<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Hành trình áp dụng IFRS tại Việt Nam: Những gì nhà lãnh đạo tài chính cần biết

Đăng bởi Rick Yvanovich

Find me on:
vào

Thị trường Việt Nam đang ngày càng năng động và hòa nhập hơn bao giờ hết. Chính những cơ hội hòa nhập đó đã thúc đẩy và tạo tiền đề cho nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, kế toán, nổi bật nhất phải kể đến chính là việc triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS.

Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là một yêu cầu kỹ thuật, mà còn là một bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Đọc thêm: Từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuẩn mực quốc tế (IFRS)

Nội dung

Hành trình áp dụng IFRS tại Việt Nam: Những gì nhà lãnh đạo tài chính cần biết

Vì sao doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng IFRS?

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS đang dần trở thành tiêu chuẩn cho mọi báo cáo tài chính trên toàn cầu, tạo nền tảng cho mọi doanh nghiệp truyền đạt thông tin tài chính trên thị trường quốc tế.

IFRS không chỉ đơn thuần là một bộ quy tắc kế toán mà còn là một công cụ quan trọng để tăng cường minh bạch, độ tin cậy của thông tin tài chính, đồng thời thu hút đầu tư. Chính vì vậy, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là một bước đi chiến lược cần thiết.

Cải thiện chất lượng báo cáo tài chính

Một trong những lợi ích nổi bật của IFRS là cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chủ nợ và những bên liên quan khác đánh giá chính xác tình hình tài chính giữa các thực thể và khu vực pháp lý khác nhau.

Các báo cáo tài chính được lập theo IFRS sẽ có tính so sánh cao hơn, giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư một cách sáng suốt.

IFRS cũng có tác động tích cực đến cách thức quản trị công ty, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kiểm soát nội bộ và tăng cường quản lý rủi ro. Điều này không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của các cổ đông mà còn tạo dựng niềm tin đối với các đối tác kinh doanh.

Thu hút đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư thường ưu tiên những báo cáo tuân thủ theo chuẩn IFRS vì chúng cung cấp thông tin đáng tin cậy và toàn diện. Khi áp dụng IFRS, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thể hiện cam kết minh bạch và tuân thủ các thông lệ tốt nhất về quản trị tài chính trên thế giới mà còn tạo dựng niềm tin vững chắc với các nhà đầu tư quốc tế.  

Báo cáo tài chính theo IFRS cung cấp một bức tranh toàn cảnh và đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 

Đọc thêm: 3 bước vượt qua thách thức của báo cáo tài chính doanh nghiệp

Tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu

Với hơn 140 quốc gia trên thế giới đã áp dụng IFRS, việc tuân thủ chuẩn mực này giúp Việt Nam đảm bảo tính minh bạch, so sánh được và hấp dẫn đầu tư. 

Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, việc áp dụng IFRS mang lại nhiều lợi ích: 

  • Hợp lý hóa quy trình báo cáo: Đơn giản hóa quy trình và giảm chi phí liên quan đến việc chuẩn bị nhiều bộ báo cáo khác nhau.
  • Tích hợp liền mạch: Dễ dàng kết nối các hoạt động tài chính trong nước với công ty mẹ.

Đọc thêm: Chiến lược triển khai chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Trở về đầu trang

Lộ trình triển khai IFRS tại Việt Nam

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu áp dụng IFRS bắt buộc vào năm 2025. Kế hoạch sẽ được tiến hành theo ba giai đoạn nhằm đảm bảo quá trình chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hiện hành sang IFRS diễn ra suôn sẻ. 

Giai đoạn chuẩn bị (2019-2021)

Trong giai đoạn đầu này, Bộ Tài chính tập trung vào việc thiết lập nền tảng cho quá trình triển khai IFRS thông qua các hoạt động chính bao gồm: 

  • Công bố phiên bản IFRS tiếng Việt
  • Xây dựng và ban hành hướng dẫn áp dụng chi tiết nhằm giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính
  • Thiết lập các cơ chế tài chính phù hợp để hỗ trợ quá trình chuyển đổi
  • Cung cấp nguồn lực và quy trình triển khai nhằm phục vụ cho những thay đổi sắp tới

Giai đoạn tự nguyện (2022-2025)

Giai đoạn thứ hai của lộ trình IFRS cho phép một số doanh nghiệp tự nguyện áp dụng. Trong giai đoạn này:

  • Những doanh nghiệp có đủ nguồn lực có thể chủ động áp dụng IFRS cho báo cáo hợp nhất. Doanh nghiệp cần thông báo cho Bộ Tài chính về mong muốn được áp dụng tự nguyện này. 
  • Những doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng được khuyến khích áp dụng IFRS để đồng nhất với báo cáo tài chính của công ty mẹ. Những doanh nghiệp này phải đảm bảo có đủ nguồn lực cần thiết để triển khai và phải thông báo cho Bộ Tài chính.

Giai đoạn tự nguyện này tạo cơ hội để doanh nghiệp thử nghiệm và đánh giá việc áp dụng IFRS, từ đó từ đó phát hiện và khắc phục những khó khăn trong hệ thống nội bộ. Giai đoạn này cũng cung cấp những thông tin giá trị cho các cơ quan chức năng để đánh giá thực trạng và mức độ sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn IFRS của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Giai đoạn bắt buộc (sau năm 2025)

Giai đoạn cuối cùng của lộ trình IFRS tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ bắt đầu sau năm 2025. Trong giai đoạn này: 

  • Bộ Tài chính sẽ đánh giá việc triển khai IFRS trong giai đoạn tự nguyện và xem xét nhu cầu, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cũng như tình hình hiện tại.
  • Dựa trên đánh giá này, Bộ Tài chính sẽ đưa ra các quy định về phương pháp và mốc thời gian bắt buộc triển khai IFRS cho các nhóm doanh nghiệp khác nhau.
  • Doanh nghiệp không phải đối tượng bắt buộc vẫn có thể tự nguyện áp dụng IFRS nếu có đủ nguồn lực cần thiết.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng đặt ra không ít thách thức. Khi Việt Nam thực thi theo lộ trình này, lãnh đạo tài chính phải luôn cập nhật thông tin mới nhất về IFRS và phải luôn đảm bảo tổ chức của mình sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi quan trọng này.

Trở về đầu trang

Thách thức trong việc triển khai IFRS

Chi phí

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn VAS sang IFRS đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực, từ việc nâng cấp hệ thống đến đào tạo và cả công tác tư vấn, hỗ trợ từ bên ngoài.

Chi phí để triển khai áp dụng IFRS cũng có thể đặc biệt cao trong những năm đầu, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Gánh nặng tài chính này có thể khiến một số công ty do dự áp dụng IFRS một cách tự nguyện.

Chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng

Để triển khai IFRS thành công đòi hỏi bộ phận Kế toán - Tài chính phải thấu hiểu các nguyên tắc kế toán phức tạp. Số lượng chuyên gia về IFRS tại Việt Nam hiện tại còn khá hạn chế. Sự thiếu hụt về cả chuyên môn và nhân sự này sẽ mang lại không ít chông gai cho giai đoạn chuyển giao sắp tới. 

Doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư vào các chương trình đào tạo toàn diện cho đội ngũ kế toán nhằm đảm bảo nhân sự luôn cập nhật các thông tin mới nhất về IFRS. Việc hợp tác với các chuyên gia IFRS và cố vấn bên ngoài cũng có thể giúp thu hẹp khoảng cách kiến ​​thức trong giai đoạn chuyển đổi.

Hệ thống và quy trình

Triển khai IFRS đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải điều chỉnh hệ thống và quy trình kế toán hiện tại. Vì vậy, việc nâng cấp hoặc thay thế phần mềm kế toán hiện tại là điều không thể tránh khỏi nhằm đảm bảo doanh nghiệp lập báo cáo tài chính đúng chuẩn.

Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu hoặc triển khai hệ thống ERP thì hãy cân nhắc tích hợp các chức năng liên quan đến IFRS. Nếu chưa có kế hoạch, doanh nghiệp vẫn cần phải sửa đổi hệ thống thông tin hiện tại của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của IFRS.

Tính nhất quán trong quy định pháp lý

Khung pháp lý tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển để đáp ứng áp dụng IFRS, điều này có thể dẫn đến những chênh lệch thông tin tạm thời. Không giống như nhiều quốc gia chỉ có chuẩn mực báo cáo tài chính và chính sách thuế, hiện tại Việt Nam có ba loại văn bản pháp lý ảnh hưởng đến các vấn đề tài chính của công ty: chuẩn mực báo cáo tài chính, chính sách thuế và cơ chế tài chính.

Cách tiếp cận chồng chéo và đôi khi không nhất quán này bắt nguồn từ việc thiếu sự phân biệt rõ ràng giữa phạm vi của các chính sách khác nhau này. Do đó, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với tình huống cùng một vấn đề nhưng lại được xử lý theo những hướng hoặc quy định khác nhau.

Tựu trung, quá trình áp dụng IFRS tại Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ cả về nhân sự, chuyên môn và hệ thống thông tin.

Trở về đầu trang

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, TRG mời bạn tham khảo các bài viết khác qua các link bên dưới:

Tại TRG International, chúng tôi tin rằng một giải pháp phù hợp có thể giúp doanh nghiệp thành công. Chính vì vậy, TRG tự hào cung cấp Infor SunSystems, một giải pháp quản lý tài chính toàn diện có thể giúp doanh nghiệp của bạn hợp thức hóa quy trình kế toán, đảm bảo tuân thủ, bảo mật thông tin và hơn thế nữa. 

Tải tài liệu về Infor SunSystems và khám phá ngay các tính năng linh hoạt, chuyên sâu của giải pháp thông minh này.

Tải tài liệu về Infor SunSystems Cloud

Nguồn tham khảo: 

https://www.pwc.com/vn/en/services/assurance/ifrs/adoption.html

https://vietnam.acclime.com/guides/vietnam-ifrs-and-vas/

https://viindoo.com/blog/business-management-3/ifrs-adoption-roadmap-in-vietnam-what-you-need-to-know-2183 

https://nfsc.gov.vn/en/hop-tac-quoc-te/ifrs-for-better-financial-reporting-in-vietnam/ 

https://kpmg.com/vn/en/home/services/ifrs-academy/why-ifrs.html 

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM174825

Chủ đề: Lên kế hoạch và lập ngân sách

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi