<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

9 bước chuyển đổi số (Digital Transformation) trong ngành sản xuất

Đăng bởi Ho Nguyen

Find me on:
vào

Ngành sản xuất là một trong những ngành được hưởng nhiều lợi ích nhất từ cuộc cách mạng kỹ thuật số (Digital Transformation). Các công nghệ kỹ thuật số đang mở ra vô số cơ hội mới để cải tiến hoàn toàn cách thức sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường.

Để giành lấy cơ hội này, doanh nghiệp cần trải qua vài giai đoạn chính. Theo Infor, có 9 bước các nhà sản xuất cần phải thực hiện trong hành trình số hóa (digitalisation) của mình.

9 bước quan trọng của quá trình Digital Transformation trong ngành sản xuất

9 giai đoạn trong quá trình Digital Transformation của ngành sản xuất

1. Xác định các nhiệm vụ cho doanh nghiệp

Khởi đầu hành trình digital của bạn với một mục tiêu rõ ràng. Xem xét các giá trị cốt lõi của tổ chức và xác định các mục tiêu chính cần đạt được. Đồng thời, xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp cho khách hàng, đặt ra hướng đi rõ ràng để cả tổ chức cùng hướng đến. Nếu doanh nghiệp không xác định được mục tiêu của mình, khả năng cao là nhân viên, các đối tác và khách hàng sẽ không hiểu hoặc nhầm lẫn về công ty.

Đọc thêm: 7 bước cho một dự án Digital Transformation thành công

2. Đầu tư vào yếu tố sáng tạo

Thành lập đội ngũ nhân viên với thành phần kỹ thuật và thành phần sáng tạo tương đương nhau là điều cần thiết cho mọi tổ chức. Một hoạt động sản xuất chắc chắn sẽ cần nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên hoặc nhân viên kế toán, nhưng những cá nhân mang tính sáng tạo cũng không kém phần quan trọng, như các nhà thiết kế, người viết bài hoặc họa sĩ để tăng giá trị sáng tạo cho toàn bộ tổ chức.

Lực lượng lao động đa dạng sẽ mang đến nhiều ý tưởng sáng tạo và phương pháp tiên tiến góp phần giải quyết các vấn đề trong kinh doanh. Hơn nữa, các tập thể trong công ty có thể hợp tác, học hỏi và phát triển năng lực lẫn nhau. Đội ngũ nhân viên đa dạng có khả năng hỗ trợ nhau không chỉ tạo nên môi trường làm việc tích cực, mà còn biến công ty trở thành một trong những công ty đáng mơ ước để làm việc.

Đọc thêm: Tạo dựng môi trường khuyến khích tinh thần làm việc nhóm

Gia tăng giá trị sáng tạo trong quá trình Digital Transformation

3. Ưu tiên xác định mô hình kinh doanh của công ty 

Trước khi bắt đầu kinh doanh, trước tiên bạn phải có mô hình cho doanh nghiệp. Bắt đầu với mục tiêu cốt lõi của công ty, sau đó lên kế hoạch cho các phòng ban, quy trình và các hệ thống để củng cố quá trình kinh doanh. Điều này cũng bao gồm việc lựa chọn đối tác, nhà cung cấp và nhà thầu có thể tiến hành hợp tác trong tương lai.

Lưu ý rằng bạn cũng có thể áp dụng nhiều mô hình kinh doanh và tạo ra doanh thu từ nhiều nguồn. Mặc dù trông đơn giản, nhưng việc lập ra kế hoạch cho mô hình kinh doanh từ sớm sẽ giảm thiểu chi phí ngoài dự tính cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Vai trò của công nghệ trong quản trị chiến lược

4. Đưa quyết định dựa trên dữ liệu

Dữ liệu là trọng tâm của quá trình Digital Transformation. Các doanh nghiệp nên tận dụng sức mạnh của dữ liệu để tăng năng suất và tăng tính hiệu quả. Để thực hiện điều đó, doanh nghiệp cần có nền tảng và hệ thống dữ liệu ổn định để có thể thu thập, lưu trữ và sắp xếp chúng hợp lý. Các hệ thống phải có khả năng cung cấp dữ liệu chính xác, cập nhật theo thời gian thực, có thể truy cập và liên quan để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Đọc thêm: Ứng dụng BI & phân tích dữ liệu cho ngành sản xuất tại Tesla

Các công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Khi công ty phát triển, nhu cầu lưu trữ dữ liệu cũng tăng lên. Công nghệ đám mây không chỉ giải quyết vấn đề lưu trữ mà còn cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp triển khai các quy trình và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

5. Hợp tác cải tiến với đối tác

Khi ngành sản xuất ngày càng cải tiến, sự hợp tác giữa các nhà sản xuất cũng như sự đầu tư vào đối tác gia công ngày càng trở nên quan trọng. Qua rồi thời kì một doanh nghiệp phải tự sản xuất từng bộ phận, từng chi tiết riêng biệt. Việc hợp tác hoặc thuê gia công các công ty bên ngoài giúp rút ngắn quy trình lắp ráp, tiện lợi và hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Cụ thể là, khi nhà thầu tập trung vào các chi tiết nhất định, quy mô kinh doanh sẽ tiết kiệm hơn khi chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị được hạ xuống. Hơn nữa, vì họ là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, sự hợp tác này có thể mang lại ý tưởng mới, nhiều lựa chọn khác cho sản phẩm của công ty, trở thành nhà đồng sáng tạo bởi họ có khả năng phát triển các tính năng và phương pháp mới.

Đọc thêm: Ngành sản xuất & Cách mạng công nghiệp 4.0

Đọc tiếp phần 2 của bài viết tại đây. Để biết thêm thông tin về Digital Transformation, hãy đăng ký theo dõi blog của chúng tôi. 

New call-to-action

Chủ đề: Cloud Computing, Business Intelligence

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi