án digital trong vòng hai năm gần đây, trung bình chi phí phải bỏ ra là 660.000 USD.

Trong báo cáo năm 2015 của Forrester cũng cho thấy 60% dự án digital marketing thất bại do không đạt được những yêu cầu Giám đốc Marketing đề ra.

Đâu là những điểm khác biệt giữa những doanh nghiệp tiên phong về digital và những người theo sau? Doanh nghiệp cần làm gì để số hóa thành công?

Case study: Samsung ứng dụng công nghệ của AWS như thế nào?

Doanh nghiệp cần làm gì để số hóa thành công?

Điều gì quyết định sự thành công của dự án digital?

Chú trọng chiến lược, không phải công nghệ

Tuy quan trọng bậc nhất nhưng thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp hoàn toàn không có một chiến lược số hóa cụ thể. Và những doanh nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng giai đoạn này thường là người chiến thắng.

Trong cuộc khảo sát về digital năm 2016 của McKinsey, 55% người tham dự đến từ những doanh nghiệp triển khai thành công Digital Transformation cho biết chiến lược digital của họ liên kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh. Chỉ 23% trong số những người còn lại có câu trả lời tương tự. Thêm vào đó, những doanh nghiệp triển khai thành công còn chấp nhận điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp hơn với chiến lược digital.

Infographic: GE & Siemens – ai sẽ thống trị thị trường IoT công nghiệp?

Tương tự, khi MIT Sloan Management Review và Deloitte University Press thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn cầu về Digital Transformation vào năm 2015, họ phát hiện chỉ 15% các doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai digital có một chiến lược rõ ràng và chặt chẽ. Ngược lại, hơn 80% những doanh nghiệp đã thành công về digital khẳng định họ luôn sẵn sàng với một chiến lược cụ thể.

Giới thiệu một ứng dụng di động mới, kết nối website với Apple Pay, chuyển dữ liệu lên cloud, tất cả đều là những ví dụ điển hình của công cuộc đổi mới digital. Tuy nghiên, Digital Transformation không chỉ gói gọn trong việc tập hợp các dự án IT khác nhau. Thay vào đó, những dự án này nên nhận được sự hỗ trợ từ mọi bộ phận trong doanh nghiệp.

Trong một báo cáo gần đây của The Economist Intelligence Unit (EIU) đã khảo sát trên 800 quản lý cấp cao đến từ các tập đoàn đa quốc gia, chỉ 21% cho biết họ đã thiết lập và triển khai chiến lược digital trên bình diện toàn doanh nghiệp, và có đến 93% trong số đó khẳng định dự án digital của họ triển khai rất hiệu quả.

Một yếu tố mang tính quyết định khi triển khai dự án digital là khả năng liên kết giữa kinh doanh và IT. Dự án đòi hỏi các quản lý cấp cao phải có sự hiểu biết nhất định về digital. Đồng thời, các Giám đốc Công nghệ và bộ phận IT cũng nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp và điều họ cần là gì.

Đọc thêm: Xu hướng CNTT 2017 khu vực Asean – Điện toán đám mây, IoT và di động

CEO là người dẫn đường

Digital Transformation chịu ảnh hưởng của chiến lược digital toàn doanh nghiệp, cũng dễ hiểu rằng CEO phải là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Những doanh nghiệp được CEO dẫn dắt trong công cuộc Digital Transformation thường đạt kết quả tốt hơn. Trong khảo sát của Forrester được nhắc bên trên, 59% doanh nghiệp triển khai digital thành công vì CEO của họ thấu hiểu và hỗ trợ xuyên suốt quá trình Digital Transformation.

Đương nhiên chỉ trông chờ vào CEO là chưa đủ. Tầm nhìn và chiến lược cho digital còn cần cả sự đóng góp từ những thành viên khác trong ban lãnh đạo, các nhà đầu tư, cả lẫn bên trong và bên ngoài.

Đọc thêm: 7 câu hỏi các CEO nên cân nhắc trước khi triển khai dự án ERP

Digital transformation chắc chắn đem lại nhiều thử thách và việc triển khai cũng tốn của doanh nghiệp không ít. Dưới cương vị là một CEO, bạn phải làm gì để đảm bảo những giai đoạn của dự án diễn ra suôn sẻ và không bao giờ đi lệch hướng? Hãy đọc phần kế tiếp để tìm hiểu thêm.

Đăng ký nhận Bản tin hàng tháng từ TRG để luôn được cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất về Digital Transformation.

New call-to-action

Chủ đề: Cloud Computing, Enterprise Resource Planning ERP

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi