<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Tương Lai của Ngành Bán Lẻ và Công Nghệ Internet of Things

Đăng bởi Hai Nguyen

Find me on:
vào

Các nhà bán lẻ hiện đại đang ứng dụng Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) để hoàn thiện hoạt động tại các cửa hàng hiện tại, cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng và thúc đẩy giao dịch. Công nghệ IoT được cho là đã định hình và cách mạng hóa ngành bán lẻ, mang đến nhiều tiến bộ và cơ hội mới trong dịch vụ khách hàng, chuỗi cung ứng và các cửa hàng truyền thống cũng như nhiều kênh khác. Về cơ bản, Internet Vạn Vật là một mạng lưới kết nối “vạn vật” qua Internet, thường thông qua tích hợp cảm biến. Các thiết bị được kết nối có thể giao tiếp, phân tích và chia sẻ dữ liệu qua chuỗi các mạng lưới và nền tảng đám mây để cung cấp các insights có ích cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Định nghĩa khái niệm Internet of Things (IoT) – Internet Vạn Vật

Sau thời gian phát triển, IoT đã được tích hợp vào nhiều công cụ, gồm chip theo dõi hàng tồn kho (RFID), hệ thống theo dõi qua di động và Wi-Fi, biển báo điện tử hoặc vào thiết bị di động của khách hàng.

Tải Whitepaper | Omnichannel

Lợi ích từ Internet Vạn Vật đến các doanh nghiệp bán lẻ

Trải nghiệm khách hàng

Internet Vạn Vật thay đổi hoàn toàn “trải nghiệm của khách hàng” bởi nó thay đổi cách khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, và cách người bán tạo giá trị.

Dữ liệu đã được thu thập và phân tích có thể giúp tạo ra một quy trình hoặc một công nghệ mới và giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Khi hệ thống của doanh nghiệp được tích hợp vào đám mây, họ sẽ thiết lập một quy trình mới, dựa vào đó doanh nghiệp có thể dự đoán và quản lý tính hiệu quả của hiệu suất và vận chuyển sản phẩm.

Từ góc nhìn của khách hàng, IoT loại bỏ ngăn cách về quyền sở hữu và khắc phục những điểm nhạy cảm có thể tác động xấu lên mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và khách hàng.

Đọc thêm: Quản lý kho hàng – Bước phát triển tiếp theo của các nhà bán lẻ (P.1)

Sản phẩm

Ứng dụng IoT giúp các nhà bán lẻ thử nghiệm nhiều phương pháp kinh doanh mới, phát triển các tính năng mới cho các mục đích khác nhau. Họ có thể nhanh chóng thu thập thông tin về những sản phẩm đang được bán ra mà còn cả lý do vì sao.

Bằng cách lưu trữ dữ liệu về một sản phẩm cụ thể và đối tượng khách hàng chính của nó, mức độ ảnh hưởng của cách trưng bày sản phẩm lên tỉ lệ bán ra, nhà bán lẻ có thể dự đoán khả năng tăng doanh số bán hàng đáng kể.

Tương Lai của Ngành Bán Lẻ và Công Nghệ Internet of Things

Cơ hội

Các nhà bán lẻ hiện dẫn đầu thị trường là những doanh nghiệp đã tận dụng IoT một cách hiệu quả, tìm ra các phương pháp mới để thu hút khách hàng và tăng doanh thu.

Những cải tiến nhỏ, như giảm thời gian chờ đợi bằng cách cài đặt cảm biến để cập nhật và xác định thời gian chờ, kích hoạt gửi thông báo cho khách hàng, đang dần thay đổi toàn bộ trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Điều quan trọng là các nhà bán lẻ cần phân tích cách tận dụng IoT nhằm tạo thêm cơ hội tăng trưởng và tăng sự trung thành của khách hàng.

Đọc thêm: 4 xu hướng bán lẻ kỹ thuật số nổi bật năm 2018

Internet of Things trong bán lẻ: Sự kết hợp giữa trải nghiệm trực tuyến và vật lý

Một trong những lợi ích chính của IoT là khả năng kết nối giữa thế giới thực và ảo. Cụ thể là việc kết nối các cửa hàng vật lý và trực tuyến đã xuất hiện trong ngành bán lẻ từ lâu. IoT giúp doanh nghiệp bán lẻ cung cấp dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Một ví dụ của việc ứng dụng IoT là trường hợp của Under Armour - nhà sản xuất giày dép và trang phục thể thao của Mỹ. Họ đang thử nghiệm ứng dụng chip thông minh trên sản phẩm giày dép của mình. Chip này được kết nối với nhiều ứng dụng khác nhau như: MapMyFitness, MyFitnessPal hoặc Endomondo để thu thập dữ liệu và phân tích thói quen chạy của một người. Các dữ liệu này sau đó được dùng để tạo ra một đôi giày tùy chỉnh riêng theo cá nhân.

Đọc thêm: Liệu các cửa hàng pop-up chỉ là xu hướng bán lẻ nhất thời?

Các doanh nghiệp bán lẻ có thể cài đặt cảm biến và công nghệ đèn hiệu thông minh tại các cửa hàng nhằm tăng tính kết nối với khách hàng và tạo một trải nghiệm mua sắm hoàn hảo.

Cụ thể, cài đặt cảm biến thông minh tại một cửa hàng giúp cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng khi một sản phẩm bán chạy sắp hết hàng cũng như lúc nào mã hàng đó sẽ được cập nhật, hoặc, gợi ý một cửa hàng gần nhất vẫn còn sản phẩm mà họ cần.

Trong cả hai trường hợp này, khách hàng đều có thể chọn đặt hàng qua mạng và được giao hàng đến tận nhà.

Đọc thêm: Internet of Things Từ Góc Độ Các Doanh Nghiệp Thực phẩm và Đồ uống

Tương Lai của Ngành Bán Lẻ và Công Nghệ Internet of Things

IoT hỗ trợ các nhà bán lẻ và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng

Khi một nhà bán lẻ thành công trong việc kết nối trải nghiệm của khách hàng, cả trực tuyến và ngoại tuyến, nghĩa là họ đã thấu hiểu hành vi và kỳ vọng của khách hàng. Với từng sản phẩm khác nhau, quy trình mua sắm cũng sẽ khác nhau.

Ví dụ như một khách hàng đang tìm mua máy rửa chén mới sẽ tìm kiếm thông tin về món hàng trên mạng trước, tuy nhiên họ có thể sẽ mua nó trực tiếp tại cửa hàng. Hãy tưởng tượng họ sẽ phản ứng như thế nào nếu biết sản phẩm đã bán hết khi họ vừa đặt chân đến cửa hàng?

Doanh nghiệp có thể tránh tình trạng này bằng cách tính trước diện tích cần thiết để chứa hàng tại cửa hàng, những sản phẩm đang có nhu cầu cao - và họ có thể giữ bao nhiêu trong kho để tránh thiếu hụt hàng hóa.

Đọc thêm: Amazon Go – Trải nghiệm xu hướng bán lẻ hoàn toàn mới

Để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, các doanh nghiệp cần phân tích và nghiên cứu thói quen khách hàng liên tục và trên nhiều nền tảng khác nhau. Những insights được cung cấp bởi IoT có thể giúp giảm thiểu sự thất vọng từ cả hai phía của giao dịch đồng thời hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.

Ví dụ như, các nhà bán lẻ đã bắt đầu lắp đặt cảm biến thông minh vào giỏ mua hàng tại các cửa hàng. Công nghệ này cho phép doanh nghiệp hình dung ra hành trình của khách hàng trong cửa hàng, hiểu được thói quen mua sắm của họ, từ đó cải thiện quy trình hiện tại, thu thập dữ liệu có giá trị để có thể tiến hành phân tích sâu hơn.

Một ví dụ khác đó là trường hợp của nhãn hiệu Levi Strauss khi áp dụng chip RFID trên tất cả các sản phẩm nhằm theo dõi liên tục Đơn vị Lưu kho (Stock Keeping Unit - SKU) và tích lũy dữ liệu để phân tích sâu hơn về hiệu suất bán hàng.

Khi hàng hóa được quét và cập nhật liên tục, hệ thống có thể định vị và theo dõi mọi sản phẩm trong cửa hàng – giúp tăng khả năng theo dõi kho hàng lên 100% và cử nhân viên bổ sung hàng ngay khi cần.

Các thông tin thêm như những món hàng nào đã được khách hàng xem qua và mặc thử, hàng bán ra nhanh chóng và cách trưng bày cửa hàng để tạo lợi nhuận cao nhất đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng. 

Đọc thêm: Thách thức cho ngành bán lẻ từ sự bùng nổ của thiết bị di động

Tương lai của ngành bán lẻ gắn liền với sự phát triển của công nghệ Internet of Things. IoT mang đến nhiều lợi ích, chẳng hạn như cải thiện các hoạt động cửa hàng hiệu quả hơn nhờ vào khả năng theo dõi tình trạng kho hàng qua các thiết bị đã được kết nối và cập nhật theo thời gian thực. Hoặc cải thiện hành trình mua sắm của khách hàng bằng cách tăng độ tương tác của hàng hóa qua các thiết bị như cảm biến và đèn hiệu thông minh.

New call-to-action

Chủ đề: Phần mềm quản lý bán lẻ

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi