Theo một khảo sát gần đây của Ernst & Young, với phản hồi từ hơn 1.000 quản lý tài chính cấp cao của các doanh nghiệp có doanh thu trên 500 triệu USD, thì mức độ tin tưởng vào hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp (corporate reporting) đã giảm đáng kể so với khảo sát trước đó.
Hiệu quả hệ thống báo cáo doanh nghiệp bị nghi ngờ
Cụ thể, chỉ có 39% số quản lý tin tưởng vào hiệu quả chi phí của hệ thống báo cáo, so với 68% của năm 2014. Chỉ 55% CFO tin tưởng vào mức độ tuân thủ, so với 84% của khảo sát năm 2014. Chỉ 44% tin rằng các KPI của tập đoàn được sử dụng một cách nhất quán.
Đọc thêm: Đừng bỏ qua dữ liệu phi tài chính trong các báo cáo doanh nghiệp
Mức độ hiệu quả của hệ thống báo cáo trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng và khách hàng nội bộ cũng bị đặt một dấu hỏi lớn. Theo kết quả khảo sát lần trước thì 71% CFO cho biết các báo cáo của họ đáp ứng được yêu cầu của Hội đồng quản trị. Con số này hiện chỉ còn 48%. Tương tự, chỉ 43% quản lý tài chính tin rằng hệ thống báo cáo tài chính của mình đủ cho nhu cầu của những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (khách hàng, đối tác, chính phủ….)
Lí do chính dẫn đến những sự suy giảm hiệu quả của hệ thống báo cáo tài chính, theo EY, là do sự kết hợp của nhiều yếu tố thách thức khác nhau mà bộ phận tài chính đang phải đối mặt.
Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp
Mức độ phức tạp của các doanh nghiệp ngày càng cao do số lượng các hệ thống quản lý (ERP, phần mềm tài chính – kế toán…) được sử dụng ngày càng nhiều, và bản thân các doanh nghiệp cũng mở rộng hoạt động trên toàn cầu của mình. Nhu cầu của các bên liên quan trọng yếu, như ban kiểm soát và ủy ban kiểm toán nội bộ, cũng ngày càng khắt khe hơn. Họ cần nhiều thông tin hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn.
Đọc thêm: Ứng dụng phân tích dữ liệu tài chính: câu chuyện thành công của Honeywell
Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia phải tuân thủ theo nhiều chuẩn mực kế toán khác nhau và hệ thống pháp luật luôn thay đổi. Hơn nữa, các CFO hiện nay cũng có vai trò rộng hơn nhiều so với trước đây, tham gia nhiều hơn quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.
Số lượng các giải pháp quản lý doanh nghiệp được triển khai ngày càng tăng, đồng nghĩa số lượng các báo cáo được tạo ra từ các hệ thống này cũng tăng theo. ERP, phần mềm CRM (quản lý quan hệ khách hàng), phần mềm kế toán, hay thậm chí là Excel, đều có thể được dùng để tạo ra báo cáo.
Theo kết quả khảo sát năm 2014 của EY thì 20% số công ty được khảo sát cho biết họ đang có trên 16 hệ thống báo cáo khác nhau. Còn theo kết quả cuộc khảo sát vừa qua thì con số này đã lên đến 32%.
Đọc thêm: Infor Cloudsuite - Excel add-ins, giải pháp soạn thảo báo cáo thông minh
Mức độ phức tạp còn do hoạt động toàn cầu của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Trong số 1.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát, 63% có nhiều hơn 10 đơn vị kinh doanh (business unit), và 50% đang hoạt động tại hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Không ngạc nhiên khi 48% phải tuân thủ theo 10 chuẩn mực kế toán khác nhau, như IFRS hay GAAP của từng quốc gia.
Đọc thêm: Từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS)
Như vậy, các CFO có thể làm gì để vượt qua các thử thách này và củng cố vai trò chiến lược của mình trong doanh nghiệp?
Đọc thêm: Nhìn lại giá trị thực tiễn của các báo cáo tài chính thường niên tại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo doanh nghiệp
Bước đầu tiên để đạt được hệ thống báo cáo tốt hơn là củng cố mối quan hệ giữa bộ phận tài chính và các bên liên quan, như ban kiểm soát và ủy ban kiểm toán nội bộ.
Thứ hai, nhân viên thuộc bộ phận tài chính – kế toán phải bổ sung và nâng cao kỹ năng của mình để có thể theo kịp môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và yêu cầu ngày càng cao. Đặc biệt, họ cần các “kỹ năng cứng” để có thể tận dụng hiệu quả các hệ thống quản lý doanh nghiệp khác ngoài Excel. Kỹ năng giao tiếp cũng cần được ưu tiên để củng cố mối liên kết giữa bộ phận tài chính và các phòng ban khác.
Đọc thêm: Đã đến lúc thay bảng tính Excel của bạn bằng EPM
Bước cuối cùng để cải thiện hệ thống báo cáo doanh nghiệp là áp dụng những công nghệ mới, đặc biệt là điện toán đám mây và phân tích dữ liệu.
Những hệ thống trên nền đám mây (nền web) cung cấp khả năng tiếp cận thông tin theo thời gian thực, mọi lúc, mọi nơi. Những công cụ phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp phá bỏ các rào cản vô hình giữa những phòng ban riêng biệt, và giúp biến dữ liệu thành hành động.
Đăng ký theo dõi blog của chúng tôi để liên tục được cập nhật kiến thức mới nhất về quản lý tài chính.