<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Bài viết mới nhất

Những thách thức trong quá trình lập kế hoạch doanh nghiệp ngày nay

Đăng bởi Nhi Huynh vào

Trong bối cảnh quản trị kinh doanh hiện tại, vai trò của Giám đốc Tài chính đang ngày càng trở nên quan trọng. Họ không chỉ sở hữu và quản lý dữ liệu tài chính mà còn nắm thông tin chủ chốt trong quản trị hoạt động. Giám đốc tài chính có tiếng nói trong quy trình tài chính, như lên kế hoạch, lập ngân sách, dự báo và hợp nhất, vốn liên kết với nhau để tổng hợp thông tin đầy đủ nhất cho quá trình ra quyết định chiến lược.

Bộ phận tài chính vẫn đóng vai trò chính trong quá trình lên kế hoạch. Bởi vì doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều áp lực để cải tiến kế hoạch doanh nghiệp, việc những nhân viên tài chính sử dụng một giải phải pháp lên kế hoạch hiệu quả và linh hoạt để hỗ trợ cho họ trong lĩnh vực này là cần thiết. Một vài áp lực mà doanh nghiệp thường phải đối mặt bao gồm:

  • Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, ví dụ như Đạo luật Sarbanes-Oxley hoặc Tiêu chuẩn Kế toán quốc tế, mà ngày càng đòi hỏi cao về tính minh bạch và đúng lúc
  • Nhu cầu ngày càng tăng trong nội bộ doanh nghiệp về thông tin chi tiết
  • Những vấn đề hòa hợp giữa quản lý và quy trình kế toán do luật pháp quy định
  • Sự không linh hoạt trong quá trình lên kế hoạch gây cản trở tới việc tích hợp thay đổi của toàn bộ doanh nghiệp theo một cách dễ dàng, chính xác và đúng lúc
  • Nhu cầu gia tăng Chỉ số hoàn vốn đầu tư trong ERP và các hệ thống kế toán tương tự
  • Nhu cầu quản lý và điều khiển tốt hơn việc kinh doanh, đặc biệt là trong môi trường khủng hoảng kinh tế và gia tăng cạnh tranh toàn cầu
Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Những áp lực trong quá trình lập kế hoạch doanh nghiệp ngày nay

Đăng bởi Linh Dao vào

Kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, các doanh nghiệp ngày càng thận trọng hơn trong việc ra quyết định nhằm đảm bảo sự tăng trưởng giữa những rủi ro không chắc chắn. Hơn bao giờ hết, quá trình lên kế hoạch, lập ngân sách và dự báo cần phải được điều chỉnh và linh hoạt với sự thay đổi.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Những áp lực trong quá trình lập kế hoạch doanh nghiệp ngày nay

Đăng bởi Linh Dao vào

Kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, các doanh nghiệp ngày càng thận trọng hơn trong việc ra quyết định nhằm đảm bảo sự tăng trưởng giữa những rủi ro không chắc chắn. Hơn bao giờ hết, quá trình lên kế hoạch, lập ngân sách và dự báo cần phải được điều chỉnh và linh hoạt với sự thay đổi.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

Tiềm năng của châu Á không thua kém phương Tây

Đăng bởi Linh Dao vào

Trong 14 năm qua, Ngân hàng Mỹ Merril Lynch đã cho tổ chức các cuộc khảo sát thường niên tổng hợp ý kiến của các giám đốc tài chính (CFO) của những công ty vừa và lớn tại Mỹ. Nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, cuộc khảo sát này được tổ chức tại châu Á.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm tài chính kế toán, Phần mềm quản lý tài chính Infor10, Phần mềm Sunsystems, Quản lý tài chính

Đánh giá tài chính doanh nghiệp: Rủi ro khôn lường

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Hiện nay, các công ty phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn hơn khi công bố những báo cáo tài chính của họ. Vì thế, thuê chuyên gia thẩm định bên ngoài dường như đang trở thành xu thế mới để tránh rủi ro trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty.

Hiện nay, công việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi phải có những đánh giá chủ quan một cách chân thực.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

8 Vấn đề lớn của quản trị tài chính

Đăng bởi Chau Cao vào

Tài chính là công việc sáng tạo và lý thú, tuy nhiên để trở thành chuyên viên giỏi sẽ khó hơn nhiều so với công việc kế toán. Thật vậy, với chuyên viên kế toán chỉ cần có kiến thức kế toán nhất định, đức tính cẩn trọng và làm việc vài năm tích lũy kinh nghiệm là đạt yêu cầu.

Trong khi nhiều chuyên viên tốt nghiệp đại học ngành tài chính, công tác nhiều năm vẫn không đáp ứng yêu cầu công việc. Bởi vì để trở thành một chuyên viên tài chính thực sự, không chỉ nắm kỹ thuật và có kinh nghiệm; mà cần có khả năng am tường hoạt động kinh doanh của công ty trong bối cảnh nền kinh tế đa dạng. Từ đó dẩn đến khả năng diển dịch và dự đoán được tình hình và xu thế kinh doanh dưới dạng đồng vốn, để quản trị đồng vốn đạt hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh. Khả năng này không chỉ bằng tích lũy kinh nghiệm trong công tác, mà cần có kỹ năng thu thập chọn lọc thông tin, phân tích và đưa ra các giải pháp hợp lý nhất.

Phải chăng có một số tố chất bắt buộc để chọn theo ngành này, Không phải siêng năng mà là kiên trì; Không phải cẩn thận mà là tỉnh táo; Không phải chuẩn mực mà là tưởng tượng táo bạo; Không phải là sự tính toán tỉ mỉ chính xác mà là khả năng khái quát hóa với sự làm chủ sai số và xác suất. Đó có phải là sự kết hợp giữa tính lãng mạm của người nghệ sỹ, tinh thần khai phá của người thám hiểm và tính cần cù của nhà nông luôn tin vào mùa vụ bội thu bằng lao động gieo trồng hôm nay. Xin nhường cho các bạn cảm nghiệm thêm.

Dưới đây là một số cảm nghiệm về quản trị tài chính để chia sẽ cùng bạn đọc, với niềm tin sẽ giúp các bạn tiếp cận và vận dụng tốt hơn những kiến thức đã tiếp cận trong khóa học:

1. Tất cả các bài toán tài chính phức tạp đều có thể quy về bài toán cơ bản với một phép toán trừ

Những chuyên gia giỏi, có lẽ phân tích vấn đề với phép toán đơn giản hơn nhiều so với chúng ta hình dung ?

Trong quá trình quản trị tài chính, chúng ta lần lượt tiếp cận nhiều bài toán phân tích phức tạp; từ suất sinh lời của vốn kinh doanh, điểm hòa vốn, giá trị cổ phiếu, hiệu quả đầu tư … đa dạng đến mức chúng ta có thể lạc vào mê trận của thuật ngữ và kỹ thuật, tưởng như mỗi lãnh vực là một vùng trời riêng biệt. Nhưng nếu đứng lùi ra xa và nhìn bao quát thì sự việc có thể diển dịch đơn giản, quy về một công thức là Doanh thu trừ chi phí hoặc nguồn thu trừ vốn đầu tư, kết quả của phép toán trừ này nếu dương thì có lợi nhuận (hiệu quả). Đọc đến đây nhiều bạn sẽ không đồng ý vì ….

Tuy nhiên chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vẻ đẹp của công thức
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí hay Thu nhập ròng = Thực thu – thực chi, là cơ sở cho mọi công thức tài chính khác. Tôi được dịp tham dự một cuộc họp quyết định phương án đầu tư một chung cư cao cấp tại Q.7, diện tích khu đất là 7.500m2. Sau khi hỏi một vài câu về vị trí, Ong TGĐ (một nhà đầu tư nổi tiếng tại Tp.HCM) ra quyết định giá mua trong khoản 52 – 54 tỷ là mua được, và dự kiến lãi khoảng 25%, và sau đó tôi còn được thấy một số quyết định tương tự cho những dự án kinh doanh khác. Lúc đó tôi khá ngạc nhiên, nhưng khi tôi tính toán cụ thể thì kết quả là tương đương; sau này được dịp trao đổi tôi mới thấy khả năng sử dụng phép tính quy giản tuyệt vời của ông. Từ nhiều cách thức phân tích tương tự của chính tôi và một số nhà quản trị nêu trên, tôi nhớ đến nhà vật lý thực nghiệm nổi tiếng Fermi, trong quá trình tìm những nghiệm cho phương trình tạo bom nguyên tử, ông đã làm các chuyên gia điện toán ngạc nhiên khi những phép toán đơn giản của ông có kết quả gần như máy điện toán đã giải.

Trình bày những điều này tôi không hề muốn làm giảm giá trị các phép toán tài chính phức tạp là nội dung chính đào tạo trong khóa học này. Tôi muốn nhấn mạnh một ý quan trọng, "để trở thành một nhà quản trị tài chính thực thụ, các bạn cần lĩnh hội được vẽ đẹp chân phương của công thức đơn giản trên sau khi đã xuyên qua những kỹ thuật chuyên sâu của tài chính". Điều này đã được Kim Dung thể hiện tuyệt vời trong đoạn mô tả Trương Tam Phong dạy Thái cực quyền cho Trương Vô Kỵ, và thường khái quát trình độ vận dụng võ học của các đại cao thủ, đó là "vô chiêu thắng hữu chiêu"

Một liên tưởng khác, trong tiến trình học hỏi nghiên cứu, chúng ta dể đồng ý với câu ngạn ngử phương tây "chúng ta biết ngày càng nhiều trước sự chưa biết, ngày càng ít đi, cho đến khi không sự việc gì chúng ta không biết". Tuy nhiên John Bogle John Bogle là nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ, đã đưa ra phương pháp đầu tư chỉ số trong chứng khoán, áp dụng cho Quỹ đầu tư hàng đầu Vanguard Investment group do ông sáng lập. Phương pháp này đã mang lại thành công vượt bực đưa quỹ tương trợ Vanguard thành quỹ lớn thứ 2 thế giới với vốn đầu tư lên đến 250 tỷ USD chỉ trong một thập niên. lại nói rằng "chúng ta biết ngày càng ít trước sự việc chưa biết ngày càng nhiều, cho đến khi chúng ta không biết gì hết về mọi sự việc". Có điểm tương đồng nào không giữa nhận định của nhà tài chính nổi tiếng này với “vô chiêu” của Kim Dung và cao thâm hơn nữa là "vô vi" của Lão Tử.

Trở về với công việc phân tích tài chính, trong khi nhiều người cứ mãi mê bới tìm những kỹ thuật, những công thức để cố gắng áp thực tế vào một khuôn mẩu có sẳn nào đó (như tầm chương trích cú trong nho học), thì các chuyên gia, những người đã đạt nguyên lý đơn giản của tài chính “thu nhập bằng thực thu trừ thực chi”, có lẻ sẽ phân tích vấn đề với phép toán đơn giản hơn rất nhiều so với chúng ta hình dung ?

2. Để giải các bài toán tài chính cần có khả năng xây dựng được mô hình tài chính

Một bài toán tài chính có thể phân làm ba giai đoạn xử lý. Giai đoạn 1 là xác định các yêu cầu và tập hợp các dữ liệu cần thiết; giai đoạn kế tiếp là sử dụng các phép toán thích hợp (xây dựng mô hình tài chính) để tính ra kết quả; cuối cùng là phân tích các kết quả để đưa ra nhận định đánh giá và chọn lựa phương thức thực thi.

Trong đa số trường hợp trong giai đoạn 1 chúng ta không bao giờ thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cũng như mức độ tin cậy chắc chắn, có thể do khách quan (các thông tin dự báo, các thông tin mà người phân tích không thể tiếp cận) hoặc do chủ quan (người phân tích không có đủ thời gian hoặc chi phí để thu thập).

Sự thiếu hụt dữ liệu này dẫn đến trong giai đoạn tính toán, chúng ta sẽ gặp khó khăn không biết cách giải quyết bài toán do không tìm thấy một mô hình chuẩn. Điều này thường dẫn đến hai khả năng, hoặc cho rằng không thể giải bài toán, trường hợp ngược lại nếu có người giải bài toán thì lại tỏ ra nghi ngờ tính chính xác vì không đúng với sách vở. Vấn đề chính là chổ chúng ta quá thụ động với mô hình được trình bày trong các sách lý thuyết, mà quên rằng những mô hình đó được khái quát hóa từ vô vàn mô hình thực tế. Do vậy khi áp dụng vào một bài toán thực tế, chúng ta phải có khả năng chuyển mô hình khái quát trong lý thuyết thành mô hình ứng dụng cụ thể

Cốt lõi trong việc xây dựng một mô hình tài chính phù hợp với một trường hợp cụ thể, thứ nhất là chúng ta phải hiểu được bản chất kinh tế của bài toán, thí dụ việc phân tích biến phí_định phí của sản xuất may mặc khác với khu Resort nghỉ dưỡng. Điểm thứ hai là chúng ta phải chấp nhận sai số khi thiếu thông tin Điều này được minh họa tuyệt vời trong các bài toán dành cho ứng viên của MicroSoft, như câu hỏi yêu cầu ứng viên hãy cho biết trong nước Mỹ có bao nhiêu trạm xăng., khi đó chúng ta sẽ chọn phép giải có sai số chấp nhận được. Chúng ta hãy nhớ lại bài toán tính diện tích, nếu miếng đất có hình chử nhật thì chúng ta dể dàng áp dụng công thức. Nhưng nếu có hình phức tạp (ao hồ, dãy đất ven biển) mà công thể tìm ra công thức tính diện tích chuẩn nào, khi đó chúng ta có thể áp dụng phép tích tích phân của Newton với những sai số cho phép. Như vậy đứng trước một bài toán tài chính, chúng ta cần phải chọn lựa và điều chỉnh mô hình tài chính để phù hợp với yêu cầu và sai số cho phép, điều này đòi hỏi tính sáng tạo của chúng ta.

3. Trong quản trị tài chính không có một lời giải duy nhất

Mà lời giải được chọn lựa từ không gian giải pháp với sự cân nhắc giữa mức thành công đem lại và xác suất thất bại.

Trong kinh doanh, rất nhiều quyết định trái ngược nhau cùng dẫn đến thành công. Tập trung vào một ít sản phẩm như Coca cola (KO) hay đa dạng như J.Son & J.Son; đầu tư chứng khoán theo chỉ số của John Bogle hay theo giá trị như Maro Gabelli….điều đấy cho thấy có nhiều phương thức kinh doanh khác nhau cùng đạt được hiệu quả cao. Các giải pháp tài chính là sự hoạch định các hoạt động kinh doanh dưới dạng đồng vốn, do vậy cũng sẽ có rất nhiều giải pháp khác nhau. Khi triển khai các giải pháp kinh doanh chúng ta sẽ có nhiều chọn lựa (công suất lớn hay vừa phải, thiết bị tự động hay bán tự động, đầu tư toàn bộ hay có kết hợp thuê ngoài …), mỗi chọn lựa lại có nhiều khả năng khác nhau, thí dụ chọn công suất lớn có khả năng khai thác từ 50% - 80% công suất, tổ hợp các điều này chúng ta có nhiều giải pháp khác nhau mà chúng ta không chắc rằng giải pháp nào cho kết quả tốt nhất. Điều này làm cho bước nhận định và chọn lựa phương thức thực thi sẽ rất khó khăn.

Vấn đề chính là ở chổ chúng ta cần chọn lựa giải pháp thích hợp nhất với mục đích và điều kiện của chúng ta, thí dụ nếu chúng ta đang gặp khó khăn về vốn thì giải pháp ít đòi hỏi chi phí đầu tư sẽ được ưu tiên chọn lựa. Điều cần nhớ là bao giờ chúng ta cũng có một số giải pháp để chọn lựa, mỗi giải pháp sẽ đòi hỏi một số điều kiện để đảm bảo khả năng thành công. Chính vì thực tiển này đôi khi người ta nhận định quản trị tài chính là một nghệ thuật; tuy nhiên chúng tôi muốn nói rằng đó là nghệ thuật của các con số và định luật kinh tế, mà nếu không tuân thủ thì chắc chắn sẽ bị trả giá.

Ngạn ngữ có câu “mọi con đường đền dẫn tới Roma”, các chuyên gia tài chính sẽ nói thêm “ nhưng trong số đó sẽ có những con đường tốt hơn, và chúng ta sẽ chọn ra một con đường có xác suất tốt nhất trong điều kiện của chúng ta”

4. Phương pháp dòng tiền chiết khấu, kỹ thuật quan trọng giải bài toán tài chính


Nếu chọn ra một nguyên lý quan trọng nhất của Tài chính hiện đại, thì đó là nguyên lý giá trị đồng tiền biến đổi theo thời gian; có nghĩa là giá trị đồng tiền hôm nay khác với giá trị đồng tiền năm sau và năm sau nửa. Theo nguyên lý này, chúng ta không thể so sánh trực tiếp các số tiền khác thời điểm. Thí dụ nếu chúng ta bỏ ra 1 tỷ đồng mua một miếng đất và sau 3 năm chúng ta bán được 1,4 tỷ thì chúng ta có lãi hay không, phép toán trừ có kết quả lãi 400 triệu không được chấp nhận. Nhiều chuyện kinh doanh khác phức tạp hơn, thí dụ chúng ta đầu tư 100 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, và dự kiến nguồn thu dần dần trong 10 năm (là thời gian sử dụng thiết bị đã đầu tư) cộng lại là 180 tỷ thì có nên đầu tư hay không? Rồi chuyện bỏ ra một số tiền lớn để mua các cổ phiếu của một công ty còn chưa có tiếng tăm để 2 năm sau khi cổ phiếu được giá sẽ bán, khi đó giá bán CP tối thiểu là bao nhiêu để chúng ta có lãi 20%/năm….

Để giải quyết các vấn đề này chúng ta sử dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền, quy số tiền các năm tương lai về năm hiện tại để có thể so sánh trực tiếp (khi đó mới sử dụng công thức thu nhập = thực thu – thực chi). Như vậy đây là phương pháp quan trọng bật nhất của tài chính, được áp dụng để giải các bài toán tài chính đầu tư phức tạp như hiệu quả dự án đầu tư, định giá CP và bất động sản, định giá doanh nghiệp…

Đối với chuyên viên phân tích tài chính một khi đã nắm vững phương pháp này kết hợp với mô hình tài chính thì tất cả bài toán tài chính, dù phức tạp đến đầu cũng có thể giải quyết, như là một đại cao thủ đã đạt được nguyên lý võ học, có thể biến hóa quyền pháp tùy cơ. Đặt biệt với công cụ Excel, đã giải phóng sự nặng nhọc trong các phép tính; thì việc giải bài toán tài chính bằng mô hình và phương pháp chiết khấu dòng tiền trở thành một nghệ thuật thú vị, có thể trả lời nhiều câu hỏi một cách nhanh chóng.

5. Rủi ro và thu nhập, Triết lý tạo ra sự phong phú trong sản phẩm tài chính

Bước vào thế giới tài chính chúng ta thấy có quá nhiều luật chơi, các sản phẩm phong phú và đa dạng. Xét về huy động vốn của doanh nghiệp, chúng ta có cổ phiếu ưu đãi, CP thường, vay NH, trái phiếu, trái phiếu lãi suất biến đổi, trái phiếu chuyển đổi…Trong lĩnh vực các tổ chức cấp vốn chúng ta có Ngân hàng, công ty tài chính, thuê mua tài chính, Quỹ đầu tư tương hỗ, Quỹ đầu tư mạo hiểm…còn các công cụ kinh doanh tiền tệ thì hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn…

Khi vào một Casino bạn sẽ hoa mắt vì quá nhiều trò chơi, từ chơi tài_xỉu với khả năng ăn thua tương đương gần 1 - 1 cho đến khó thắng hơn khi chơi quay Rulex bỏ 1 đồng trúng sẽ được 70 đồng nhưng khả năng thắng chỉ có 1%. Rỏ ràng bạn có thể chọn trò chơi tuỳ ý nhưng không có trò chơi nào sẽ có lợi cho bạn hơn trò chơi khác, mà chỉ là phần thưởng cao thì khả năng thắng thấp hoặc ngược lại.

Về mặt nào đó, tiền thắng và khả năng mất trong các trò chơi của Casino cũng tương tự các công cụ và sản phẩm tài chính. Nhà quản trị tài chính luôn phân vân trong việc huy động vốn, vay ngân hàng hay phát hành thêm CP; nếu vay sẽ hứa hẹn mang lại hiệu quả cao hơn cho các cổ đông hiện tại nhưng cũng tạo ra áp lực rủi ro trả nợ. Trường hợp khác, để đảm bảo khả năng sinh lợi an toàn của một hợp đồng xuất khẩu lớn, CFO có thể sử dụng hợp đồng bảo hiểm tỷ giá với chi phí chấp nhận được. Tuy nhiên nếu công cuộc kinh doanh nào cũng sử dụng các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro thì khả năng thu lợi sẽ không còn nữa.

Trong quá trình phát triển của thị trường tài chính đã tạo ra các loại hình tài chính và dịch vụ tài chính phong phú dựa trên mối quan hệ giữa rủi ro và thu nhập; một nhà quản trị tài chính có kinh nghiệm sẽ chọn lựa những công cụ thích hợp trong quá trình quản trị và phát triển đồng vốn của mình. Nhưng nhất quyết không bao giờ được liều lĩnh đưa doanh nghiệp vào cuộc chơi đỏ đen đầy rủi ro.

6. Quản trị rủi ro là nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính

Ngày nay nếu có nhiệm vụ cốt yếu nào mà nhà quản trị tài chính cần phải gánh vác thì đó là nhiệm vụ quản trị rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh, lĩnh vực nào hứa hẹn sinh lợi nhất thường gặp phải cạnh tranh mạnh nhất hoặc là lĩnh vực có khả năng thất bạo cao.

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới cùng chung quan điểm “rủi ro là thuộc tính của nền kinh tế trong kỹ nguyên mới”. Trong tác phẩm Rethinking the Future Tác phẩm tập hợp những bài phân tích về xu thế của nền kinh tế trong sự tác động của làn sóng thứ 3 về công nghệ do Rowan biên soạn được NXB Trẻ xuất bản dưới tựa đề Tư duy lại tương lai., Alvin và Heidi Toffler đã trình bày khái quát “ khi phương thức tạo ra của cải của làn sóng thứ ba được triển khai rộng rãi, được đánh dấu bởi sự xáo trộn và xung đột xã hội, thì nó sẽ tạo ra một tình trạng không thể tiên đoán trước ở mức độ cao và những điều kiện phi tuyến tính”

Xét về vĩ mô đó là chu kỳ kinh tế các nước phát triển ngày càng ngắn hơn, về vi mô chúng ta đã chứng kiến nhiều đại gia tưởng rằng bất khả xâm phạm đã có những thời điểm suy thoái nặng nề như IBM, For, Nisan... Chúng ta cũng thấy sự suy thoái rồi hồi sinh đầy thuyết phục của Apble, Samsung…Trong thực tiển tại các nước phát triển, các công ty luôn đối đầu với những bất trắc do môi trường kinh tế tác động, dù là công ty đa quốc gia hay tầm địa phương. Thực tiển này đặt ra cho nhà quản trị tài chính công ty cần chuẩn bị một nguồn lực đủ mạnh để vượt qua những đợt suy thoái nghiêm trọng giúp cho công cuộc kinh doanh không bị sụp đổ một cách đáng tiếc. Trong đợt kiện chống bán phá giá thủy sản vừa qua của Mỹ, những xí nghiệp chế biến yếu lực phải phá sản, trong khi một số công ty có nguồn lực và năng động đã trụ được và phát triển mạnh khi VN gia nhập WTO là một minh họa.

Hãy luôn nhớ, khi gặp khó khăn nghiêm trọng thì mọi chiến lược khắc phục đều cần tới nguồn lực tài chính, và nhiều công ty đã bị phá sản bởi vì không có sự chuẩn bị nguồn lực tài chính cần thiết, đã quá mãi mê vay mượn phát triển đầu tư mà thiếu chiến lược tài chính tốt để quản trị rủi ro.

7. Nhà quản trị tài chính luôn nhớ quy luật  " Lượng đổi chất đổi"


Có một câu nói kinh điển mà các giảng viên khoa quản trị kinh doanh hay giới thiệu cho các sinh viên, đó là “ chi 1 triệu USD mà hợp lý cũng sẳn sàng, nhưng chi 1 USD không đúng sẽ dứt khoát không chi”. Chúng ta không cần bàn luận thêm câu phát biểu đầy hàm ý này. Nhưng tôi muốn nói với các chuyên viên tài chính trẻ một câu khác “chi 1 USD thì không phải đắn đo gì nhiều, nhưng chi 1 triệu USD thì cần đặt lên đặt xuống nhiều lần trước khi quyết định”.

Tôi đã thấy một ông giám đốc ra những quy định chi tiết về việc in 2 mặt của tờ giấy mà không phân tích việc này tiết kiệm được bao nhiêu, trong khi dự án đầu tư hàng chục tỷ, nhưng lại không muốn chi vài chục triệu cho công tác điều tra thị trường, nghiên cứu công nghệ thiết bị. Tôi cũng thấy một công ty rất vững mạnh có thương hiệu và sản phẩm bán chạy; nhưng đang đứng trên bờ vực do đã đầu tư một dự án mới với vốn đầu tư, chủ yếu là vốn vay lớn hơn nhiều quy mô vốn đang kinh doanh hiện tại; với quy mô đó khi dự án gặp khó khăn thì không cách gì sử dụng nguồn lực hiện có để bù đắp.

Lượng đổi chất đổi là một quy luật triết học đặc biệt quan trọng mà nhà quản trị tài chính cần ghi nhớ. Khi công ty tăng quy mô và vốn rất lớn thì phương thức cổ phần đại chúng sẽ tốt hơn hình thức TNHH; một sự gia tăng vay nợ vượt tỷ lệ an toàn, một khách hàng có mức dư nợ tăng dần,… đều là những cảnh báo cần phải có phương thức tác động thích hợp, nếu không sẽ đưa tình hình tài chính công ty vào chổ nguy hiểm. Vận dụng điều chỉnh quản trị tài chính theo từng giai đoạn tăng trưởng của công ty, chính là giúp cho tình hình tài chính công ty luôn vững mạnh

8. Chủ động - Sáng tạo là phẩm chất quan trọng nhất của nhà tài chính

S
au cùng tôi muốn kể cho các bạn một truyền thuyết thời Đông Châu liệt quốc. Tô Tần sau khi học thành tài được Quỹ Cốc tiên sinh tặng cho một quyển bí quyết về nghệ thuật du thuyết. Tô Tần đọc làu thông và đi du thuyết, nhưng suốt 3 năm tiêu tốn tiền của gia đình vẩn thất bại ôn hận trở về. Sau đó Tô Tần đọc lại bí quyết và mới phát hiện trang cuối có ghi lời thày “bao giờ con quyên những điều trong đây thì con đã lĩnh hội xong bí quyết và có thể xuất sơn”. Tô Tần quyết định suất gia lần nửa và ông đã trở thành tướng quốc của 6 nước chống với nhà Tần. Cũng có thể sau lần đọc lại Tô Tần đã kết hợp với những kinh nghiệm thực tế của mình nên nhìn vấn đề tốt hơn, cũng có thể ông đã lĩnh hội được sự sinh động của kiến thức mà chính mình phải tạo ra.

Câu chuyện này có nhiều điểm tương đồng với câu chuyệu “ vô chiêu” ở trên, nhưng nó không chỉ là chuyện trà dư tửu hậu. Các Trường đại học của Mỹ hiện nay không còn hình thức thày giảng trò ghi, lời thầy là chân lý; mà đã chuyển sang hình thức thày là người giới thiệu, gợi ý; trò là chủ thể nghiên cứu, học hỏi – tranh luận – sáng tạo. Như vậy “ học là quá trình để quên ” của các câu chuyện trên đây có ngụ ý “ học là quá trình để biến cái được thấy thành cái của mình, với những ý tưởng mới đầy sáng tạo trong các thực tiển mình đang gặp phải”.

Nguồn: Doanhnhan.net

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

Đánh giá tài chính doanh nghiệp: Rủi ro khôn lường

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Hiện nay, các công ty phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn hơn khi công bố những báo cáo tài chính của họ. Vì thế, thuê chuyên gia thẩm định bên ngoài dường như đang trở thành xu thế mới để tránh rủi ro trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty.

Hiện nay, công việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi phải có những đánh giá chủ quan một cách chân thực.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Chỉ số tài chính

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…

Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng:

- Chỉ số thanh toán: các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?

- Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào?

- Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.

- Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.

1.Chỉ số thanh toán:

Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio):
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Công thức tính :

Chỉ số thanh toán hiện hành= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh ( quick ratio):
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Chỉ số thanh toán nhanh=( tiền mặt+ chứng khoán khả mại+ các khoản phải thu)/ nợ ngắn hạn.

Chỉ số tiền mặt:

Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả?

Chỉ số tiền mặt = (tiền mặt+ chứng khoán khả mại)/ nợ ngắn hạn

Chỉ số dòng tiền từ hoạt động:

Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động

chỉ số dòng tiền hoạt động= dòng tiền hoạt động/ nợ ngắn hạn

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu:
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

Vòng quay các khoản phải thu= doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung bình
Trong đó: các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu :
Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng

số ngày trung bình= 360/ vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình
Trong đó: hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho:
Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.

số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho=365/ vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

vòng quay các khoản phải trả=doanh số mua hàng thường niên/ phải trả bình quân
trong đó
doanh số mua hàng thường niên= giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ
phải trả bình quân=(phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả:
số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả= 365/ vòng quay các khoản phải trả .

2. Chỉ số hoạt động:

Chỉ số lợi nhuận hoạt động:
Lợi nhuận hoạt động được cấu thành bởi lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận đầu tư
Lợi nhuận bán hàng:

Biên lợi nhuận thuần:
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.

Biên lợi nhuận thuần= lợi nhuận ròng/ doanh thu thuần
Trong đó: lợi nhuận ròng= doanh thu thuần- giá vốn hàng bán

Biên lợi nhuận hoạt động:

Biên lợi nhuận hoạt động= thu nhập hoạt động/ doanh thu thuần
Trong đó: thu nhập hoạt động= thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

Biên EBITDA
Biên EBITDA= Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ doanh thu thuần

Biên EBT:
Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận truớc thuế= thu nhập trước thuế/ doanh thu

Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng= thu nhập ròng/ doanh thu

Biên lợi nhuận phân phối:
Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối = tổng doanh thu phân phối/ doanh thu
Trong đó: doanh thu phân phối = doanh thu – chi phí biến đổi

Lợi nhuận đầu tư

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA):

Đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính

ROA= thu nhập trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản trung bình
Trong đó: tổng tài sản trung bình= (tổng tài sản trong báo báo năm trước+ tổng tài sản hiện hành)/2

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ( ROCE):
Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.

ROCE= (Thu nhập ròng - cổ tức ưu đãi)/ vốn cổ phần thường bình quân
Trong đó : vốn cổ phần thường bình quân= (vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2

Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE):
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.

ROE=Thu nhập ròng/ tổng vốn cổ phần bình quân
Trong đó: vốn cổ phần bình quân= (tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2

Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn ( ROTC)
Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay ( nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ

ROTC = (thu nhập ròng+ chi phí lãi vay)/ tổng vốn trung bình

Chỉ số hiệu quả hoạt động:
Vòng quay tổng tài sản:
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản . Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

Vòng quay tổng tài sản= doanh thu thuần/ tổng tài sản trung bình

Vòng quay tài sản cố định:
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định= doanh thu thuần/ tài sản cố định trung bình

Vòng quay vốn cổ phần:
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần( bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần= doanh thu thuần/ tổng vốn cổ phần trung bình.

3. Chỉ số rủi ro

Chỉ số rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh được định nghĩa như là rủi ro liên quan đến những biến động trong doanh thu. Để đo lường rủi ro kinh doanh ngưòi ta dùng nhiều phương thức từ đơn giản đến phức tạp.

Phương thức đơn giản:
Bốn chỉ số dưới đây đại diện cho phương thức đơn giản trong việc tính toán các chỉ số rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là rủi ro mà công ty có thể kiếm được ít tiền hơn hoặc tệ hơn là mất tiền khi doanh số giảm xuống. Trong một môi trường có doanh số đang trên đà sụp giảm, một công ty có thể thua lỗ nếu công ty ấy sử dụng chi phí cố định quá nhiều. Nếu phần lớn chi phí trong công ty chỉ là chi phí biến đổi thì nó sẽ ít khi nào rơi vào tình trạng trên. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Do vậy việc hiểu được cấu trúc chi phí cố định của doanh nghiệp thật sự là điều cần thiết khi đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó. Một vài chỉ số thường được sử dụng là :

Chỉ số biên lợi nhuận phân phối.
Chỉ số này cho biết phần lợi nhuận tăng thêm từ sự thay đổi của mỗi đô la trong doanh thu. Nếu chỉ số biên phân phối lợi nhuận của công ty bằng 20%, sau đó nếu có sự sụp giảm $50.000 trong doanh thu thì sẽ có sự sụp giảm $10.000 trong lợi nhuận

Biên phân phối= 1 - (chi phí biến đổi/ doanh thu)

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (OLE)
Chỉ số đòn bẩy kinh doanh được sử dụng để dự đoán bao nhiêu phần trăm thay đổi trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi trên tài sản đối với mỗi phần trăm thay đổi trong doanh thu.
Nếu doanh nghiệp có OLE lớn hơn 1 thì sau đó đòn bẩy kinh doanh vẫn được duy trì. Nếu OLE bằng 1, sau đó tất cả các chi phí là biến đổi, vì vậy cứ 10% gia tăng trong doanh thu, thì ROA của công ty cũng gia tăng 10%

chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh ( OLE)= chỉ số Biên lợi nhuận phân phối/ phần trăm thay đổi trong thu nhập (ROA)

Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính( FLE):
Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động, do đó sẽ tạo nên ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông, thể hiện rủi ro kinh doanh tăng thêm khi doanh thu thay đổi.
FLE = thu nhập hoạt động/ thu nhập thuần.

Nếu một công ty có FLE bằng 1.33 thì, khi thu nhập hoạt động gia tăng 50% sẽ tạo nên sự gia tăng 67% trong thu nhập ròng.
Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE) bằng sự kết hợp giữa OLE và FLE ta có hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE).

TLE được xác định bằng:
TLE= OLE x FLE

Trong ví dụ trước, doanh số gia tăng $50.000, OLE bằng 20% và FLE bằng 1.33. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tồng thể bằng $13,333, ví dụ, thu nhập ròng sẽ tăng $13.33 cho mỗi $50.000 doanh thu tăng thêm.

Chỉ số rủi ro tài chính
Các chỉ số về rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty
Phân tích việc sử dụng nợ của công ty.

Tỷ số nợ trên tổng vốn:
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.

Nợ trên tổng vốn= tổng nợ/ tổng vốn
Trong đó:
Tổng nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
Tổng vốn = tổng nợ + tổng vốn chủ sở hữu.

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần:
Nợ trên vốn cổ phần= tổng nợ/ tổng vốn cổ phần

Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh toán và được đo lường:
Khả năng thanh toán lãi vay = thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT)/ lãi vay

Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định:
Trong doanh nghiệp ngoài lãi vay thì còn một số chi phí tài chính cố định khác như chi phí thuê tài chính, thuê hoạt động,…
Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định = thu nhập trước các chi phí tài chính cố định/ chi phí tài chính cố định

Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay:

Dòng tiền hoạt động điều chỉnh được định nghĩa là dòng tiền hoạt động + chi phí tài chính cố định + thuế phải trả
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay = dòng tiền hoạt động điều chỉnh/ chi phí lãi vay

Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định:
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định = dòng tiền hoạt động điều chỉnh / chi phí tài chính cổ định

Chỉ số chi tiêu vốn :
Chỉ số này cho biết thông tin bao nhiêu tiền mặt được tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp sẽ được để lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của chi tiêu vốn để phục vụ cho các khoản nợ của công ty. Nếu chỉ số này bằng 2, có nghĩa là công ty đang hoạt động bằng 2 lần so với những gì nó thật sự cần để tái đầu tư cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, phần thặng dư có thể được phân bổ để trả bớt nợ.

Chỉ số chi tiêu vốn = dòng tiền hoạt động/ chi tiêu vốn.

Chỉ số dòng tiền với nợ:

Chỉ số này cung cấp thông tin cho biết bao nhiêu tiền mặt của công ty tạo ra từ hoạt động có thể được sử dụng để trả tổng nợ
Chỉ số dòng tiền so với nợ = dòng tiền từ hoạt động/ tổng nợ

4. Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Chỉ số tăng trưởng
G =RR x ROE
Trong đó: RR= Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1- ( cổ tức/ tổng thu nhập ròng)
ROE = thu nhập ròng / tổng vốn chủ sở hữu= thu nhập ròng/ doanh thu * doanh thu/ tổng tài sản * tổng tài sản/ vốn cổ phần.

Trên đây là một số các chỉ số tài chính cơ bản nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý rằng các chỉ số đứng một mình thì nó cũng không có nhiều ý nghĩa. Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác thí dụ như:

Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là dạng so sánh phổ biến hay gặp
So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu kỳ kinh tế, điều này sẽ giúp nàh phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.
So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp : đây cũng là dạng so sánh thường gặp. So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian để nhìn ra khuynh hướng cho các chỉ số.

Hạn chế của các chỉ số tài chính:

Dưới đây là các hạn chế của chỉ số tài chính mà các nhà phân tích nên lưu tâm:

* Nhiều công ty lớn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của các ngành khác nhau. Đối với những công ty như thế này thì rất khó tìm thấy một loạt các chỉ số ngành có ý nghĩa.
* Lạm phát có thể là yếu tố làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bị” bóp méo” đi đáng kể. Trong trường hợp này, lợi nhuận có thể cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên phân tích các chỉ số tài chính của một công ty qua thời gian hay qua phân tích so sánh với các đối thủ cạnh tranh nên được xem xét kỹ càng
* Yếu tố mùa vụ cũng có thể là sai lệch các chỉ số tài chính. Hiểu yếu tố mùa vụ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp có thể giảm thiểu khả năng hiểu sai các chỉ số tài chính. Ví dụ, hàng tồn kho của doanh nghiệp bán lẻ có thể cao trong mùa hè để chuẩn bị cung cấp cho khách hàng vào năm học mới. Do đó, khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên và ROA của nó thấp xuống.
* Các phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể bóp méo sự so sánh giữa các công ty với nhau, thậm chí là ngay trong 1 công ty.
* Thật khó để nhận định được một chỉ số là tốt hay xấu. Một chỉ số tiền mặt cao trong quá khứ đối với công ty tăng trưởng có thể là một dấu hiệu tốt, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty đã chuyển qua giai đoạn tăng trưởng và nên được định giá thấp xuống.
* Một công ty có thể có những chỉ số tốt và cả những chỉ số xấu, do vậy thật khó mà nói được đó là một công ty mạnh hay yếu.

Nói chung, phân tích chỉ số một cách máy móc thì rất nguy hiểm. Nói cách khác, sử dụng chỉ số phân tích tài chính một cách thông minh sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn: Doanhnhan.net

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

Lập kế hoạch thuế - Tối ưu thuế trong khuôn khổ của pháp luật

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Lập kế hoạch thuế - Tối ưu thuế trong khuôn khổ của pháp luật

Lâu nay trong quan niệm của các doanh nghiệp và các cá nhân là chỉ muốn làm sao đó cho phải đóng thuế càng ít càng tốt vì thuế là một khoản chi của bạn và hiển nhiên làm túi tiền của bạn vơi đi.

Muốn là vậy, nhưng làm thế nào? Ngày ngày đài báo vẫn thường xuyên đưa tin ông A, bà B phạm tội, bị bắt, bị kết án vì trốn lậu thuế. Bài toán đặt ra cho chúng ta là làm thế nào phải đóng thuế ít mà vẫn không vi phạm pháp luật.
Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Lập kế hoạch thuế - Tối ưu thuế trong khuôn khổ của pháp luật

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Lập kế hoạch thuế - Tối ưu thuế trong khuôn khổ của pháp luật

Lâu nay trong quan niệm của các doanh nghiệp và các cá nhân là chỉ muốn làm sao đó cho phải đóng thuế càng ít càng tốt vì thuế là một khoản chi của bạn và hiển nhiên làm túi tiền của bạn vơi đi.

Muốn là vậy, nhưng làm thế nào? Ngày ngày đài báo vẫn thường xuyên đưa tin ông A, bà B phạm tội, bị bắt, bị kết án vì trốn lậu thuế. Bài toán đặt ra cho chúng ta là làm thế nào phải đóng thuế ít mà vẫn không vi phạm pháp luật.
Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi