Nếu như EQ (chỉ số thông minh cảm xúc) vẫn còn lạ lẫm đối với bạn, định nghĩa của nó đơn giản chính là chỉ số thông minh cảm xúc của riêng mỗi người, thể hiện ở mức độ bạn kiểm soát cảm xúc bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Trong cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc là gì? (What is Emotional Intelligence)”, tác giả Bressert đã đưa ra một kết quả nghiên cứu khá thú vị “Chỉ với IQ (chỉ số thông minh) thì không đủ, mà phải có thêm EQ. Thực tế cho thấy, nhiều nhà tâm lý học đều nhất trí trong công thức làm nên thành công, IQ chỉ chiếm 10% (cao nhất là 25%), còn lại đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có cả EQ.”
Chỉ số thông minh giúp bạn đánh giá khả năng của ứng viên cho công ty, nhưng hãy nghĩ xem, liệu trong số những người “vượt” bài kiểm tra chỉ số thông minh với cùng một điểm số, ai mới là người phù hợp nhất với công ty của bạn?
Mỗi năm hãng Apple đều cho ra mắt những sản phẩm công nghệ mới, và mọi người trên khắp thế giới đều “xếp hàng” chỉ để có thể là một trong những người đầu tiên chạm tay đến sản phẩm của họ. Thế có phải họ chỉ cần cho ra sản phẩm và khách hàng tự động tìm đến hay họ phải thuyết phục và làm cho khách hàng cảm thấy hứng thú với sản phẩm trước? Có lẽ bạn đã có câu trả lời cho riêng mình rồi.
Như vậy, vì sao bạn không nên đánh giá thấp chỉ số thông minh cảm xúc?
- Lạc quan
Những cá nhân sở hữu trí tuệ cảm xúc mỗi khi vướng vào rắc rối, thay vì “than thân trách phận”, họ dành thời gian tìm giải pháp gỡ rối cho bản thân. Họ không làm ngơ những điều tiêu cực, nhưng không để bản thân lún quá sâu vào chúng.
- Không nuôi hận thù
Biết rõ hận thù chỉ càng khiến bản thân đắm chìm vào quá khứ. Những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, chấp nhận bài học đã phạm trong quá khứ, để làm tốt hơn trong hiện tại, hướng đến những điều to lớn hơn trong tương lai.
- Không ngại thay đổi bản thân
Làm chủ cảm xúc bản thân giúp họ nhận thấy thay đổi là một điều tích cực, có thể đến với bất kỳ ai, tại bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào. Họ không ngại phải thay đổi, vì họ luôn tin rằng thay đổi mang đến những trải nghiệm, và trải nghiệm chính là cuộc sống.
- Tận hưởng cuộc sống
Họ biết điều gì khiến họ hạnh phúc, và không ngừng tìm kiếm cùng góp nhặt những mảnh ghép hạnh phúc ấy trong cuộc sống. Họ biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân để luôn giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ, không vướng bận, sống và tận hưởng hết mình.
- Khả năng tự tạo động lực
Tự tạo động lực là điểm mạnh của trí tuệ cảm xúc. Những người có tư duy cảm xúc cao tự biết động viên và khuyến khích bản thân chinh phục những thử thách mới, không vì ai đó đã thành công hơn mà nản chí, nhưng luôn cố gắng đạt được mục tiêu của mình đặt ra.
- Yêu thích sự cân bằng
Cân bằng là nguyên lý để có một sống vui tươi và bền lâu, hiểu được điều đó, họ luôn tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân để luôn giữ mình ở một trạng thái và phong độ tốt nhất.
- Học hỏi để trưởng thành
Cũng giống như yêu tố không ngại thay đổi, họ theo đuổi điều mới lạ, học cách tư duy sáng tạo, theo đuổi những ước mơ có thể nghe “vô lý”, nhưng nhờ vậy trưởng thành hơn, để biết thế giới này rộng lớn đến thế nào.
Là một nhà quản lý nhân sự chắc chắn bạn không muốn “vuột tay” những nhân tài thật sự phù hợp với doanh nghiệp của mình phải không? ProfileXT chính là giải pháp có thể bạn đang cần để tối đa hóa hiệu quả tuyển dụng cho doanh nghiệp. ProfileXT đánh giá tổng quan khả năng tư duy, cảm xúc, hành vi và nhiều khía cạnh khác của ứng viên, để xác định mức độ phù hợp của người đó với doanh nghiệp của bạn.
**Nếu thông tin từ bài blog hữu ích với bạn, hãy đăng ký để nhận những bài blog mới của TRG (bên phải)