Nhờ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), vô vàn phát minh mới được tạo nên nhằm thỏa mãn “cơn khát” công nghệ hiện hữu trong mỗi chúng ta và nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm mua sắm vừa tiện lợi, thông minh lại còn an toàn với hệ thống quản lý bán lẻ thân thiện với người dùng.
Gây tiếng vang trong thời gian gần đây chính là dịch vụ tự thanh toán (self-checkout), lấy cảm hứng từ những nhu cầu trên.
Đọc thêm: Whole Foods ứng dụng điện toán đám mây vào quản lý bán lẻ như thế nào?
Những tiến bộ trong công nghệ kết hợp với độ phổ biến của các trang mạng xã hội đã tạo nên một khái niệm mới - “bán lẻ đa kênh” (omnichannel retailing), đem đến một trải nghiệm mua sắm đồng nhất, thân thiện với người tiêu dùng trên tất cả các kênh bán hàng. Những “ông trùm” trong ngành thương mại điện tử như Amazon và Alibaba đang dần chiếm thế thượng phong trong cuộc đua bán lẻ.
Mặc cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những cửa hàng truyền thống vẫn chiếm được cảm tình của đa số người tiêu dùng. Nhằm tạo thuận tiện trong việc mua sắm, những phương thức thanh toán mới đã ra đời như quầy tự thanh toán hoặc ứng dụng thanh toán qua thiết bị di động, phù hợp cho cả Android và iOs. Tuy nhiên, mọi thứ không dừng lại ở đó.
Không phải xếp hàng thanh toán, chỉ chọn những thứ cần mua, thế là xong!
Amazon Go, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Amazon xây dựng trong thế giới thật, ra đời dựa trên nhu cầu được trải nghiệm mua sắm mà người mua không phải xếp hàng, không phải quét mã vạch thanh toán đồng thời tận dụng business intelligence và machine learning.
Amazon Go có gì khác biệt so với cửa hàng tiện lợi hay siêu thị bình thường? Hãy tưởng tượng bạn đang dạo một vòng của hàng để lựa chọn sản phẩm, khi tìm thấy món hàng mình cần, bạn chỉ việc lấy nó khỏi kệ và cho sản phẩm vào giỏ hàng. Sau khi có đầy đủ những gì cần thiết, bạn đơn giản chỉ bước ra khỏi cửa hàng mà không phải xếp hàng thanh toán. Tài khoản ngân hàng của bạn sẽ được tự động trừ tiền và một hóa đơn chi tiết những sản phẩm bạn vừa mua sẽ được gửi đến thiết bị di động của bạn.
Tuy vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm và chỉ phục vụ riêng cho nhân viên của Amazon, Amazon Go đã khiến công chúng không khỏi tò mò.
Những yếu tố cơ bản của Amazon Go
Mục đích Amazon tạo dựng cửa hàng Amazon Go là nhằm khai thác những thông tin có giá trị về hành vi mua sắm của người tiêu dùng như khách hàng đang tìm hiểu những sản phẩm nào, cách thức họ tìm sản phẩm, v.v…
Những công nghệ tiên tiến làm nên Amazon Go bao gồm:
- Machine learning: chứa các thuật toán tiên đoán để sản xuất ra từng lớp dữ liệu và chuyển đổi chúng thành những thông tin có nghĩa.
- Thị giác máy tính (computer vision): thu thập hình ảnh và video kỹ thuật số, chuyển đổi chúng thành thông tin số liệu và ký hiệu.
- Tổng hợp cảm biến: tổng hợp dữ liệu từ các nguồn rời rạc khác nhau để dự tính bằng những phương thức có nghĩa.
Đọc thêm: Business Intelligence là gì? Các thuật ngữ thông dụng từ A đến Z
Theo Amazon, các công nghệ được ứng dụng tại cửa hàng Amazon Go tương tự như một chiếc xe tự động. Hàng hóa lập tức được nhân dạng khi rời khỏi kệ hoặc được trả lại và từng món hàng được ghi nhớ trong một giỏ hàng ảo. Mọi giao dịch được thanh toán thông qua tài khoản Amazon của khách hàng.
Những thử thách mà Amazon Go phải đối mặt
Như đã nêu ở trên, cửa hàng thông ming Amazon Go vẫn chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm và chắc chắn còn phải chỉnh sửa rất nhiều.
Một trong những thử thách mà Amazon Go sẽ phải đối diện là việc hàng hóa bị đặt sai vị trí. Các nhà bán lẻ ai cũng mong muốn khách hàng nếu không có nhu cầu sử dụng nữa sẽ trả hàng hóa về đúng vị trí của chúng. Tuy nhiên, trên thực tế việc hàng hóa đặt sai vị trí diễn ra rất thường xuyên.
Một thử thách khác chính là cách ấn định giá và cân đo trọng lượng cho nông sản. Giới trẻ ngày nay không những thành thạo công nghệ, luôn đón đầu xu hướng mà họ còn có một lối sống và cách ăn uống lành mạnh. Họ chính là đối tượng mà Amazon Go đang nhắm đến. Việc sắp đặt một khu vực dành riêng cho nông sản tươi trong mỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị là thiết yếu.
Và thử thách cuối cùng là làm thế nào Amazon Go đối diện với hoài nghi từ dư luận. Ngay cả những chuyên gia sành sõi trong công nghệ còn cảm thấy lưỡng lự khi dùng một sản phẩm mới. Ví dụ như với ứng dụng thanh toán qua di động, theo báo cáo của FRB vào tháng 3/ 2016, 91% người tham dự cho biết họ chưa từng dùng thử ứng dụng khi mua hàng. Do đó mà quá trình quảng bá và thuyết phục số đông sử dụng dịch vụ mới có thể sẽ rất chậm.
Amazon luôn tham vọng và sáng tạo phong cách làm việc. Và nếu như Amazon Go có thất bại thì dự án cũng mang đến nhiều cơ hội mới cho những phát minh công nghệ về sau.
Thông qua dự án, chúng ta có thể thấy được rằng dữ liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng và là yếu tố cốt lõi trong mọi doanh nghiệp. Khả năng ứng dụng AI và phần mềm phân tích để khai thác dữ liệu chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp bạn thêm phát triển và dẫn đầu xu thế.
Đọc thêm: 4 bước để quản lý dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả hơn
Bạn muốn đón đầu xu hướng và liên tục cập nhật thông tin về IT và kỹ thuật số, đăng ký nhân bản tin từ TRG Blog ngay hôm nay!