Có thể thấy chỉ trong 10 năm, khái niệm “Internet of Things” đã không còn xa lạ và mới mẻ với chúng ta. Ý tưởng về một thế giới mà mọi thứ trong cuộc sống được kết nối với Internet để truyền tải, trao đổi dữ liệu, từ đó người dùng có thể tương tác, điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động trong cuộc sống thông qua những thiết bị thông minh như điện thoại hoặc máy tính bảng.
(Nguồn: Google Images)
Khả năng hàng triệu người kết nối với nhau qua thiết bị thông minh với sức mạnh xử lý, dung lượng lưu trữ và sự tiếp cận tri thức chưa từng có tiền lệ là không giới hạn. Thậm chí, những khả năng đó còn được nhân lên gấp bội nhờ vào tốc độ gia tăng theo cấp số nhân, phạm vi ứng dụng toàn cầu và sự tác động mạnh mẽ của những đột phá về công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng Internet, phương tiện độc lập, điện toán đám mây, tích hợp thông tin, phân tích số liệu tự động…
Internet of Things có tác động to lớn và rộng rãi tới cuộc sống của chúng ta, từ ứng dụng quản lý năng lượng thông minh được sử dụng trong các căn hộ, các tòa nhà cho phép chúng ta điều chỉnh nhiệt độ và hệ thống nước nóng ; hệ thống đèn được điều chỉnh độ sáng tối; tổ hợp đồ gia dụng thông minh; các thiết bị di động đang được dùng để quản lý danh tính...Tới các phương tiện tự vận hành, máy bay không người lái, cơ sở hạ tầng kết nối và chia sẻ thông minh…
(Nguồn: Google Images)
Tại Việt Nam hiện có thể đưa khái niệm “thông minh hóa” vào đời sống và áp dụng cho mọi lĩnh vực của đời sống, như: Kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị… qua đó, phát triển kinh tế dựa trên tri thức, đảm bảo sự tăng trưởng xanh và bền vững - đặc biệt là sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết 36 về đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT.
Khi nói về điều này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, “Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội to lớn giúp Việt Nam có thể đưa khái niệm “thông minh hóa” áp dụng cho mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của Việt Nam và qua đó, góp phần nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, sớm xây dựng thành công nền kinh tế dựa trên tri thức, tăng trưởng xanh bền vững”,
Trong tất cả những xu hướng công nghệ đang diễn ra trên thế giới hiện nay, có thể nói Internet of Things hiện là xu thế lớn nhất, và chính nó sẽ mang đến cho thế giới chúng ta, trong đó có Việt Nam “bước ngoặt lớn” trong vòng 5 năm tới. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng đem lại những thách thức vô cùng lớn với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Câu hỏi đặt ra là, chúng ta cần chuẩn bị những gì để thật sự sẵn sàng?
Đây là một sự dịch chuyển và lột xác khổng lồ. Nó sẽ không dừng lại ở những ngôi nhà và ngành nghề thông minh. Chúng ta sẽ đi đến những đường cao tốc và thiết bị vận chuyển thông minh, nhà máy và cánh đồng thông minh, những mạng lưới năng lượng và tiện ích (cung cấp nước, gas) thông minh. Đây không phải là chuyện ảo tưởng, hay là một khả năng có thể xảy ra. Nó chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới, vấn đề là sớm hay muộn thôi.
Năm 2011, bộ phim “Tay đấm thép” với bối cảnh của những năm 2020 của đạo diễn Shawn Levy được sản xuất dựa trên ý tưởng về những người máy được lập trình để thi đấu đã thật sự gây ấn tượng mạnh với khán giả. Khi DreamWorks lần đầu tiên giới thiệu tới Shawn ý tưởng “Real Steel”, ông đã nói rằng đây thật sự là một dự án điên rồ và ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, không cần chờ tới 2020, chỉ sau đó 2 năm, năm 2013 ý tưởng điên rồ ấy đã trở thành hiện thực khi kênh truyền hình Syfy Network Mỹ giới thiệu chương trình thực tế “Robot Combat League” - đấu trường dành cho người máy được điều khiển để thi đấu. Có thể thấy công nghệ đã phát triển thần tốc và hiện thực hóa được mọi dự đoán của con người. Bởi vậy chúng ta hoàn toàn có quyền tin và trông chờ vào sự thành công và bùng nổ mang tên “Internet of Things”.
(Nguồn: Google Images)
Tuy nhiên, dù máy móc có tối ưu và ưu việt tới đâu thì quyền điều khiển và kiểm soát phía sau vẫn là của con người. Chúng ta cần nắm lấy cơ hội và sức mạnh sẵn có để phát triển cuộc sống của chính chúng ta theo chiều hướng hoàn toàn tích cực và tốt đẹp hơn.
(Bài viết có tham khảo và trích dẫn một số ý từ các bài viết về Internet of Things được chia sẻ trên google)
Đọc thêm
- Webinar: Tối ưu hóa hoạt động quản lý khách sạn
- 6 xu hướng công nghệ thay đổi ngành khách sạn
- 4 giải pháp tạo khác biệt lớn trong công cuộc chăm sóc khách hàng
- Nhận xét của khách hàng - Con dao 2 lưỡi trong công tác quản lý thương hiệu khách sạn
- Cơ hội và thách thức công nghệ đem lại cho ngành nhà hàng khách sạn
- 6 xu hướng công nghệ thay đổi ngành khách sạn
Những bài viêt khác của TRG
- 10 sai lầm của sếp khiến nhân viên nghỉ việc
- TRG giữ chân nhân tài bằng môi trường làm việc lý tưởng
- Internet of Things: Cơ hội và thách thức
- Làm thế nào để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu xu thế
- Marketing cá nhân hóa - một lợi ích của phần mềm bán hàng
- Giải bài toán khó của chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam
- Chiến lược bán lẻ thành công của Starbucks, Amazon và Zara
- Đi làm như đi chơi - Đâu là bí quyết?
- 6 phương pháp gia tăng lợi nhuận cho khách sạn trong giai đoạn khủng hoảng
- Những điều chưa biết về TRG và công tác hiến máu nhân đạo (Infographic)
- Lí do vì sao bạn nên hiến máu nhân đạo (Infographic)
Sự kiện sẽ diễn ra
- Hội thảo trực tuyến: Tối ưu hóa hoạt động quản lý khách sạn 14/04/2016
- Hội thảo trực tuyến: Tuyển dụng nhân sự - Có gì mới? 28/04/2016
Công ty TRG International
TRG International là công ty cung cấp dịch vụ hàng đầu thị trường, chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu. TRG đã đóng góp vào thị trường năng động và đầy thử thách bằng việc cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp. Các giải pháp công nghệ này hoạt động âm thầm nhưng hiệu quả, giải phóng khách hàng khỏi những rắc rối ngoài lề và tập trung phát triển cốt lõi của doanh nghiệp.