Cách mạng kỹ thuật số (Digital Transformation) không đơn thuần chỉ là dung nạp công nghệ mới mà là cả một công cuộc thay đổi nền tảng hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, khi triển khai dự án Digital Transformation, tuyệt đối không thể phớt lờ khía cạnh con người và văn hóa doanh nghiệp.
Đáp ứng yêu cầu kỹ năng
Triển khai chiến lược số hóa cần phải được thực hiện bởi người có đầy đủ kỹ năng phù hợp. Bạn có thể tuyển dụng nhân viên mới với những kỹ năng digital mới cho doanh nghiệp hoặc tập trung phát triển năng lực cho các nhân viên hiện có.
Về phương diện tuyển dụng, triển khai Digital Transformation có thể đem lại nhiều lợi ích và tiết kiệm khá nhiều nỗ lực tuyển dụng của doanh nghiệp. Trong một cuộc khảo sát của MIT Sloan, 80% người tham gia cho biết họ muốn được làm việc trong một công ty đã được số hóa.
Vì vậy, bạn có thể biến tầm nhìn digital thành một công cụ tuyển dụng hữu ích. Bằng cách định vị doanh nghiệp bạn là người tiên phong về xu hướng digital, khả năng doanh nghiệp thu hút được các ứng viên tài năng và phù hợp sẽ cao hơn.
Thêm vào đó, tỷ lệ này cũng đúng cho mọi ứng viên thuộc mọi độ tuổi. Do đó, bạn không nên quan niệm rằng chỉ những người trẻ tuổi mới hứng thú với những đột phá mới hoặc chỉ có họ mới sở hữu những kỹ năng công nghệ phù hợp.
Infographic: 10 kỹ năng công nghệ được đánh giá cao nhất
Về khía cạnh phát triển nguồn nhân lực hiện tại, bạn có thể áp dụng các phương pháp đào tạo mới, ví dụ huấn luyện online với các trang như Udemy hoặc General Assembly, cung cấp các nội dung tập huấn theo yêu cầu và gửi trực tiếp đến email hoặc di động của nhân viên.
Ngoài ra, còn cả những buổi hội thảo tương tự như TED Talk với sự tham gia của những người quản lý cấp cao. Quan trọng hơn cả là doanh nghiệp nên thường xuyên trau dồi kiến thức và đào tạo cho nhân viên vì công nghệ và mong muốn của khách hàng luôn thay đổi.
Đọc thêm: Chuyên nghiệp nơi công sở - Nên và Không nên làm gì?
Tạo dựng văn hóa digital
Theo Perry Hewitt, Giám đốc Kỹ thuật số của trường Đại học Havard, khả năng thích nghi trong thế giới hiện đại hóa ngày nay thậm chí còn quan trọng hơn cả những kỹ năng công nghệ. Tạo dựng một môi trường làm việc khuyến khích nhân viên tự trao dồi kiến thức, liên tục cải thiện bản thân và nâng cao khả năng thích nghi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp.
Khi sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu của khách hàng ngày càng trở nên phức tạp bắt buộc từng phòng ban và bộ phận kinh doanh khác nhau phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Theo khảo sát của MIT Sloan và Deloitte, 80% người tham gia khảo sát đến từ những doanh nghiệp triển khai số hóa thành công khẳng định họ đang làm việc trong một môi trường có tính cộng tác cao. Ngược lại, chỉ 34% doanh nghiệp trong giai đoạn đầu của việc triển khai đồng tình với ý kiến trên.
Đọc thêm: Vượt thách thức hợp tác trong doanh nghiệp với Social ERP
Luôn ở thế phòng thủ không còn là bước đi an toàn cho doanh nghiệp, giờ đây, phải đột phá mới được coi trọng. Chúng ta sẽ không có được những phát minh cải tiến mới nếu không thất bại.
Những gã khổng lỗ trong lĩnh vực digital như Google hoặc Apple thường xuyên gặp thất bại, đó là lý do vì sao họ không ngừng mang đến cho người dùng những ứng dụng và dịch vụ sáng tạo.
Tuy nhiên, hầu hết quản lý và nhân viên đều không chấp nhận thất bại. Những quản lý cấp cao phải chứng minh cho mọi người thấy được tầm quan trọng của việc chấp nhận mạo hiểm và khuyến khích mọi người mạnh dạn hơn.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về các xu hướng Digital Transformation mới nhất? Đăng ký nhận tin từ TRG Blog ngay hôm nay!