<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Vì sao Robot là ưu tiên hàng đầu trong công nghệ quản lý kho hàng?

Đăng bởi Hai Nguyen

Find me on:
vào

Theo một kết quả khảo sát của Peerless Research Group thì trong năm nay các doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ hậu cần tại Mỹ đầu tư nhiều hơn cho các công nghệ và thiết bị quản lý kho so với 2017. Trong đó, robot và công nghệ tự động là ưu tiên hàng đầu trong danh sách mua sắm mới. Nhưng hiệu quả thực tế của các khoản đầu tư này là gì?

Đầu tư công nghệ chuỗi cung ứng

Ngành bán lẻ đang trải qua những biến đổi sâu sắc, với sự bành trướng của các ông lớn e-commerce như Amazon, Alibaba… cũng như hành vi mua sắm thay đổi của khách hàng. Trong bối cảnh đó, đầu tư vào công nghệ mới để hoàn thiện chuỗi cung ứng là một hướng đi được nhiều công ty bán lẻ và dịch vụ hậu cần lựa chọn.

Những trường hợp tiêu biểu là chuỗi Target với kế hoạch đầu tư trị giá 7 tỷ USD, hay UPS dự định rót 20 tỷ USD trong 3 năm tới cho thiết bị và công nghệ mới.

Đọc thêm: Mô hình “Flow centre” của Target: tồn kho ít hơn, đáp ứng nhanh hơn

Robot trong quản lý kho

Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp thấp, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến công nghệ tự động. Đầu tư vào robot được xem là có thể sớm thu hồi vốn vì không yêu cầu thay đổi lớn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với sự phổ biến của các cobot (robot cộng tác).

Ví dụ như Chuck, một cobot được thiết kế như một thùng chứa hàng di động để phối hợp với nhân viên lấy hàng trong các nhà kho. Một khi thùng hàng đã đầy, Chuck sẽ tự di chuyển đến khu vực đóng gói, và một cobot khác sẽ thay thế vị trí đó và tiếp tục phối hợp với nhân viên. Theo 6 River Systems, nhà sản xuất của Chuck, thì cơ chế này giúp tăng gấp đôi năng suất của nhân viên.

Robot trong quản lý kho

Về mặt kinh tế, những công ty có doanh thu hàng năm từ 30 triệu USD thì đã có thể xem xét đầu tư cho robot, theo lời ông Fergal Glynn, giám đốc marketing của 6 River Systems. Giá của mỗi robot vào khoảng từ 30.000 đến 50.000 USD, tương đương mức lương hàng năm trung bình của nhân viên ngành này tại Mỹ.

Các doanh nghiệp cũng có thể chọn giải pháp thuê robot thay vì mua để đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong mùa cao điểm mua sắm. Lựa chọn này giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro.

Bên cạnh công nghệ tự động, các doanh nghiệp bán lẻ và phân phối còn xem các công nghệ sau là ưu tiên đầu tư:

  • Các hệ thống dự đoán và hoạch định nhu cầu, và công cụ quản lý nguồn nhân lực.
  • Công nghệ chip nhận dạng tự xa (RFID).
  • Công nghệ thực tế tăng cường như kính thông minh. DHL sau khi thử nghiệm công nghệ này đã nhận thấy năng suất được cải thiện 10%.
  • Công nghệ máy bay không người lái (drone). Walmart từng thử nghiệm dùng drone để kiểm tra hàng tồn kho vào năm 2016, và cho biết drone trong một ngày có thể hoàn thành khối lượng công việc mà một nhân viên cần 1 tháng để làm xong.

8 bước chọn phần mềm quản lý bán lẻ

Chủ đề: Phần mềm quản lý bán lẻ

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi