Trong bối cảnh số hóa hiện nay, dữ liệu là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Khi điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến, quá trình di chuyển dữ liệu sang đám mây đã trở thành một công việc quan trọng. Tuy nhiên, nhiều công ty đánh giá thấp tầm quan trọng của việc chuẩn bị đầy đủ dữ liệu cho quá trình chuyển đổi này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tầm quan trọng của việc chuẩn bị dữ liệu trong quá trình di chuyển sang đám mây và phác thảo các bước chính mà các công ty nên tuân theo để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra liền mạch và thành công.
Đọc thêm: 9 nguyên tắc giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả hơn
Nội dung
- Vai trò của dữ liệu trong quy trình kinh doanh
- 7 bí quyết để chuẩn bị dữ liệu và sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi
- Các bước để công ty chuẩn bị dữ liệu và sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi
Vai trò của dữ liệu trong quy trình kinh doanh
Dữ liệu là huyết mạch của các doanh nghiệp hiện đại. Nó thúc đẩy quá trình ra quyết định, hỗ trợ đúc kết các insight về khách hàng và thúc đẩy hiệu quả hoạt động. Từ hồ sơ khách hàng và giao dịch tài chính đến thông tin sản phẩm và báo cáo phân tích doanh số, dữ liệu đóng vai trò then chốt trong hầu hết mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp.
Dữ liệu phù hợp luôn đặc biệt cần thiết để đưa ra các quyết định sáng suốt và mang tính chiến lược, cho phép doanh nghiệp xác định các cơ hội tăng trưởng, tối ưu hóa hoạt động và phát triển bền vững.
Đọc thêm: Vì sao vị trí Giám đốc Dữ liệu (CDO) ngày càng phổ biến?
Quan trọng hơn, dữ liệu cho phép doanh nghiệp hiểu khách hàng của mình hơn. Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, chẳng hạn như nhân khẩu học, sở thích và lịch sử mua hàng, các công ty có thể điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ và các chiến dịch tiếp thị của mình để đáp ứng nhu cầu cá nhân của khách hàng. Việc cá nhân hóa dựa trên những insight sẽ nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
Ngoài ra, phân tích dữ liệu giúp xác định các khía cạnh vận hành kém hiệu quả và nút thắt trong quy trình kinh doanh, từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Tuy nhiên, để dữ liệu thực sự thúc đẩy cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp, chất lượng, tính toàn vẹn và khả năng truy cập của dữ liệu phải đạt tiêu chuẩn cao nhất.
Đọc thêm: 5 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc chuyển đổi kỹ thuật số
7 bí quyết để chuẩn bị dữ liệu và sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi
Dữ liệu chiếm vị trí trung tâm trong quá trình di chuyển sang đám mây. Việc di chuyển dữ liệu thành công là điều tối quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động liên tục.
Để đảm bảo quá trình di chuyển sang đám mây suôn sẻ và thành công, các công ty nên làm theo các bước chính sau để chuẩn bị dữ liệu một cách hiệu quả:
1. Đánh giá dữ liệu
Xác định các nguồn dữ liệu quan trọng và các tài liệu phụ thuộc, hiểu khối lượng dữ liệu và đánh giá các yêu cầu về băng thông để ước tính chính xác các mốc thời gian di chuyển.
Quá trình bắt đầu bằng việc xác định tất cả các nguồn dữ liệu trong doanh ngihệp của bạn, bao gồm các cơ sở dữ liệu, ứng dụng, bảng tính, kho dữ liệu hoặc nguồn bên ngoài khác.
Khi tất cả các nguồn đã được xác định, bước tiếp theo là phân loại dữ liệu như dữ liệu khách hàng, doanh số, tài chính, hoạt động hoặc sản phẩm. Quá trình phân loại không chỉ giúp bạn sắp xếp mà còn cho phép bạn hiểu các tài sản số mà bạn có trong tay.
Đọc thêm: Quản lý dữ liệu và quản lý thông tin - Những điều bạn cần biết
Khi di chuyển dữ liệu của bạn, đặc biệt là thông tin tài chính, lên đám mây, bạn cần chú ý đến các khía cạnh tuân thủ và bảo mật.
Bạn cần hiểu các yêu cầu pháp lý và tuân thủ cụ thể áp dụng cho dữ liệu tài chính, chẳng hạn như PCI-DSS, GDPR hoặc các quy định cụ thể của ngành, đồng thời đảm bảo rằng nhà cung cấp đám mây được chọn cũng tuân thủ các yêu cầu này và có sẵn các chứng nhận cũng như biện pháp bảo mật cần thiết.
Ngoài ra, hãy triển khai các cơ chế mã hóa mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu tài chính cả khi truyền và lưu trữ trên đám mây. Mã hóa đảm bảo rằng ngay cả khi bị truy cập trái phép, dữ liệu vẫn không thể đọc được. Ngoài ra, hãy cân nhắc triển khai các giải pháp ngăn ngừa mất dữ liệu để giám sát và ngăn chặn rò rỉ dữ liệu trái phép.
2. Làm sạch dữ liệu
Làm sạch và tối ưu hóa dữ liệu bằng cách loại bỏ những thông tin không nhất quán, lỗi hoặc dư thừa. Quy trình này không những giúp các doanh nghiệp cải thiện chất lượng dữ liệu mà còn có thể làm giảm chi phí lưu trữ.
Các bản sao không cần thiết và thông tin dư thừa sẽ chiếm dung lượng lưu trữ giá trị, khiến việc quản lý nhanh chóng trở nên tốn kém, đặc biệt khi khối lượng dữ liệu tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Loại bỏ những yếu tố không cần thiết này có thể giúp tiết kiệm chi phí lưu trữ và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
Hơn nữa, việc làm sạch và tối ưu hóa dữ liệu giúp quá trình truyền dữ liệu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Không còn gánh nặng về sự không nhất quán, sai sót và dư thừa, doanh nghiệp có thể tránh được những vấn đề đau đầu về di chuyển và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.
Đọc thêm: 6 nguyên tắc cơ bản giúp doanh nghiệp làm sạch dữ liệu
3. Bảo mật dữ liệu
Trong quá trình di chuyển dữ liệu, điều quan trọng là phải xác định và bảo vệ mọi thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như dữ liệu về tài chính. Điều này có thể đạt được bằng cách triển khai các kỹ thuật mã hóa tiên tiến và kiểm soát truy cập.
Việc kết hợp các biện pháp bảo mật này cho phép doanh nghiệp duy trì tính bảo mật và sự toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, mã hóa giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các xâm nhập tiềm ẩn, đảm bảo dữ liệu vô dụng ngay khi bị đánh cắp, đặc biệt quan trọng khi xử lý thông tin nhận dạng cá nhân (PII), hồ sơ tài chính hoặc bất kỳ loại dữ liệu tối bảo mật nào khác.
Đọc thêm: Cách bảo vệ dữ liệu tài chính trên Sunsystems Cloud
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng kiểm soát truy cập bằng cách chỉ định vai trò và quyền phù hợp cho từng người dùng, hạn chế quyền truy cập thông tin bảo mật trừ những cá nhân thật sự cần. Điều này giúp ngăn ngừa khả năng giả mạo hoặc xử lý sai dữ liệu, giảm nguy cơ xảy ra lỗi hoặc mất dữ liệu.
4. Khả năng tương thích và chuyển đổi
Một khía cạnh quan trọng không kém cần xem xét là tính tương thích của từng định dạng tệp thông tin. Các nền tảng đám mây khác nhau có thể có các yêu cầu hoặc tùy chọn cụ thể đối với các định dạng tệp. Do đó, điều quan trọng là đảm bảo dữ liệu của bạn ở định dạng phù hợp với nền tảng đám mây được chọn. Bạn có thể sẽ phải chuyển đổi dữ liệu của mình sang định dạng tương thích.
Các phiên bản cơ sở dữ liệu là một vấn đề quan trọng khác cần được xem xét. Nền tảng đám mây thường có các phiên bản hoặc phạm vi phiên bản cụ thể được hỗ trợ, bắt buộc bạn phải xác minh xem phiên bản cơ sở dữ liệu hiện tại của bạn có tương thích với nền tảng đám mây mục tiêu hay không.
Ngoài ra, cơ chế lưu trữ cũng cần được đánh giá để đảm bảo tương thích tối đa. Doanh nghiệp phải hiểu cách dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ và truy cập trong môi trường đám mây. Bạn có thể phải chuyển dữ liệu sang cơ chế lưu trữ khác hoặc điều chỉnh thiết lập lưu trữ hiện tại để phù hợp với yêu cầu của nền tảng đám mây.
Đọc thêm: Tại sao dịch vụ tài chính cần giải pháp kế toán SaaS?
5. Chiến lược đồng bộ hóa
Chiến lược đồng bộ hóa dữ liệu là cầu nối giữa các hệ thống hiện có và môi trường đám mây, đảm bảo dữ liệu luôn nhất quán và cập nhật trên cả hai nền tảng. Điều này rất quan trọng để tránh bất kỳ sự khác biệt hoặc thất thoát dữ liệu nào xuyên suốt quá trình chuyển đổi.
Chiến lược có thể bao gồm thiết lập cơ sở hạ tầng, áp dụng công cụ cần thiết để hỗ trợ truyền dữ liệu liền mạch giữa các hệ thống hiện có và môi trường đám mây, sử dụng nền tảng tích hợp dữ liệu, API hoặc giải pháp được thiết kế riêng nhằm phục vụ mục đích cụ thể của doanh nghiệp.
6. Sao lưu và kiểm tra
Sao lưu dữ liệu của bạn trước khi bắt đầu quá trình di chuyển sẽ đóng vai trò như một mạng lưới an toàn, bảo vệ thông tin giá trị trong trường hợp có bất kỳ vấn đề không lường trước nào phát sinh trong quá trình di chuyển.
Ngoài việc sao lưu, bạn nên tiến hành di chuyển thử nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu mẫu để kiểm tra quy trình ở quy mô nhỏ hơn, cho phép bạn xác định mọi vấn đề hoặc thách thức tiềm ẩn có thể phát sinh. Bằng cách đó, bạn có thể chủ động giải quyết những vấn đề này và tinh chỉnh chiến lược của mình trước khi di chuyển toàn bộ tập dữ liệu của mình.
Đọc thêm: Những điều bạn cần biết về khắc phục thảm họa.
Giai đoạn thử nghiệm này rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mất hoặc hỏng dữ liệu trong thực tế.
7. Kế hoạch di chuyển
Việc xây dựng một kế hoạch di chuyển chi tiết nêu rõ các bước, mốc thời gian và trách nhiệm cụ thể giúp đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ và giảm thiểu mọi gián đoạn có thể xảy ra.
Hơn nữa, giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để dự án diễn ra thành công. Điều quan trọng là phải thông báo cho tất cả các bên liên quan về kế hoạch, mục tiêu và kết quả mong đợi. Bằng cách cho họ tham gia vào quá trình này, bạn có thể thu thập những insight giá trị và giải quyết mọi mối lo ngại có thể xảy đến.
Phân bổ đủ nguồn nhân lực và tài chính là một khía cạnh quan trọng khác của quá trình chuyển đổi dữ liệu thành công. Nhân sự và chuyên môn đầy đủ là điều cần thiết để xử lý sự phức tạp của việc di chuyển dữ liệu đồng thời cung cấp đào tạo và hỗ trợ cần thiết cho các nhân viên liên quan. Ngoài ra, việc lập ngân sách cho mọi công cụ, phần mềm hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết sẽ giúp hợp lý hóa quy trình và tránh sự chậm trễ không cần thiết.
Đọc thêm: Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính trong việc chống suy thoái cho doanh nghiệp của bạn
Xác thực sau di chuyển
Khi dữ liệu đã được di chuyển thành công sang môi trường đám mây mới, điều quan trọng là phải giám sát chặt chẽ và xác thực tính toàn vẹn và chính xác của dữ liệu. Bước này rất cần thiết để đảm bảo dữ liệu của bạn hoạt động như mong đợi ở nền tảng mới.
Giám sát dữ liệu bao gồm thường xuyên kiểm tra hiệu suất của dữ liệu và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn mong muốn. Xác thực dữ liệu bao gồm xác minh rằng thông tin đã đầy đủ, chính xác và nhất quán, đảm bảo không có sự khác biệt hoặc lỗi dữ liệu nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Khi doanh nghiệp của bạn chuẩn bị bắt đầu hành trình số hóa với các giải pháp nền tảng đám mây, điều quan trọng là phải chú ý đến từng chi tiết thông tin. Dữ liệu đóng vai trò trung tâm và then chốt trong suốt quá trình chuyển đổi và thậm chí sau khi hoàn thành.
TRG tin rằng các bước nêu trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố thiết yếu để di chuyển suôn sẻ và liền mạch từ các giải pháp tại chỗ, truyền thống hoặc bất kỳ ứng dụng nào khác lên đám mây. Việc chuẩn bị dữ liệu đầy đủ là chìa khóa để khai thác những lợi ích của đám mây đồng thời bảo vệ nền tảng doanh nghiệp của bạn.
Bạn vẫn chưa chắc chắn về những lợi ích của việc di chuyển sang đám mây và muốn khám phá các lựa chọn hiện có trên thị thường? Đừng ngần ngại liên hệ với TRG và trực tiếp trải nghiệm xem dịch vụ của chúng tôi có thể mang lại giá trị như thế nào cho doanh nghiệp bạn.
Bạn vẫn chưa chắc chắn về những lợi ích của việc di chuyển sang đám mây và muốn khám phá các lựa chọn hiện có trên thị thường? Đừng ngần ngại liên hệ với TRG và trực tiếp trải nghiệm xem dịch vụ của chúng tôi có thể mang lại giá trị như thế nào cho doanh nghiệp bạn.