Cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) đầu tiên xảy ra vào những năm 1970 với sự xuất hiện của động cơ hơi nước, ngành sản xuất bắt đầu phát triển mạnh. Nhu cầu ngày càng tăng thúc đẩy tạo nên CMCN lần hai vào đầu thế kỷ 20, động cơ hơi nước được thay thế bằng động cơ đốt trong và điện. Sự bùng nổ của mạng internet và các ứng dụng công nghệ thông tin báo hiệu cho CMCN lần thứ ba. Và giờ đây, chúng ta đang sống trong giai đoạn thứ 4 của CMCN, hay còn được gọi là Công nghiệp (Industry) 4.0, dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng lần ba, đón chào một kỷ nguyên công nghệ hoàn toàn mới, vượt ra bên ngoài ranh giới công nghiệp sản xuất.
Công nghiệp 4.0 là gì?
Có thể bạn đã từng nghe qua những khái niệm như nhà máy thông minh, sản xuất thông minh, big data, Internet of Things, v.v… tất cả đều là một phần của Công nghiệp 4.0. Bắt nguồn từ một dự án của Đức năm 2011 nhằm quảng bá khả năng số hóa và sáng tạo trong sản xuất. Phạm vi của dự án giờ đây đang dần lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển.
Công nghiệp 4.0 mở ra một kỷ nguyên mới với những tính năng tự động hóa công nghệ, robot điều khiển từ xa kết nối với hệ thống machine learning, công nghệ tương tác thực tế và thực tế ảo (augmented and artificial reality), robot tự thích nghi mà không đòi hỏi sự can thiệp của con người.
Khi nhắc đến công nghiệp 4.0 là nhắc đến khái niệm “nhà máy thông minh” (smart factory). Smart factory là gì? Đó là khả năng kết nối con người, máy móc và các vật thể thông qua mạng internet, rút ngắn khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo, trao quyền quyết định phi tập trung cho con người trong thời gian thực.
Smart factory đem đến cho chúng ta những lợi ích gì? Tính năng thông minh của một smart factory sẽ tạo thuận tiện cho mọi nhân viên hoạt động tại xí nghiệp xác định chính xác những “mảng khuất” trong dây chuyền cung ứng và sản xuất, từ lúc nhận nguyên liệu từ nhà cung cấp cho đến khi sản phẩm hoàn thành và được trao đến tay của khách hàng.
Smart factory đáp ứng mọi yêu cầu và tự thích nghi với những thay đổi trong thời gian thực, tạo thuận tiện trong trao đổi thông tin và tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: GE vs. Siemens - ai sẽ thống trị thị trường IoT công nghiệp?
Để được công nhận là một phần của Công nghiệp 4.0, doanh nghiệp (hoặc hệ thống) phải bao gồm những yêu tố sau:
- Máy móc, thiết bị, công cụ cảm biến và con người có thể tự do giao tiếp mà không bị cản trở
- Cung cấp thông tin minh bạch, chuyên sâu thúc đẩy hành động
- Hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình giải quyết vấn đề hoặc khi môi trường quá nguy hiểm cho con người
- Thuật toán machine learning nhằm trao quyền quyết định phi tập trung, tính tự chủ cao
Những khó khăn khi triển khai Công nghiệp 4.0
Không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận và chào đón Công nghiệp 4.0 với động thái tích cực. Những rủi ro và khó khăn khi triển khai công nghệ mới là điều không thể tránh khỏi.
An ninh mạng luôn là mối lo ngại hàng đầu. Hơn 70% kỹ sư công nghệ tham gia khảo sát do PwC thực hiện năm 2016 cho biết họ thấy lo ngại việc hệ thống an ninh không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và độ cấp tiến của công nghệ, và việc xuất hiện một lỗ hỏng trong mạng an ninh là chuyện sớm muộn.
Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ IT nên cân nhắc và nhanh chóng cải thiện điểm bất lợi này thông qua việc liên tục trau dồi kỹ năng và gia tăng độ bảo mật cho sản phẩm nhằm đối phó với những đợt tấn công mạng.
Ngoài ra, một vấn đề khác mà các doanh nghiệp đang đối mặt là thiếu hụt một lực lượng chuyên gia đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật để triển khai hệ thống mới. Thêm vào đó, các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn đang hoài nghi khả năng công nghệ mới sẽ thật sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do vậy mà vốn đầu tư cho các dự án Công nghiệp 4.0 thường chỉ ở mức trung bình, chưa phát tán trên diện rộng.
Một mối lo khác là thị trường việc làm bị thu hẹp do công nghệ thông minh dần thay thế con người trong các công việc có tính nguy hiểm cao. Sự can thiệp của con người trong khâu vận hành máy móc cũng sẽ bị hạn chế vì chúng sẽ tự thích nghi với những thay đổi trong môi trường. Đó là nguyên nhân khiến cho việc triển khai đồng bộ Công nghiệp 4.0 gặp nhiều trở ngại.
Cơ hội mới trong tương lai
Mọi doanh nghiệp đều tạo ra một lượng thông tin khổng lồ hằng ngày tuy nhiên chúng ta đều không có thời gian cũng như công cụ cấp tiến cần thiết để giải quyết những thông tin đó. Do vậy, thông tin thường bị thất lạc hoặc không được tận dụng triệt để, gây ảnh hưởng đến quy trình hoạt động cũng như khả năng quyết định.
Đây chính là cơ hội cho Công nghiệp 4.0 “tỏa sáng”. Không chỉ dừng lại ở việc giúp bạn giải quyết những công việc tay chân, Công nghiệp 4.0 còn giúp bạn khai thác thông tin, tạo dựng lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Top 3 nhà cung cấp giải pháp Business Intelligence hàng đầu thế giới 2017
Công nghiệp 4.0 đang ngày càng xóa mờ khoảng cách giữa Công nghệ Thông tin (Information Technology) và Công nghệ Vận hành (Operational Technology) đồng thời cũng xóa mờ cả khoảng cách giữa thế giới thực và ảo.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ban đầu chỉ dành riêng cho ngành sản xuất. Tuy nhiên, tiềm năng và tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng đã vượt quá giới hạn ban đầu, và ngày càng thâm nhập sâu vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta với những sản phẩm tiện ích như nhà thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh, vận chuyển và dây chuyền hậu cần thông minh, trong lĩnh vực dầu khí và hơn thế nữa.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về Công nghiệp 4.0? Đăng ký nhận thông tin từ TRG Blog hoặc tải ngay whitepaper bên dưới để biết thêm về chủ đề này.