<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Xếp hạng các giải pháp quản lý tài sản doanh nghiệp theo Gartner

Đăng bởi Thai Pham vào

Đối với doanh nghiệp thuộc những ngành sử dụng nhiều tài sản cố định như sản xuất, năng lượng, vận tải, khách sạn… thì việc đảm bảo các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, máy móc luôn hoạt động ổn định và trong trạng thái tối ưu là một ưu tiên sống còn.

Đó cũng là mục tiêu của các giải pháp phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM - enterprise asset management). Nhờ những đột phá gần đây trong công nghệ đám mâyphân tích dữ liệu mà các giải pháp EAM đã trở nên đáng tin cậy và dễ sử dụng hơn. Đây chính là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp xem xét đầu tư vào EAM để tối ưu hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình.

Đọc thêm: Sản xuất tinh gọn có còn thích hợp trong thời đại ngày nay?

Vì sao doanh nghiệp cần một giải pháp quản lý tài sản EAM?

EAM giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm chi phí, rút ngắn thời gian dừng máy và giảm thiểu chi phí mua thiết bị ban đầu.

Tính năng cơ bản của EAM là tổng hợp tất cả mọi thông tin liên quan đến tài sản (bao gồm cả đặc điểm, thông số, lịch sử hoạt động, hiệu suất vận hành và cả những tài liệu liên quan).

EAM giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý vòng đời tài sản, ghi nhận mọi cột mốc quan trọng của từng thiết bị, từ lúc mua cho đến khi được đưa vào quy trình sản xuất, thời điểm bảo hành cho đến khi thiết bị không còn được sử dụng.  

Những tính năng như quản lý hậu cần, hàng tồn kho, quy trình thu mua và lập kế hoạch nhu cầu cũng khá phổ biến mà một phần mềm EAM cần có.

Tính năng được dùng nhiều nhất chắc chắn là lập kế hoạch và theo dõi bảo trì. Tính năng này cho phép người dùng theo dõi tình trạng của tài sản và lịch làm việc của đội bảo trì (cũng như kỹ năng của từng cá nhân) để sắp xếp nhân sự phù hợp.

Phân tích dự đoán là một trong những tính năng nổi bật của một hệ thống EAM hiện đại. Tính năng này đặc biệt hữu ích cho các kỹ thuật viên và quản lý trong việc dự đoán chính xác những lỗi kỹ thuật sẽ xảy ra, từ đó lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên nhằm ngăn ngừa vấn đề và kéo dài tuổi thọ cho máy.

Các giải pháp EAM hiện đại ngày nay hoàn toàn có thể triển khai tại chỗ hoặc trên đám mây. EAM thường được tích hợp vào giải pháp ERP cho mục đích kế toán đồng thời giúp đồng nhất các quá trình thu mua, hậu cần và cả quản lý nhân sự.

Tải & tìm hiểu câu chuyện triển khai ERP thành công của Ferrari

Những nhà cung cấp giải pháp quản lý tài sản EAM hàng đầu theo báo cáo của Gartner

Theo Gartner, từ nay đến 2021, những giải pháp EAM tại chỗ sẽ tiếp tục được cải tiến nhưng những phần mềm nền tảng đám mây cũng đang dần chiếm ưu thế.

Dựa trên báo cáo Magic Quadrant của Gartner về sản phẩm quản lý tài sản doanh nghiệp EAM năm 2018, hai tên tuổi đang dẫn đầu thị trường EAM là IBM và Infor.

Những nhà cung cấp giải pháp quản lý tài sản EAM hàng đầu theo báo cáo của Gartner

IBM

Maximo, sản phẩm quản lý tài sản doanh nghiệp của IBM, nhận được sự ủng hộ tích cực của khách hàng nhờ thích hợp để triển khai cho đa số lĩnh vực như khai thác mỏ, dầu khí, tiện ích, năng lượng, vận tải và sản xuất.

Phiên bản cập nhật mới nhất, Maximo 7.6.1, vừa được công bố vào tháng 7/2018. Phiên bản cloud của Maximo được triển khai thông qua nền tảng cloud của IBM.

Điểm mạnh

Maximo là một sản phẩm đã có mặt trên thị trường khá lâu vì vậy lượng khách hàng của sản phẩm cũng khá cao. 70% người dùng hiện tại của Maximo đã nâng cấp phần mềm lên phiên bản mới nhất chứng tỏ độ trung thành với thương hiệu và sản phẩm khá tốt.

Nhìn chung, khách hàng của Maximo cho rằng họ khá hài lòng về tổng thể độ hiệu quả, đội ngũ tư vấn, nguồn lực tích hợp sẵn có và trải nghiệm của khi làm việc với nhà cung cấp. Mức độ tin cậy, dễ tích hợp và triển khai cũng nhận được phản hồi và điểm đánh giá khá cao.

Lưu ý

Maximo chủ yếu nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp. Vì vậy mà thời gian và chi phí dành để duy trì phần mềm cũng sẽ khá cao.

Thêm vào đó, cấu hình của sản phẩm cũng rất phức tạp, gây khó khăn để hỗ trợ đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ.

Mặc dù trải nghiệm của khách hàng và đánh giá về sản phẩm nhìn chung khá tốt nhưng tổng thể mức độ hài lòng của khách hàng đối với độ gắn kết với hợp đồng của IBM lại dưới trung bình.

Ngoài ra, độ linh hoạt của Maximo Anywhere, nền tảng di động do IBM phát triển, và các tính năng phân tích và báo cáo cũng nhận được không ít ý kiến trái chiều.

Một điểm đáng lưu ý nữa là IBM chỉ cung cấp tài liệu đào tạo qua mạng thay vì đào tạo trực tiếp.

Infor

Phiên bản cập nhật mới nhất của HxGN EAM (trước đây được biết đến với team là Infor CloudSuite EAM) được phát hành vào tháng 4/2018. Do là một sản phẩm của Infor, CloudSuite EAM được thiết kế chuyên biệt cho từng ngành, tính linh hoạt cao và có thể triển khai trên nền tảng đám mây hoặc tại chỗ.

Đọc thêm: So sánh chiến lược điện toán đám mây của SAP và Infor

Tương tự như Maximo, CloudSuite EAM thích hợp dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất đến khách sạn, vận tải, và nhiều ngành khác.

Ngoài tính năng dự đoán bảo trì dựa trên tình trạng, CloudSuite EAM còn cung cấp tính năng phân tích dự đoán, quản lý chu kỳ doanh thu cùng với ứng dụng quản lý qua điện thoại, phù hợp cho Android, iOS và cả Windows.

Điểm mạnh

Infor CloudSuite EAM chiếm được thiện cảm của khách hàng nhờ độ linh hoạt cao cùng với khả năng tùy chỉnh và bản địa hóa tốt.

Infor mạnh về các sản phẩm nền tảng đám mây với gần 75% khách hàng hiện tại của Infor đang dùng các sản phẩm cloud. Đây là một con số đáng nể so với những thương hiệu khác.

Đọc thêm: Chuyển đổi hệ thống dữ liệu từ tại chỗ sang Cloud ERP

Trong danh sách những giải pháp có khả năng theo dõi tài sản, Infor được bầu chọn là giải pháp tốt nhất. Những tính năng khác bao gồm quản lý công việc, dự đoán bảo trì và báo cáo ngoài dự kiến cũng khá phổ biến. Nhưng nhìn chung, độ hài lòng của khách hàng vẫn ở mức khá tốt.

Lưu ý

Infor chia mức độ cần hỗ trợ thành ba hạng mục - Essential, Premium và Elite. Chỉ khách hàng Elite mới được ấn định một chuyên viên quản lý khách hàng Customer Success. Vì vậy, mức độ hài lòng khách hàng không cao như những thương hiệu khác.

Khách hàng cũng đánh giá mảng thương lượng hợp đồng hoặc những thương lượng liên quan đến chi phí của Infor “dưới trung bình”.  

Infor cũng không cung cấp một lộ trình phát triển sản phẩm rõ ràng, khiến những khách hàng tiềm năng cảm thấy áp lực.

Đáng nói là những tính năng như phân tích dữ liệu, lập kế hoạch đóng máy, lập thời gian biểu cho công việc và tính di động cũng nhận được không ít phản hồi tiêu cực.

Có thể kết luận rằng tốc độ phát triển của thị trường EAM tạm thời không có nhiều biến động. Nhiều doanh nghiệp chỉ dùng duy nhất một giải pháp truyền thống trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, việc duy trì hệ thống đó đang ngày càng trở nên phức tạp, đặc biệt khó khăn và tốn kém.

Với đà phát triển như hiện nay, khách hàng của EAM đang mong đợi một cuộc cách mạng thật sự, tận dụng những loại hình công nghệ mới nổi ngày nay như OT/IoT và cả phân tích chuyên sâu. EAM có thể trở thành một công cụ không thể thiếu có khả năng kết nối những quy trình quan trọng như lập kế hoạch bảo trì với sản xuất, điều phối và lợi nhuận của một doanh nghiệp.

Yêu cầu demo EAM

Chủ đề: Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Xu hướng công nghệ

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi