<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Định nghĩa khái niệm Internet of Things (IoT) – Internet Vạn Vật

Đăng bởi Ho Nguyen

Find me on:
vào

Internet of Things (Internet vạn vật, IoT) là một khái niệm khá phổ biến trong những năm gần đây. Nhiều người cho rằng khái niệm này ra đời cùng lúc với sự xuất hiện của mạng Internet. Ngày nay, IoT được dùng để chỉ mọi thiết bị có khả năng kết nối với Internet. Một vài ví dụ về khả năng ứng dụng IoT bao gồm đồ gia dụng, thiết bị điện tử đeo trên người, thậm chí có trong cả lắp đặt máy bay.

Đọc thêm: Xu hướng CNTT 2017 khu vực ASEAN – Điện toán đám mây, IoT và di động

Định nghĩa khái niệm Internet of Things (IoT) – Internet Vạn Vật

Chúng ta có thể làm gì với Internet vạn vật?

Theo Gartner, trước năm 2020, sẽ có ít nhất 26 tỉ thiết bị được kết nối với Internet. Như đã giải thích ở trên, IoT là một mạng lưới khổng lồ nơi mà tất cả mọi “thứ” kết nối với nhau (con người với con người, con người với máy móc, máy với máy).

Infographic: GE vs. Siemens – ai sẽ thống trị thị trường IoT công nghiệp?

Mạng lưới kết nối khổng lồ, vô tận này đem đến nhiều lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Xe hơi thông minh hay nhà thông minh là những ví dụ điển hình. Hãy tưởng tượng bạn vừa thức dậy, lập tức chiếc đồng hồ báo thức báo hiệu cho máy pha cà phê, đồng thời rèm cửa cũng tự động được kéo và vòi sen cũng tự động mở nước cho bạn. Một ví dụ khác, bạn bị trễ buổi họp vì kẹt xe, chiếc xe hơi thông minh của bạn sẽ lập tức gửi tin nhắn thông báo đến nhân viên của bạn hoặc tìm một hướng đi khác.

Trên diện rộng, một khi công nghệ đã phát triển đến một tầm cao mới, nó có thể biến thành phố thành các siêu đô thị thông minh nhằm giải quyết các vấn đề như thiếu hụt năng lượng và quản lý rác thải. Khả năng ứng dụng IoT vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta là vô tận.

Đọc thêm: Thế nào là công nghệ đột phá (disruptive technology)?

Liệu việc kết nối liên tục 24/7 có thật sự đem lại lợi ích?

Kết nối với thông tin mọi lúc mọi nơi vừa có lợi lại vừa hại, và bảo mật thông tin là một trong những mối quan tâm hàng đầu của không chỉ riêng người dùng internet bình thường mà còn của cả chuyên gia IT. Hàng tỉ thiết bị đang được liên kết với nhau, dữ liệu liên tục được đăng lên và chia sẽ từng giây, làm thể nào để luôn chắc chắn rằng những thông tin cá nhân của bạn được bảo mật?

Đọc thêm: Vai trò của mật khẩu trong bảo mật thông tin đã lỗi thời?

Một vấn đề nổi trội khác chính là khối lượng vượt ngoài kiểm soát của dữ liệu mà cá nhân và doanh nghiệp đang phải xử lý mỗi ngày. Vì lẽ đó mà việc lưu trữ, truy xuất, phân tích và quản lý chúng trở thành một nhiệm vụ mang tính cấp bách, cần được giải quyết ngay.

Đa số doanh nghiệp vẫn còn khá lạ lẫm với việc tận dụng những chức năng của IoT vào việc thu thập và tích hợp dữ liệu. Ngay cả khi bạn đã tập hợp mọi dữ liệu, một câu hỏi hóc búa hơn nữa là làm thế nào để “đọc hiểu” chúng?

Câu trả lời chính là chia nhỏ dữ liệu thành những khối nhỏ hơn, dễ quản lý hơn và phân tích chúng theo từng lớp một thông qua một hệ thống phân tích nhiều bước chuyên sâu. Một khi đã được tích hợp, dữ liệu cần được xử lý tại chỗ ngay lập tức trước khi được chuyển giao sang bước tiếp theo. Những công cụ phân tích dữ liệu có thể được dùng để sàng lọc và trích ra chỉ những thông tin có ích nhất.

GDPR và các quy định về bảo mật thông tin

Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation, GDPR) sẽ có hiệu lực vào tháng 05/2018. Quy định này bắt buộc các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng phải đặt việc bảo mật thông tin của khách hàng làm ưu tiên hàng đầu. Tuy quy định chủ yếu nhắm vào bảo vệ công dân thuộc khối EU nhưng vẫn có hiệu lực pháp lý nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thuộc EU.

Đã có không ít những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nền tảng cloud chuyển hướng sang điều chỉnh và tăng cường độ bảo mật nhằm đảm bảo an toàn cho mọi thông tin khách hàng.

IoT chắc chắn sẽ ngày một mở rộng với hàng loạt những tiện ích tích cực cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể tận dụng triệt để mọi khía cạnh của IoT, tốt nhất chúng ta nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về IoT trong cuộc sống thường nhật của chúng ta trước đã.

New call-to-action

Chủ đề: Công nghệ đám mây, Cloud Computing, ERP

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi