Blockchain (khối chuỗi) được biết đến như là công nghệ đằng sau Bitcoin, một nền tảng công nghệ hiện đại tác động sâu sắc đến ngành tài chính. Không chỉ dừng lại ở đó, tiềm năng của blockchain có thể vươn xa hơn thế và danh sách các ứng dụng của blockchain trong doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng.
Infographic: Blockchain (khối chuỗi) là gì?
Ứng dụng Blockchain trong doanh nghiệp
Nhiều cá nhân cho rằng Bitcoin nên được phổ biến rộng khắp vì chúng không thể giả mạo đồng thời còn có tính năng bảo mật danh tính người dùng. Cũng vì lẽ đó mà Bitcoin nổi tiếng trong thị trường chợ đen.
Tuy nhiên, blockchain rất có tiềm năng phát triển những ứng dụng dành riêng cho doanh nghiệp và nếu được sử dụng đúng mục đích, chắc chắn blockchain sẽ còn đem đến nhiều lợi ích khác nữa cho người dùng. Có thể nói rằng, trong tương lai blockchain sẽ tác động nhiều đến mọi khía cạnh kinh doanh, bắt đầu với các ứng dụng sau đây.
Đọc thêm: Lợi ích và thách thức của blockchain
Hợp đồng thông minh (Smart contract)
Các hợp đồng truyền thống thường phức tạp và dễ phạm lỗi, thậm chí hợp đồng cần phải thông qua một bên giám sát thứ ba, tiêu tốn nhiều thời gian, gây căng thẳng và phát sinh nhiều chi phí khác.
Đọc thêm: 7 "thảm họa" tài chính do sai sót khi sử dụng Excel
Hợp đồng thông minh ra đời vào năm 1993 nhưng chúng chỉ thật sự gây tiếng vang gần đây nhờ vào Dự án Ethereum, một nền tảng điện toán dựa trên công nghệ blockchain. Nói một cách đơn giản, hợp đồng thông minh là các giao thức máy tính được hỗ trợ, xác minh và thực thi một cách số hóa.
Các hợp đồng thông minh chạy trên nền tảng Ethereum được đảm bảo hoạt động chính xác như những gì được lập trình mà không mất nhiều thời gian, gian lận hoặc bất kỳ sự can thiệp của bên thứ ba nào. Một ví dụ điển hình về cách ứng dụng hợp đồng thông minh chính là trong ngành công nghiệp âm nhạc.
Âm nhạc là một trong những ngành trải qua nhiều thay đổi lớn trong vòng một thập kỷ qua do sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội, dẫn đến nhiều thay đổi trong thị hiếu của người nghe nhạc. Chỉ trong năm 2016, âm nhạc kỹ thuật số đã chiếm hơn một nửa doanh thu của ngành.
Những vấn đề mà ngành âm nhạc thường xuyên phải đối phó liên quan đến quyền sở hữu, tiền bản quyền và tính minh bạch, những vấn đề thường bị bỏ qua trong thế giới số. Các trang phát nhạc trực tuyến như Spotify thường xây dựng thêm một lớp trung gian để quản lý và đảm bảo quyền lợi cho nghệ sĩ.
Blockchain và hợp đồng thông minh đảm bảo tính minh bạch bằng cách loại bỏ hoàn toàn những yếu tố trung gian. Giải pháp này còn cho phép người dùng/ fan hâm mô thanh toán trực tiếp cho các nghệ sĩ (bằng tiền kỹ thuật số) trong thời gian thực nhằm giải quyết các vấn đề về tiền bản quyền.
Lưu trữ đám mây
Blockchain cung cấp một kho lưu trữ phi tập trung trên nền tảng đám mây. Các tập tin, dữ liệu sau khi được đưa lên cloud của blockchain sẽ được phân tán thành nhiều mảnh và trải rộng trên nhiều node. Dữ liệu sẽ tiếp tục được mã hóa tại từng node, chỉ có bạn (người sở hữu dữ liệu) mới có chìa khóa để mở dữ liệu.
Vì vậy, thông tin và dữ liệu cá nhân được lưu trữ trên các mạng phi tập trung này không thể hack, thay đổi, hoặc thậm chí có thể đọc được vì chúng giờ đây chỉ là một mảnh rất nhỏ so với ban đầu. Blockchain cũng tạo ra vài bản sao khác nhằm tránh trường hợp mất hoặc xóa dữ liệu.
Đọc thêm: "Transformers" và bài học về an ninh mạng doanh nghiệp
Các công ty như Sia và Storj là những ví dụ hoàn hảo về việc sử dụng blockchain trong lưu trữ đám mây. Hai công ty này thậm chí còn khuyến khích và trả tiền cho người dùng để họ cho thuê lưu lượng đĩa cứng thừa của họ nhằm giảm thêm chi phí lưu trữ và tăng băng thông, dung lượng và độ bảo mật. Phương thức này tương tự như việc bạn cho thuê phòng qua Airbnb hoặc ridesharing với Grab và Uber.
Đọc thêm: Grab ứng dụn Business Intelligence trong "siêu bản địa hóa" ứng dụng đặt xe như thế nào?
Shawn Wilkinson, Nhà sáng lập ra Storj, đã nhận xét như sau: “Người dùng toàn cầu đã phải chi trả hơn 22 tỷ USD cho việc lưu trữ trên đám mây. Blockchain có thể giúp tạo một nguồn doanh thu mới, đồng thời giảm đáng kể chi phí lưu trữ dữ liệu cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân.”
Quản lý chuỗi cung ứng
Tuy xuất phát từ ngành fintech nhưng blockchain lại khá phát triển trong ngành sản xuất, đặc biệt là trong công đoạn quản lý chuỗi cung ứng. Ngành công nghiệp sản xuất là một mạng lưới kết nối nhiều nhà cung cấp với nhau, mỗi người đóng góp một thành phần cụ thể trong chuỗi sản xuất nhằm tạo ra thành phẩm. Nếu một nhà cung cấp trong mạng lưới đó gặp vấn đề, nó sẽ tác động lên toàn bộ chuỗi và thương hiệu.
Đọc thêm: Ứng dụng BI & phân tích dữ liệu cho ngành sản xuất tại Tesla
Việc ứng dụng blockchain vào các cảm biến trong chuỗi cung ứng có thể giúp các nhà cung cấp tăng tính minh bạch, dễ dàng quan sát và quản lý mọi giai đoạn của quá trình sản xuất.
Skuchain đã tận dụng những tiện ích từ công nghệ blockchain để tạo dựng một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần hiệu quả mà họ tự hào hiện nay. Ngoài ra, việc kết hợp nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) với blockchain cũng đã tạo nên những kết quả tích cực đáng kể.
Dữ liệu về vị trí và điều kiện của lô hàng sẽ được cập nhật liên tục trong thời gian thực, do đó, khi sản phẩm đến kho, nhân viên không phải quét từng pallet nhập thông tin vào hệ thống vì công nghệ RFID tích hợp đã tự động thực hiện thao tác đó.
Công nghệ blockchain đã giúp Skuchain kiểm soát tốt hơn toàn bộ chuỗi cung ứng của họ, giảm lãng phí hàng tồn kho và tăng năng suất.
Thanh toán quốc tế
Các giao dịch quốc tế không những phức tạp, đắt đỏ mà còn mất thời gian. Chẳng những như vậy, đôi khi tiền của bạn bị chuyển vào sai tài khoản, hay vấn nạn rửa tiền nổi trội hiện nay đã cho thấy một vài mặt xấu của việc giao dịch quốc tế mà bạn cần đặc biệt chú ý.
Đọc thêm: 3 nguyên tắc vàng để quản lý dòng tiền hiệu quả
Khi bạn thực hiện một giao dịch quốc tế, bạn chắc chắn sẽ trải nghiệm một trong ba vấn đề sau:
- Thời gian: trung bình bạn phải mất từ 3 đến 5 ngày làm việc để chuyển khoản quốc tế.
- Phí: tại từng giai đoạn như phí chuyển khoản từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí xử lý, phí khi giá trị chuyển khoản của bạn vượt quá giới hạn ngân hàng, v.v ...
- Tính minh bạch: cả người gửi và người nhận không thể theo dõi quá trình thanh toán hoặc xác định chính xác thời gian khi tiền đã được nhận.
Khá nhiều ngân hàng và các ứng dụng thanh toán qua mạng hiện nay, chẳng hạn như Bitspark và Abra, đã vận dụng blockchain để đem đến cho khách hàng những tính năng thân thiện với người dùng mà không phải thông qua các thủ tục khó nhằn như trước đây, điển hình là chuyển tiền quốc tế 24/7 an toàn và nhanh chóng.
Hơn nữa, tất cả các bên liên quan đều có thể theo dõi mọi giai đoạn trong cuộc giao dịch do thông tin được lưu trữ, chia sẻ hoặc tải lên thông qua nền tảng blockchain được mã hóa. Quyền riêng tư của người dùng được bảo mật tuyệt đối.
Tuy nhiên, phương thức thanh toán xuyên biên giới mới này không hoàn toàn miễn phí. Một số trường hợp vẫn yêu cầu người gửi phải chuyển đổi sang Bitcoin trước khi thực hiện chuyển khoản. Khi quá trình hoàn tất, người nhận lại phải đổi từ Bitcoin sang tiền bản xứ. Mặc dù không tốn kém và tốn thời gian như phương pháp truyền thống nhưng phương pháp này vẫn chưa thực sự thân thiện với người dùng.
Vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh chủ đề blockchain. Liệu blockchain có thật sự trở thành nền tảng công nghệ mang tính đột phá hay không vẫn còn quá sớm để khẳng định. Tuy nhiên, những lợi ích mà blockchain mang lại chắc chắn mang tính cách mạng và đáng để chúng ta quan tâm.