<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuẩn mực quốc tế (IFRS)

Đăng bởi Rick Yvanovich

Find me on:
vào

Toàn cầu hóa khiến cho việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán Việt Nam VAS sang hệ thống kế toán quốc tế IFRS trở thành một vấn đề cấp bách đối với nhiều doanh nghiệp. Tình trạng này không chỉ  diễn ra tại các doanh nghiệp quốc tế hoạt động tại Việt Nam mà còn tại các doanh nghiệp Việt có vốn đầu tư nước ngoài.

Để giải quyết, trước tiên doanh nghiệp phải tườngg tận các chuẩn mực kế toán cũng như các nguyên nhân khiến không ít doanh nghiệp chần chừ đón nhận một hệ thống chuẩn mực kế toán mới.

Nội dung

Từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuẩn mực quốc tế (IFRS)

Điểm khác biệt giữa VAS và IFRS

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Vietnamese Accounting Standards, VAS) là tiêu chuẩn chung áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. VAS đóng vai trò là một chuẩn mực chung cho mọi báo cáo nhằm đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính.

VAS được ban hành trong 5 đợt trong giai đoạn từ 200 đến 2005 và gồm 26 chuẩn mực.

VAS được xây dựng dựa trên Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards, IAS) và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (International Financial Reporting Standards, IFRS) có hiệu lực tại thời điểm ban hành.

Đọc thêm: Những lợi ích chính của IFRS

So với IAS, IFRS là phiên bản cập nhật hơn, được sử dụng phổ biến hơn cũng như cung cấp các yêu cầu chi tiết hơn về báo cáo tài chính và bao quát nhiều vấn đề kế toán hơn.

Theo KPMG, sự khác biệt đáng kể giữa VAS và IFRS đến từ:

  • Cách xây dựng VAS dựa trên IAS/IFRS (ví dụ: sửa đổi, không áp dụng tất cả IAS/IFRS)
  • Không phải tất cả các quy tắc của IAS/IFRS đều được áp dụng
  • Một số hướng dẫn, thông tư và/hoặc diễn giải được ban hành dựa trên quan điểm của cơ quan có thẩm quyền về các giao dịch có thể khác với cách diễn giải theo IFRS
  • IFRS liên tục phát triển trong khi VAS không được cập nhật kể từ lần ban hành đầu tiên

Một vài điểm khác biệt khác giữa hai chuẩn mực kế toán có thể được tóm tắt như sau:

 

VAS

IFRS

Phạm vi sử dụng

Áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Áp dụng toàn cầu, được nhiều quốc gia công nhận.

Báo cáo

Yêu cầu:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính (bao gồm thuyết minh thay đổi vốn chủ sở hữu)

Đơn vị phải sử dụng mẫu báo cáo tài chính chuẩn do Bộ Tài chính quy định.

Yêu cầu:

  • Báo cáo tình hình tài chính
  • Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Không có quy định yêu cầu cấu trúc hoặc định dạng của hệ thống tài khoản hoặc biểu mẫu báo cáo tài chính cụ thể.

Dòng tiền

Cho phép các công ty linh hoạt hơn trong cách xử lý cổ tức, lãi và thấu chi.

Tiền lãi đã trả và cổ tức nhận được phải được phân loại là dòng tiền hoạt động, trong khi cổ tức phải được phân loại là dòng tiền tài chính.

Thuế thu nhập

Không giải quyết các chênh lệch tạm thời và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại đối với việc hợp nhất kinh doanh, lợi thế thương mại, tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc các khoản trợ cấp của chính phủ.

Yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận và đo lường thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục này dựa trên sự khác biệt tạm thời giữa cách xử lý thuế và kế toán.

Công cụ tài chính

Tài sản và nợ tài chính thường được đo lường theo chi phí lịch sử hoặc chi phí khấu hao.

IFRS giới thiệu khái niệm “giá trị hợp lý”, một phương pháp định giá tài sản và nợ tài chính dựa trên giá trị thị trường hiện tại của tài sản.

Tài sản cố định vô hình

Cho phép treo phân bổ một số mục chi phí phát sinh.

Không cho phép phân bổ các khoản mục chi phí này.

Tài sản cố định hữu hình (nhà cửa, máy móc và thiết bị (PPE))

Thông tư 45 của Bộ Tài chính yêu cầu nguyên giá tài sản cố định phải từ 30 triệu đồng trở lên.

Một tài sản bất kể giá trị nếu đáp ứng các tiêu chí thì sẽ được ghi nhận là PPE.

Nguồn: KPMG

Trên đây chỉ là bảng tóm tắt một vài điểm khác biệt cơ bản giữa hai chuẩn mực kế toán. Để tìm hiểu chi tiết hơn về VAS và IFRS, bạn có thể tham khảo tài liệu chuyên sâu của KPMG tại đây.

Trở về đầu trang

Dang ky nhan tin tu TRG Blog

Vì sao các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS)?

Chi phí cho việc áp dụng IFRS

Mặc dù giúp tăng tính minh bạch cho người sử dụng báo cáo tài chính trên toàn thế giới, một số doanh nghiệp cho rằng các quy tắc và chuẩn mực của IFRS quá phức tạp.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc đầu tư vào hệ thống kế toán IFRS khá tốn kém vì phải bao gồm cả các chi phí như đào tạo nhân viên, tuyển chuyên viên kế toán có trình độ, cũng như các chi phí nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn báo cáo tài chính mới.

Dù vậy, doanh nghiệp cũng không nên xem những vấn đề này là bất lợi khi hướng đến phát triển kinh doanh lâu dài.

Đọc thêm: Số hóa hệ thống quản lý tài chính: Chiến lược để chuyển đổi thành công

Trở về đầu trang

Sự bất đồng giữa hai chuẩn mực kế toán

Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp không sẵn sàng áp dụng IFRS là do những điểm khác biệt cơ bản giữa nó và VAS đi kèm với đó là tâm lý sợ rủi ro và sự thiếu chắc chắn của người Việt Nam trong giai đoạn đổi mới.

Ngoài những khác biệt đã nêu ở phần trên, một điểm đáng nói nữa là chuẩn mực VAS dựa trên nguyên tắc giá gốc, trong khi IFRS dựa trên nguyên tắc giá trị hợp lý. Mặc dù trong một số trường hợp, xác định giá trị hợp lý không phải điều dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường Việt Nam, nguyên tắc giá trị hợp lý đang được áp dụng rộng rãi.

Ghi nhận dựa trên cơ sở giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với danh mục tài sản, phần giá trị hợp lý thay đổi theo thời gian như nhà đất, trang thiết bị, v.v...

Đọc thêm: Vai trò của công nghệ trong quá trình chuyển đổi sang IFRS

Bên cạnh đó, so với chuẩn mực kế toán VAS, IFRS không bị ràng buộc về hình thức như hệ thống tài khoản (chart of account), biểu mẫu báo cáo (accounting form), hay hình thức sổ kế toán (ledgers). Ví dụ, trong khi các doanh nghiệp sử dụng VAS phải sử dụng số tài khoản 632 cho giá vốn hàng bán, các doanh nghiệp áp dụng IFRS có thể tự do chọn số tài khoản phù hợp với hệ thống của mình.

Nhìn chung, các doanh nghiệp tại Việt Nam khi áp dụng IFRS cần phải áp dụng song song cả hai hệ thống chuẩn mực kế toán cả VAS và chuẩn mực kế toán quốc tế.

Trở về đầu trang

Thiếu quy định hạch toán kế toán cho một số khoản mục trong chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, thiếu quy định hạch toán cho một số khoản mục là một vấn đề đáng chú ý. Như đã đề cập ở trên, VAS được dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ban hành trước năm 2003, và cho đến nay, VAS vẫn chưa tương thích được với các chuẩn mực của IFRS mới hoặc các quy tắc IAS được sửa đổi.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn và tài chính, vào năm 2022, Việt Nam chỉ mới ban hành 26 chuẩn mực kế toán. So với hệ thống IFRS, vẫn còn thiếu 17 chuẩn mực chưa được ban hành.

Điều này dẫn đến việc nhiều giao dịch trong nền kinh tế không có cơ sở để ghi nhận, bao gồm giao dịch thanh toán bằng cổ phiếu, ghi nhận tổn thất tài sản, xác định giá trị các công cụ tài chính, và nhiều loại ghi nhận khác như ghi nhận tài sản sinh học trong chuẩn mực tài sản cố định hữu hình.

Ví dụ, VAS vẫn chưa giải quyết được vấn đề thanh toán trên cở sở cổ phiếu ( so với IFRS 2) mặc dù các công cụ tài chính này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều công ty. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lớn cũng thường đầu tư vào các dự án riêng hoặc các công ty con trên cơ sở đầu tư tạm thời và giữ để bán, nhưng hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực dành cho Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục (IFRS 5).

Ngoài ra, VAS chưa đề ra chuẩn mực đối với công cụ tài chính – ghi nhận và xác định giá trị (thay thế IAS 39) như IFRS 9 hiện có.

Trở về đầu trang

Những trở ngại khác

Việc chuyển đổi thuật ngữ kế toán từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng mang lại những thách thức nhất định. Bên cạnh đó, cũng giống như các chuẩn mực kế toán IAS, các chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS cũng có thể được sửa đổi hoặc ngưng áp dụng, do vậy, các doanh nghiệp cần phải cập nhật thường xuyên để nắm bắt những thay đổi này.

Đọc thêm: TRG hợp nhất 3 hệ thống kế toán như thế nào?

Trở về đầu trang

Các doanh nghiệp nên cởi mở hơn trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán Việt Nam sang chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS đòi hỏi thiết lập những khái niệm mới và thay đổi những khái niệm cũ. Các  doanh nghiệp chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực kế toán quốc tế cần trang bị những kiến thức cần thiết để xử lý thông tin giao dịch nhằm ghi nhận và ghi chú chi tiết hơn, theo yêu cầu nghiêm ngặt hơn của chuẩn mực báo cáo quốc tế. Mặc dù việc chuyển đổi cần thời gian và nỗ lực, áp dụng IFRS sẽ đem đến nhiều lợi ích, cụ thể là:

  • Phản ánh chính xác và nhất quán hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Tạo nên một bức tranh toành cảnh cho phép bộ phận quản lý và các nhà đầu tư quốc tế đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.
  • Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp thấu hiểu hơn về giá trị và vị thế của mình trên thị trường thế giới.

Điều này đặc biệt có lợi khi doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến sáp nhập và mua lại (M&A), đánh giá các đối thủ cạnh tranh, thu hút hợp tác với các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài.

Do đó, việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS không chỉ giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay.

Trở về đầu trang

Tuân thủ theo đúng yêu cầu báo cáo của địa phương và quốc tế với Infor SunSystems Cloud

Infor SunSystems Cloud là phiên bản mới nhất của giải pháp quản lý tài chính Infor SunSystems được hàng ngàn doanh nghiệp quốc tế tin dùng. Giải pháp được phát hành dưới dạng nền tảng đám mây đa người dùng (multi-tenant cloud) và được xây dựng trên nền tảng Infor OS, nền tảng cốt lõi của không ít giải pháp công nghệ tại Infor.

Vậy, làm thế nào Infor SunSystems Cloud giúp doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu báo cáo của cả hau chuẩn mực VAS và IFRS?

Trước tiên phải kể đến chính là giải pháp tận dụng triệt để các lợi ích mà mô hình đám mây đem lại. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực và tăng cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại, điển hình như trí tuệ nhân tạo (AI).

Đọc thêm: Infor SunSystems “cứu” doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

SunSystems Cloud còn được cập nhật liên tục hằng tháng nhằm giúp người dùng cập nhật các tính năng mới nhất, cải tiến hệ thống bảo mật và cập nhật các quy định hiện hành. Quy trình nâng cấp tự động theo định kỳ này giúp các doanh nghiệp tập trung tài nguyên vào phát triển năng lực thay vì tốn công sức vào quản lý cơ sở hạ tầng.

Với SunSystems Cloud, bạn có thể tối ưu hóa chu kỳ báo cáo và lập kế hoạch, điều chỉnh phân tích để đáp ứng nhu cầu kinh doanh thay đổi của bạn và báo cáo về bất kỳ thay đổi nào bạn thực hiện. 

Giải pháp này cho phép người dùng và các bên liên quan dễ dàng nắm bắt thực trạng vận hành của doanh nghiệp trong thời gian thực. Người ra quyết định có thể truy cập ngay lập tức các thông tin tài chính và vận hành mà họ cần. Ngoài ra, bạn có thể chỉ định loại tiền tệdùng để báo cáo dựa trên giao dịch hoặc mặc định theo hệ thống.

Một điều đáng tự hào là TRG International đã không ngừng nỗ lực để bản địa hóa và đem Infor SunSystems đến với thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là mong muốn của TRG trong việc cung cấp cho mọi doanh nghiệp tại Việt Nam một phần mềm quốc tế danh tiếng nhưng đồng thời vẫn có thể đáp ứng các yêu cầu địa phương, chủ yếu là chuẩn mực kế toán VAS.

Trở về đầu trang

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết bằng cách tải brochure giới thiệu Infor SunSystems Cloud hoặc yêu cầu một buổi demo phần mềm bằng cách bấm vào các link dưới đây.
Yêu cầu Demo

Tải tài liệu về Infor SunSystems Cloud

Chủ đề: Phần mềm tài chính kế toán, Quản lý tài chính

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

Rick Yvanovich

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us