Sự xuất hiện của công nghệ blockchain hứa hẹn mang lại những đột phá chưa từng có trong hoạt động của các doanh nghiệp. Và ngành khách sạn cũng không phải là ngoại lệ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua 3 ứng dụng nhiều tiềm năng nhất của blockchain cho các khách sạn.
Đọc thêm: Vì sao ứng dụng điện toán đám mây (cloud) là xu hướng của ngành Khách sạn?
Hoạt động của ngành khách sạn thường có sự tham gia của nhiều bên khác nhau, tạo ra nhiều thủ tục phức tạp. Vì blockchain là một hệ thống “sổ sách” được mã hóa, và gần như bảo mật tuyệt đối, nó giúp loại bỏ các khâu trung gian trong các giao dịch và đảm bảo tính hợp lệ của những dữ liệu được nhập vào.
3 ứng dụng chính của blockchain trong ngành dịch vụ Khách sạn là: Chương trình quản lý khách hàng thân thiết, Phân tích insight khách hàng và Quản lý chuỗi cung ứng.
Đọc thêm: Lợi ích và thách thức của Blockchain
Một điểm đặc biệt của ngành dịch vụ khách sạn đó là giữ chân một khách hàng thân thiết sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với việc thu hút một khách hàng mới. Các nghiên cứu cũng đã kết luận các khách sạn chú trọng vào các chương trình khách hàng thân thiết sẽ thành công hơn đối thủ.
Tuy nhiên, trong ngành khách sạn hiện nay, các chương trình khách hàng thân thiết có xu hướng bị giới hạn trong một vài doanh nghiệp nhất định, vì vậy chúng không cung cấp được giá trị lâu dài. Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch lớn có thể hợp tác với các đối tác khác khi thực hiện chương trình khách hàng thân thiết để mở rộng các kênh tạo và đổi điểm cho khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc người dùng sử dụng điểm tích lũy của họ vào những lợi ích thực tế trong trường hợp họ không phải là một khách hàng thường xuyên.
Blockchain có thể giải quyết hạn chế của các chương trình khách hàng thân thiết đơn lẻ bằng cách tạo một nền tảng cho phép hợp tác đa thương hiệu. Hệ thống blockchain cung cấp khả năng truy cập tức thì và cập nhật theo thời gian thực, hỗ trợ theo dõi các hoạt động và mua hàng của khách hàng. Nó cũng giúp rút ngắn và đơn giản hóa việc thiết lập quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp và triển khai hệ thống quy tắc và quy trình tính điểm.
Hãy tưởng tượng một hệ thống nơi khách hàng có thể thu thập và sử dụng điểm tại nhiều nhà cung cấp khác nhau trong thời gian thực. Những phần thưởng cho khách hàng trung thành sẽ thiết thực hơn và được áp dụng cho một mạng lưới đối tác rộng hơn, bao gồm cả những lợi ích từ nhà cung cấp dịch vụ mà họ thường xuyên giao dịch.
Blockchain hỗ trợ công nghệ sổ cái gộp và hợp đồng thông minh (smart contracts) để đảm bảo tính minh bạch và nâng cao tính linh hoạt khi đổi điểm với những đối tác/doanh nghiệp có tham gia vào nền tảng. Blockchain cũng có thể biến việc tặng điểm tích lũy cho bạn bè hoặc thành viên gia đình trở thành sự thật, cho phép các chương trình khách hàng thân thiết trở nên linh hoạt và thân thiện với khách hàng hơn.
Đọc thêm: Giải pháp cải thiện khả năng cộng tác cho ngành khách sạn
Trong ngành dịch vụ khách sạn, một trong những cách tốt nhất để thu hút khách hàng là cung cấp những trải nghiệm và dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời là trải nghiệm du lịch được cá nhân hóa, khi doanh nghiệp hiểu rõ những nhu cầu và mong muốn của khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình và phát triển chiến lược trên nhiều kênh.
Khi tích hợp những chức năng của IoT với công nghệ blockchain, các doanh nghiệp dịch vụ khách sạn có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng và từ đó biến họ trở thành trung tâm của doanh nghiệp. Các công nghệ tiên tiến như Big Data và phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp phân tích sâu hơn vào hành vi của khách hàng và thu thập những insight về khách hàng để ứng dụng vào việc quảng cáo được cá nhân hóa, truyền tải những thông điệp thông minh.
Đọc thêm: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành khách sạn với giải pháp Business Intelligence
Trên thực tế, blockchain có thể là tương lai của công nghệ Khóa Thông Minh (Hotel Digital Key). Khi một khách hàng đến nơi, họ có thể check-in tại quầy tự động của khách sạn. Quầy tự động này có thể kiểm tra những phòng được đặt trước, đồng bộ hóa với điện thoại của người dùng thông qua OTP, và kết nối thiết bị của khách hàng với hệ thống của khách sạn. Quá trình check-in được hoàn thành với sự hỗ trợ từ nền tảng blockchain: khách hàng có thể chọn phòng dựa trên sở thích của họ, sau đó kích hoạt khóa thông minh thông qua ứng dụng của khách sạn - Khóa cửa / Mở khóa chỉ bằng một cú chạm trên điện thoại thông minh.
Các ứng dụng trên cơ sở dữ liệu của blockchain không chỉ giới hạn trong các dịch vụ của khách sạn. Ví dụ như nhờ vào tính bảo mật của blockchain, các doanh nghiệp có thể ghi nhận và kết hợp dữ liệu từ các chương trình khách hàng thân thiết và hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó tạo bản đồ nhận dạng từng cá nhân, cải thiện tiếp thị và cá nhân hóa dịch vụ.
Đọc thêm: Thu hút khách hàng nhờ vào cá nhân hóa trong ngành khách sạn
Khi ứng dụng vào Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) cho khách sạn, blockchain có thể được áp dụng cho ba lĩnh vực chính: Quản lý nhà cung cấp, Quản lý kho hàng và Quản lý thanh toán.
Để Quản lý nhà cung cấp hiệu quả cần phải liên tục theo dõi thông tin của tất cả các nhà cung cấp / nhà bán hàng trên thị trường. Cụ thể là dữ liệu của nhà cung cấp, dữ liệu kiểm tra nền và dữ liệu quản lý chất lượng các đơn đặt hàng cũ, là các chi tiết quan trọng giúp phân biệt nhà cung cấp và chọn ra những nhà cung cấp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Một giải pháp được phát triển trên blockchain có thể đảm bảo một cơ sở dữ liệu chặt chẽ, an toàn trên một hệ thống phân tán để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy và đã qua xác thực.
Đọc thêm: 6 Xu Hướng Công Nghệ Thay Đổi Ngành Khách Sạn
Một giải pháp xây dựng trên nền tảng blockchain cũng hỗ trợ Quản lý kho hàng cho chuỗi khách sạn với khả năng kiểm soát sự phức tạp của việc sao lưu dữ liệu tại nhiều tiếp điểm để được xử lý bởi các hệ thống phân luồng trong thời gian thực. Nếu tất cả các bên của chuỗi cung ứng đều tham gia vào hệ thống blockchain, chu trình cung cấp - từ giai đoạn sản xuất đến quá trình vận chuyển luôn rõ ràng và dễ dàng truy cập để theo dõi và kiểm tra. Một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tích hợp sẽ chứa tất cả các giao dịch ở mọi giai đoạn, đồng thời đảm bảo sự minh bạch trong các chi tiết của sản phẩm.
Đọc thêm: Blockchain còn những ứng dụng gì trong kinh doanh ngoài tiền ảo?
Cuối cùng, Hợp đồng thông minh trên blockchain có thể tự động xác minh các quy tắc kinh doanh liên quan đến cả đơn đặt hàng và kỳ thanh toán của mỗi đơn đặt hàng. Đối với chu kỳ đặt hàng, hợp đồng thông minh giúp doanh nghiệp đảm bảo mức giá thấp nhất cho một mặt hàng cụ thể từ tất cả các nhà cung cấp đang tham gia. Trong chu kỳ thanh toán, hợp đồng thông minh đảm bảo quá trình thanh toán được thực hiện chính xác và tự động sau khi đơn hàng đến và đã được kiểm tra xác thực.