<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

7 ứng dụng phổ biến của công nghệ điện toán đám mây

Đăng bởi Rick Yvanovich

Find me on:
vào

Công nghệ Điện toán Đám mây (Cloud Computing) đang ngày càng phát triển, được đón nhận và sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Thậm chí bạn đang sử dụng một số hình thức của công nghệ này mà không hề nhận ra đấy. Từ những start-up nhỏ cho đến những tập đoàn quốc tế, từ các cơ quan chính phủ đến các tổ chức phi lợi nhuận, tất cả đều đang áp dụng dịch vụ đám mây vì nhiều lí do.

Sử dụng dịch vụ đám mây đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Cho dù bạn là một cá nhân đang sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoặc là một doanh nghiệp đang vận hành một ứng dụng chia sẻ ảnh với hàng triệu người dùng qua điện thoại, dịch vụ đám mây có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu với chi phí hợp lý.

Đọc thêm: Thúc đẩy số hóa cho bộ phận kế toán với phần mềm SunSystems Cloud

7 ứng dụng phổ biến của công nghệ Điện toán Đám mây

Nội dung

Sự đa dạng của công nghệ điện toán đám mây

Sự đa dạng của công nghệ điện toán đám mây

Amazon Web Services (AWS) là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ điện toán đám mây. Không chỉ cung cấp các dịch vụ lưu trữ dữ liệu, AWS còn cung cấp giải pháp và cơ sở hạ tầng cũng như các tài nguyên CNTT khác với mức giá linh hoạt, phù hợp cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đọc thêm: 3 lợi ích cho CFO từ công nghệ điện toán đám mây 

Về cơ bản, điện toán đám mây tạo điều kiện cho bạn truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, chỉ cần bạn có kết nối với mạng Internet. Email, online banking, mua sắm hay trò chuyện trực tuyến chỉ là một vài trong số những ứng dụng mà dịch vụ đám mây có thể thực hiện được.

1. Cơ sở dữ liệu đám mây

Cơ sở dữ liệu đám mây là lựa chọn tối ưu nếu doanh nghiệp cần xử lý một lượng dữ liệu lớn nhưng có ít kinh phí hay công ty không có đủ nhân sự chuyên môn để triển khai.

Giải pháp đám mây đem đến cho đội ngũ IT một cơ sở dữ liệu mạnh mẽ mà không đòi hỏi công ty phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng (server). Nhà cung cấp dịch vụ cloud không chỉ hỗ trợ mà còn chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động nâng cấp, bảo trì và vận hành của hệ thống để doanh nghiệp tập trung hơn vào việc kinh doanh.

Ngoài ra, cloud còn có khả năng mở rộng linh hoạt. Ví dụ: khi đến mùa cao điểm kinh doanh, lượt truy cập vào trang web của công ty bạn chắc chắn sẽ tăng đột biến. Vì vậy, công ty bạn cần thêm nguồn lực điện toán.

Giải pháp đám mây có thể được mở rộng hoặc thu hẹp chỉ trong vài giây. Trong khi đó, với cách cài đặt truyền thống, bạn sẽ phải mất vài tuần hoặc vài tháng chỉ để cài đặt máy chủ, kho lưu trữ và các thiết bị cần thiết khác.

Đọc thêm: Đừng để data lake của doanh nghiệp trở thành 'đầm lầy dữ liệu'

Trở về đầu trang

2. Thử nghiệm và phát triển

Kiểm tra và thử nghiệm là những bước quan trọng để đảm bảo ứng dụng của bạn có thể phát triển và hoạt động trơn tru. Để thử nghiệm thành công ứng dụng của bạn, bạn cần một môi trường mô phỏng các hoạt động kinh doanh thực tế.

Thay vì tự xây dựng môi trường ảo, bạn có thể tận dụng nguồn lực phong phú sẵn có từ điện toán đám mây để thử nghiệm, phân tích, phát triển, thậm chí đào tạo, nhờ đó tiết kiệm tối đa thời gian, công sức cũng như chi phí cho doanh nghiệp.

Trở về đầu trang
3. Lưu trữ web

Lưu trữ dữ liệu website của bạn trên cloud là điều cần thiết nếu hệ thống hiện tại không thể đáp ứng được sự tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Nếu bạn đã xây dựng một trang web ổn định, bạn sẽ biết rằng việc lưu trữ trang web chiếm phần lớn các nguồn lực IT.

Tương tự với việc phát triển ứng dụng, lưu trữ trang web trên nền tảng đám mây cũng cho phép doanh nghiệp linh hoạt mở rộng hoặc thu nhỏ quy mô khi cần thiết. Trong trường hợp phát sinh vấn đề, trang web công ty bạn đơn giản chỉ cần chuyển sang máy chủ có sẵn gần nhất, hoặc nhiều máy chủ khác để được khôi phục ngay tức thì.

Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp chỉ cần thanh toán cho dịch vụ lưu trữ đám mây theo nhu cầu thực tế và vẫn đảm bảo thông tin được bảo mật tối ưu. Điều này giúp donah nghiệp giải phóng thời gian và nguồn lực để tập trung vào các khía cạnh khác quan trọng hơn như việc phát triển nội dung.

Trở về đầu trang

Tải brochure tìm hiểu nền tảng đám mây Infor SaaS ngay hôm nay4. Phân tích Dữ liệu lớn (Big Data)

Một lượng dữ liệu khổng lồ đang được tạo ra mỗi ngày thông qua các quy trình hành chính và cả trên môi trường kỹ thuật số như tin nhắn trên mạng xã hội. Tất cả những dữ liệu này được gọi chung là "Big Data" (dữ liệu lớn). Như đã đề cập trong những bài viết trước, quản lý và khai thác dữ liệu là điều cần thiết song đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: 4 bước để quản lý dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả hơn

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây tuy không giúp giảm lượng dữ liệu phát sinh nhưng chắc chắn sẽ giúp cho quá trình quản trị diễn ra thuận lợi hơn. Không chỉ dừng lại ở việc quản lý, doanh nghiệp còn cần phải nắm bắt cơ hội khai thác, phân tích và đúc kết insight từ dữ liệu.

Nhiều công cụ phân tích Big Data hiện áp dụng điện toán đám mây nhằm cho phép xử lý cả dữ liệu có cấu trúc lẫn phi cấu trúc một cách linh hoạt và hiệu quả.

Một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp chính là xử lý dữ liệu, đúc kết chúng thành những thông tin hữu ích. Nhiều nền tảng phân tích dữ liệu lớn hiện đang áp dụng công nghệ điện toán đám mây, cho phép các doanh nghiệp xử lý cả dữ liệu có cấu trúc và không có cấu trúc.

Đọc thêm: Liệu doanh nghiệp bạn có cần một nền tảng quản lý dữ liệu?

Trở về đầu trang

5. Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

Đây là một trong những ứng dụng cơ bản nhất của điện toán đám mây. Các dữ liệu được lưu trữ trong đám mây giúp việc chia sẻ, truy xuất và lưu trữ trở nên cực kỳ dễ dàng. Google Drive, Dropbox, Shutterstock là những ví dụ phổ biến nhất của dịch vụ này.

Hiệu quả công việc sẽ được thúc đẩy nhanh chóng với các văn phòng ảo nơi mà bạn và các đồng nghiệp có thể chủ động cập nhật tình hình dự án, tiếp nhận phản hồi hoặc đơn giản là chỉnh sửa/ đánh giá ngân sách ngày cả khi đang di chuyển.

Trở về đầu trang

6. Sao lưu và khôi phục dữ liệu

Việc sao lưu dữ liệu thường xuyên là một phần quan trọng trong việc quản lý thông tin, thế nhưng nhiều doanh nghiệp lại thường phớt lờ, không quá quan tâm đến vấn đề này hoặc sao chép dữ liệu thủ công thông, vừa mất thời gian vừa tốn kém.

Khả năng phục hồi dữ liệu sau những biến cố bất khả kháng như thiên tai, sự cố mạng là yếu tố quan trọng trong kế hoạch an toàn thông tin và chiến lược sao lưu dữ liệu của doanh nghiệp. Việc xây dựng một quy trình khôi phục kỹ lưỡng, chi tiết với sự hỗ trợ của giải pháp điện toán đám mây hiện đại không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố mà còn mang lại nhiều lợi ích chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp như tiết kiệm chi phí vận hành.

Đọc thêm: Làm thế nào để bảo vệ dữ liệu của bạn khi nhân viên thôi việc

Trở về đầu trang

Tải trọng bộ tài liệu 7-in-1 về Infor SunSystems Cloud

7. Ứng dụng quản lý doanh nghiệp

Rất nhiều ứng dụng hiện nay được thiết kế trên nền tảng đám mây sở hữu một giao diện trực quan, dễ sử dụng và thậm chí còn chuyên biệt cho từng ngành.

Bạn đang cần một giải pháp tốt hơn để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng? Cloud CRM không chỉ đem đến cho bạn các tính năng như các ứng dụng văn phòng thông dụng, email mà còn giúp bạn lưu trữ, sắp xếp mọi thông tin của khách hàng, tất cả đều được tích hợp trong cùng một hệ thống.

Hay như việc theo dõi các nguồn lực, trích xuất thông tin để phục vụ việc ra quyết định đến việc xem xét và cập nhật kế hoạch, ngân sách... tất cả đều có thể truy cập dễ dàng với Cloud ERP

Đọc thêm: Bí quyết di chuyển dữ liệu lên đám mây thành công

Có lẽ, điều ngăn cản bạn tiếp cận công nghệ đám mây chính là các mối lo ngại về nguy cơ an ninh. Cũng như TRG đã đề cập trong bài blog trước, mọi hoạt động diễn ra trên đám mây đều được nhà cung cấp theo dõi chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên. Họ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chặt chẽ của ngành nhằm theo kịp sự cạnh tranh khốc liệt và hạn chế tối đa các mối đe dọa qua mạng.

Nhu cầu sử dụng điện toán đám mây không chỉ dành riêng cho các tập đoàn quốc tế với ngân sách khổn lồ mà còn đến từ các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân mong muốn được tiếp cận với các loại hình dịch vụ hiện đại, tiện lợi, cho phép họ làm việc, hợp tác dù đang ở bất kỳ đâu.

Điện toán đám mây chắc chắn không phải là một xu hướng nhất thời mà đang dần khẳng định vị thế không thể thiếu trong trong kỷ nguyên kinh doanh hiện đại ngày nay.

Trở về đầu trang

Infor SaaS (Cloud) được xây dựng trên cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của Amazon Web Services (AWS), cung cấp mạng lưới dịch vụ và ứng dụng chuyên biệt cho từng ngành, đảm bảo tính tin cậy, bảo mật và linh hoạt cho doanh nghiệp của bạn.

Infor SaaS kết hợp với AWS tạo nên một nền tảng vững chắc cho các giải pháp đám mây, giúp bạn tiến xa trên con đường số hóa và thành công trong thời đại kinh doanh hiện đại.

Tải ngay brochure Infor SaaS để khám phá những lợi ích và cơ hội mà giải pháp này mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Tải brochure Infor SaaS

Chủ đề: Công nghệ đám mây, Xu hướng công nghệ, Digital Transformation

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi