Digital Transformation (cách mạng kỹ thuật số) ngày càng trở nên phổ biến và là mô hình hoạt động lý tưởng mà các doanh nghiệp ngày nay đang hướng đến. Những phát minh công nghệ mang đến cho doanh nghiệp hai lựa chọn: đột phá để dẫn đầu hoặc là kẻ theo sau.
Trong bài viết trước, chúng ta đã điểm qua 3 bước đầu tiên để khởi động quá trình Digital Transformation cho doanh nghiệp. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu 2 bước tiếp theo.
Bước 4 – Truyền tải thông điệp
Mọi nhân viên, nhà đầu tư và các stakeholder khác của doanh nghiệp cũng cần phải biết và có cùng lòng tin vào tầm nhìn và chiến lược số hóa của bạn. Một trong những phương pháp tiếp cận tốt nhất chính là “tiếp thị” chiến lược của bạn như một sản phẩm. Ví dụ, ING đã đặt cho chiến lược chuyển đổi số hóa của mình là “Accelerating Think Forward” (Tăng tốc hướng về phía trước) hay Allianz đã công khai thông báo dự định trở thành một tập đoàn “Digital by default”.
Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng những công cụ truyền thông quen thuộc khác, như tầm nhìn doanh nghiệp và tuyên bố sứ mệnh, và biến chúng thành tầm nhìn và sứ mệnh số hóa. Tuy nhiên, tốt hơn hết vẫn là không tách biệt giữa sứ mệnh digital hoặc “không digital.”
Thông điệp đó nên được lặp lại thường xuyên nhằm làm yên lòng các cổ đông, đồng thời một lần nữa khẳng định cam kết với quá trình số hóa. Ví dụ, John Flannery, CEO mới của General Electric, vào ngày 13/11/2017 đã có một buổi thuyết trình nhằm khẳng định trước các nhà đầu tư rằng việc số hóa doanh nghiệp chính là hướng đi tương lai của GE. Flannery cho biết: “Thông điệp chính mà tôi muốn truyền tải là một chiến lược digital tập trung. Và chúng tôi vẫn đang giữ vững cam kết của mình về việc số hóa.”
Infographic: So sánh kiểu lãnh đạo truyền thống và lãnh đạo hợp tácBước 5 – Khởi động bằng những dự án thí điểm
Một khi đã hội tụ đủ các yếu tố như cam kết, chiến lược, sự đồng thuận và một đội ngũ digital riêng, đã đến lúc bạn bắt đầu thực hiện dự án digital.
Thay vì triển khai số hóa trên bình diện toàn doanh nghiệp, có rủi ro thất bại cao, doanh nghiệp nên nhắm vào các mục tiêu nhỏ, dễ thực hiện thông qua các dự án thí điểm. Điều này giúp củng cố và làm yên lòng các nhà đầu tư và nhân viên, đồng thời tối đa hóa cơ may thành công của toàn bộ quá trình chuyển đổi số.
Đối với những dự án số hóa đầu tiên, doanh nghiệp nên hướng nỗ lực vào các bộ phận nào để tạo tác động mạnh nhất? McKinsey đã kết luận có 5 khía cạnh của quy trình số hóa doanh nghiệp có thể dùng làm cơ sở để quyết định đầu tư.
- Marketing và Phân phối. Ví dụ những nhà bán bán lẻ tích hợp sẵn Apple Pay hoặc Samsung Pay. Các doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm phân tích dữ liệu để hiểu rõ và dự đoán hành vi khách hàng.
- Sản phẩm và Dịch vụ. Ví dụ các doanh nghiệp taxi đang bắt đầu cho ra đời các ứng dụng đặt xe nhằm cạnh tranh với Uber, Grab hoặc Lyft. Các nhà sản xuất lốp xe gắn các cảm ứng vào sản phẩm nhằm thu thập thông tin về tình trạng và dự đoán độ hao mòn của vỏ xe.
- Quy trình. Ví dụ doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng cộng tác mô phỏng mạng xã hội như Yammer, Slack, Jira, v.v...
- Hệ sinh thái công nghệ. Ví dụ doanh nghiệp phát triển, thử nghiệm và phát hành các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây như AWS, Azure hoặc GCP (Google Cloud Platform).
- Chuỗi cung ứng. Ví dụ doanh nghiệp thuê các hãng taxi công nghệ để giao hàng. Các nhà bán lẻ ứng dụng phần mềm phân tích dữ liệu trên hàng ngàn SKUs của sản phẩm nhằm dự đoán nhu cầu của khách hàng.
Theo báo cáo digital năm 2016 của McKinsey, mảng Marketing và Phân phối thu hút nhiều đầu tư nhất từ phía doanh nghiệp. Theo sau là Sản phẩm và Dịch vụ, Quy trình, Hệ sinh thái công nghệ, và Chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải bắt đầu hành trình số hóa bằng một dự án về mảng marketing và phân phối. Cũng theo McKinsey, doanh nghiệp có thể đã bỏ lỡ những khía cạnh khác của quá trình số hóa, ví dụ như chuỗi cung ứng, có thể giúp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận đáng kể.
Đọc thêm: 9 bước chuyển đổi số (Digital Transformation) trong ngành sản xuấtTựu trung lại thì bước này chú trọng khả năng ưu tiên nguồn lực. Dựa trên chiến lược, năng lực, tài nguyên sẵn có, phân tích chi phí-lợi ích và những kết luận từ ban lãnh đạo, bạn cần phải liệt kê những thay đổi mà bạn muốn diễn ra trước.
Một khi đã xác định được nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể tận dụng các sản phẩm công nghệ theo yêu cầu, chi phí thấp và bắt tay vào triển khai dự án.
Như đã nhắc ở những phần trên, công nghệ đang dần trở thành một hàng hóa thông thường (commodity) trong đời sống hằng ngày. Doanh nghiệp không cần phải sáng tạo lại những thứ có sẵn mà có thể mua hoặc thuê từ các nhà cung cấp công nghệ như Microsoft, Google, Apple hoặc Amazon.
Một ví dụ đơn giản chính là khi doanh nghiệp di dời dữ liệu lên đám mây thông qua các dịch vụ file-hosting và chia sẻ dữ liệu như Microsoft OneDrive hoặc Dropbox thay vì phải lưu trữ chúng bằng server riêng.
Trong một ví dụ khác, Lalamove, một start-up được ví như “Uber cho doanh nghiệp”, cam kết giao hàng mọi nơi trong nội thành Bangkok hoặc Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 1 giờ. Những doanh nghiệp tư nhân nhỏ giờ đây có thể tiếp cận với dịch vụ giao nhận nhanh chóng, theo yêu cầu mà không phải lo lắng nhiều đến mặt hậu cần. Tất cả những gì họ cần chỉ là một ứng dụng di động.
Khả năng ứng dụng các công nghệ đột phá là vô biên, tạo diện mạo mới cho nền tảng công nghiệp chúng đang phục vụ đồng thời giúp xác định hướng đi cho những doanh nghiệp cải tiến khác. Tận dụng các công nghệ và dịch vụ sẵn có có lẽ là “đường tắt” cho quá trình Digital Transformation của doanh nghiệp bạn, nhất là khi thông qua các dự án thí điểm.
Đọc thêm: Digital Transformation: Samsung ứng dụng công nghệ của AWS như thế nàoDự án digital của bạn không nhất thiết phải đòi hỏi quá cao hoặc quá phức tạp; ví dụ, tại trụ sở chính mới của Box, nhân viên có thể đăng ký các phòng họp bằng loa thông minh Amazon Echo và ứng dụng điều khiển bằng giọng nói Alexa.
Sự thành công của các dự án thí điểm là một khởi đầu tốt giúp tạo động lực cho quá trình digital, tuy nhiên, nhằm duy trì thành công đó, bạn còn khá nhiều bước khác phía trước. Cùng đón xem phần cuối của loạt bài để tìm hiểu về 2 bước cuối cùng này. Bạn cũng có thể đăng ký nhận Newsletter ngay hôm nay để được liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về Digital Transformation.