Bạn hiểu thế nào là “disruptive technology”? Trong tiếng Anh, từ “disruptive” mang hai ý nghĩa, vừa tiêu cực (gián đoạn, phá vỡ) vừa tích cực (đổi mới, đột phá). “Disruptive technologies - Đột phá công nghệ” chỉ những thành tựu công nghệ vượt trội góp phần giúp con người phát triển không ngừng.
Đọc thêm: Grab ứng dụng Business Intelligence trong "siêu bản địa hóa" ứng dụng đặt xe như thế nào?
Sự can thiệp của công nghệ trong đời sống hằng ngày dường như trở thành một việc “quá đỗi bình thường”. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, sự can thiệp này chưa hẳn đã tốt, đặc biệt là khi những cải tiến đó trực tiếp ảnh hưởng đến mỗi cá nhân, vì vậy tạo ra không ít trường hợp hoài nghi, thậm chí chống đối.
Đột phá để dẫn đầu hay chịu chùn bước và theo sau?
Để luôn dẫn đầu và đáp ứng được với những thay đổi của thị trường, doanh nghiệp cần hiện đại hóa cả trong cách thức suy nghĩ và cách tận dụng công nghệ hiện đại vào các quy trình thường nhật.
Khi bạn phải quản lý một tập đoàn đa quốc gia trị giá hàng triệu USD, một lỗi dù là nhỏ nhất cũng có thể khiến bạn tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tài nguyên để phục hồi. Nhưng một khi bạn ứng dụng đúng công nghệ vào đúng thời điểm, đồng thời có kế hoạch để huấn luyện và chuẩn bị nhân viên với khả năng thích ứng trong quá trình chuyển đổi công nghệ, giải phóng bạn khỏi những khuôn khổ, quy trình làm việc cứng nhắc, lỗi thời, không còn phù hợp với thị trường hiện tại.
Đọc thêm: 7 bước cho một dự án Digital Transformation thành công
Cải tiến công nghệ đem đến lợi ích gì? Quy trình làm việc trôi chảy, dễ dàng kết nối với mọi người trong doanh nghiệp, với nhà cung cấp thậm chí những với các cá nhân bên ngoài chuỗi cung ứng. Ngoài ra, thiết lập các nhóm liên chức năng (cross-functional team) đóng vai trò quan trọng để quá trình chuyển đổi số hóa (digital transformation) diễn ra thuận lợi.
Nhu cầu nâng cấp nền tảng công nghệ ngày càng trở nên cấp thiết khi thế hệ Millennial (8x và 9x) tham gia vào lực lượng lao động ngày một đông. Chắc hẳn bạn cũng biết, thế hệ Millennial sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ bùng nổ, họ không những thành thạo mà còn là đối tượng khách hàng chính các công ty công nghệ nhắm đến. Do đó, việc kết hợp các ứng dụng điện thoại và các trang mạng xã hội nhằm chia sẻ thông tin vào trong quy trình kinh doanh đơn thuần chỉ là một bước tiến “thuận theo tự nhiên” của quá trình số hóa.
Một ví dụ điển hình của sự đột phá chính là xu hướng điện toán đám mây, một nền tảng công nghệ đa dạng, tính ứng dụng cao mà chúng ta dùng hằng ngày. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể quản lý, nâng cấp và giám sát và triển khai hệ thống quản lý doanh nghiệp trên đám mây chỉ trong vòng vài tháng, thời gian rút ngắn đáng kể so với vài năm như trước đây. Doanh nghiệp cũng không phải lo lắng chờ đợi lâu khi hệ thống cần phải điều chỉnh. Việc rút ngắn đáng kể thời gian nâng cấp hệ thống đem đến nhiều lợi ích không nhỏ cho mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ.
Read more: Điện toán đám mây - Giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Làm thế nào để quản lý thông minh và tận dụng triệt để công nghệ đột phá?
Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số không nhất thiết phải được hoàn thành nhanh chóng hay tốn kém, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách thay thế một số công việc trùng lặp và nhàm chán như là quy trình nhập liệu.
4 khía cạnh quan trọng cần được quan tâm đến khi triển khai chiến lược kỹ thuật số.
- Tính di động – Khả năng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi chưa bao giờ cần thiết hơn bây giờ. Bạn có thường kiểm tra email công việc của mình trong kì nghỉ hoặc lúc ở nhà không? Bạn có dùng máy tính hoặc các thiết bị di động để cập nhật tin tức không? Đối với doanh nghiệp, khả năng truyền tải thông tin càng dễ dàng thì tính hiệu quả sẽ càng cao.
- Khả năng kiểm soát – Trước đây, mỗi khi vận chuyển hàng hóa sang nước khác, bạn hoàn toàn mất kiểm soát tình trạng chuyến hàng sau khi ra khỏi biên giới và trước khi đến được đích cuối cùng. Điều này không thể tiếp diễn trong thời đại ngày nay được nữa. Các nhà sản xuất rõ ràng là cần có sự kiểm soát mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng.
- Tính khả dụng - Công nghệ đột phá sẽ trở nên vô nghĩa nếu không phát huy được tác dụng. Cụ thể là đánh giá mức độ thân thiện với người dùng, khả năng hỗ trợ trong công việc và quan trọng nhất là mức độ phù hợp với doanh nghiệp của công nghệ mới.
- Tính linh hoạt - Các doanh nghiệp có khả năng tối đa hóa, tích hợp công nghệ đột phá với tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của họ sẽ thích nghi với các thay đổi của thị trường tốt hơn. Tính linh hoạt về mặt kỹ thuật có thể và sẽ dẫn đến sự nhanh nhẹn của doanh nghiệp.
Đọc thêm: 7 câu hỏi các CEO nên cân nhắc trước khi triển khai dự án ERP
Các công nghệ đột phá nếu được áp dụng đúng kèm với một kế hoạch hiệu quả có thể đem đến lợi ích cho mọi cá nhân và doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ đột phá đúng cách tạo cho doanh nghiệp tính sáng tạo, hợp tác, khả năng đáp ứng nhanh hơn; bạn còn có thể giảm thời gian giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường, đồng thời khách hàng sẽ có nhiều khả năng hợp tác với bạn cao hơn.
Câu hỏi đặt ra là, khi nào bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình số của mình?
Bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề Digital Transformation? Đăng ký nhận tin từ TRG Blog ngay hôm nay!