<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Business Intelligence là gì? Các thuật ngữ thông dụng từ A đến Z

Đăng bởi Ho Nguyen

Find me on:
vào

Đối với một người mới làm quen với khái niệm Business Intelligence (BI) thì tìm hiểu những thuật ngữ liên quan có thể mất không ít thời gian. Vì vậy bài viết này sẽ lần lượt điểm qua những thuật ngữ công nghệ phổ biến nhất của BI.

A và B - Analytics và Business Intelligence

Thuật ngữ “Business Intelligence” bắt đầu được hãng tư vấn Gartner sử dụng từ năm 1989 và đã trở nên rất thông dụng kể từ đó. Business Intelligence (BI) chỉ những công nghệ, quy trình, và kỹ năng cần thiết để thu thập, phân tích, và biến dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, các chuyên gia và nhà cung cấp phần mềm ngày càng sử dụng nhiều hơn các thuật ngữ “Business Analytics” (Phân tích kinh doanh) hoặc “Analytics” (Phân tích dữ liệu).

Biểu đồ sau, của Google Trends, cho thấy mức độ phổ biến của “Business Analytics” (đường màu đỏ) đã tăng như thế nào trong 5 năm qua so với “Business Intelligence” (đường màu xanh).

Đọc thêm: Bạn đã biết về Nguồn gốc và Định nghĩa của Business Intelligence?

Business Intelligence vs. Business Analytics

Những thuật ngữ này không có sự phân biệt rõ ràng và có thể gây ra không ít nhầm lẫn. Một phần lí do của việc “Analytics” và “Business Analytics” được dùng ngày càng nhiều hơn là những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực phân tích dữ liệu (phân tích trên bộ nhớ đệm, các thuật toán cao cấp, trí tuệ nhân tạo, machine learning, v.v…) đã tạo ra những bước nhảy vọt về sức mạnh của các phần mềm BI.

Đọc thêm: Tối ưu hóa doanh thu khách sạn với ứng dụng phân tích dữ liệu

Một số chuyên gia và nhà cung cấp phần mềm BI có thể giải thích rằng các phần mềm phân tích kinh doanh / phân tích dữ liệu sử dụng những công nghệ mới hơn, mang tính chủ động và hướng đến tương lai. Ngược lại, phần mềm business intelligence truyền thống chỉ phản ánh những thông tin đã xảy ra trong quá khứ và mang tính thụ động hơn.

Song cách giải thích như vậy mang tính marketing hơn là cho thấy sự khác biệt thật sự. Các giải pháp business intelligence hiện đại cũng được trang bị các mô hình phân tích dự đoán (predictive modelling) và phân tích đề xuất (prescriptive modelling), và có năng lực vượt xa khả năng phản ánh hiệu quả quá khứ thuần túy.

Đọc thêm: Top 3 nhà cung cấp giải pháp Business Intelligence hàng đầu thế giới 2017

Hơn nữa, thuật ngữ “phân tích dữ liệu” cũng có thể chỉ 1 trong 3 chức năng chính của một giải pháp BI. Hai chức năng chính còn lại là kho dữ liệu (data warehouse) và báo cáo/bảng thông tin (dashboard).

Song nhìn chung thì trong đa số các trường hợp thì các thuật ngữ “business intelligence”, “business analytics” và “analytics” có thể được dùng thay thế lẫn nhau.

C - Data Cube (Khối dữ liệu)

Một khối dữ liệu là dữ liệu được thể hiện dưới dạng đa chiều. Số chiều của một “khối” có thể nhiều hơn 3. Ví dụ, một khối dữ liệu bán hàng có thể có các chiều sau: Thời gian, Địa điểm, và Mặt hàng.

Một giải pháp business intelligence có thể sử dụng nhiều khối dữ liệu, mỗi khối có thể thuộc quyền của một cá nhân hay phòng ban cụ thể.

Data Cube (khối dữ liệu)

D - Dashboard (Bảng thông tin)

Một bảng thông tin (dashboard) là một tập hợp các biểu đồ, đồ thị và các hình thức hiển thị thông tin khác cho phép người dùng theo dõi tình hình hoạt động doanh nghiệp. Nó thúc đẩy quá trình ra quyết định thông qua việc thể hiện kịp thời các KPI và chỉ số khác, thường là chỉ trên một màn hình duy nhất.

Một giải pháp BI hiện đại phải có thể cho phép tùy biến bảng thông tin tùy theo vai trò của từng người dùng.

Business Intelligence Dashboard

Một ví dụ về dashboard của phần mềm BI

E - ETL

Phần mềm business intelligence có nhiệm vụ thu thập và phân tích dữ liệu từ các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác như ERP, CRM, hay phần mềm kế toán. Quá trình đưa dữ liệu từ hệ thống nguồn vào trong kho dữ liệu của hệ thống BI được gọi là ETL (Extract – Transform – Load).

Bước Extract (trích xuất) sao chép dữ liệu từ các hệ thống nguồn. Nhờ đó mà hiệu năng của các hệ thống nguồn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phân tích sau này. Mỗi hệ thống có thể được cấu trúc và định dạng dữ liệu rất khác nhau. Bước này cũng đảm bảo rằng chỉ những dữ liệu cần thiết được trích xuất.

Trong bước Transform (Biến đổi), những dữ liệu đã được trích xuất sẽ được “làm sạch”, ví dụ như chuyển N/A thành 0, “N” thành “Nam”. Quá trình biến đổi cũng có thể bao gồm việc áp dụng các công thức hay quy tắc khác như chọn / bỏ chọn một số cột, chia / gộp các cột, chuyển cộng thành dòng v.v…

Bước Load (Nhập) sẽ đưa những dữ liệu đã được biến đổi vào kho dữ liệu (data warehouse) của giải pháp BI và chờ các bước phân tích tiếp theo.

Đọc thêm: Các thuật ngữ Business Intelligence thông dụng từ A đến Z Phần 2 | Phần 3 | Phần 4

Đăng ký blog

Chủ đề: Business Intelligence

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi