Thế hệ mua sắm trẻ (millennial shopper) - thế hệ được sinh ra trong giai đoạn 1980 - 2000 - được xem như những cá thể khó nắm bắt nhất; chúng ta đều biết sự tồn tại của đối tượng này nhưng các nhãn hàng vẫn thường gặp vấn đề trong việc nắm bắt nhu cầu của họ, trong một khoảng thời gian tương đối dài. Dự đoán được hành động của họ được xem như một thử thách lớn hơn nhiều. Kết quả là, các nhà bán lẻ đã hình thành rất nhiều giả thiết về sở thích của đối tượng này. Tuy vậy, hầu hết những phỏng đoán xung quanh đối tượng này thường không chính xác.
Thực tế cho thấy, thái độ trong tiềm thức của của những nhá bán lẻ lại phần nào đó đẩy đối tượng này đi.Theo một báo cáo của Accenture năm 2013 cho biết, người tiêu dùng là giới trẻ tiêu khoảng 600 tỉ đô hằng năm cho việc mua sắm.Đó là một khoản tiền lớn mà các nhà bán lẻ không thể bỏ qua.
Để giúp các nhà bán lẻ thu hút và tạo dựng sự trung thành một cách hiệu quả đối với đối tượng này, Tập đoàn Retail Pro International và Merchant Warehouse, một nhà cung cấp giải pháp thanh toán bán lẻ và một nhà cung cấp dịch vụ bán hàng, đã cùng nhau ngồi lại cùng đưa ra cách để thu hẹp khoảng cách giữa nhà bán lẻ và khách hàng trẻ. Và chúng tôi đã nhận ra rằng khoảng cách này lớn hơn dự đoán ban đầu. Mặc cho những cải tiến nổi bật về kỹ thuật trong ngành bán lẻ, thêm vào sự mở rộng về công nghệ thanh toán qua di động và các tương tác trong cửa hàng khác, các nhà bán lẻ vẫn không thể kích thích được hết tiềm năng và khơi gợi được sự trung thành của đối tượng này đối với sản phẩm của mình.
Dựa vào kết quả khảo sát trên, sau đây là những cách mà những thế hệ mua sắm trẻ gắn kết với công nghệ và cách mà các nhãn hàng bán lẻ có thể học từ đây để xây dựng lòng trung thành với đối tượng này một cách hiệu quả hơn
1. Bất kể là online hay trong cửa hàng, đúng giá đúng sản phầm luôn là ưu tiên hàng đầu.
Bài học đầu tiên: Không phải ai trong nhóm khách hàng trẻ cũng giống nhau, nhưng đa số bọn họ đều là những người tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng. Nhóm khách hàng này có xu hướng tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi đưa ra sản phẩm nhiều hơn các nhóm khách hàng khác. Thực tế cho thấy, 60 phần trăm các khách hàng trẻ trả lời khảo sát cho rằng họ có nghiên cứu sản phẩm thông qua các website bán lẻ, 57 phần trăm trả lời rằng họ tìm kiếm thông qua Amazon và 55 phần trăm còn lại tham khảo từ thông tin truyền miệng. Đây quả là một sự tìm kiếm không hề nhỏ.
Một mấu chốt khác được tìm ra đó là mặc dù tìm kiếm thông tin online có vai trò lớn, không phải rất cả các đối tượng này đều sẽ mua đồ online. Hơn 90 phần trăm những người được hỏi trả lời rằng có một số loại sản phẩm họ mong muốn mua tại cửa hàng, chẳng hạn như quần áo, giày dép và sản phẩm gia dụng, một số sản phẩm khác họ sẽ muốn mua online chẳng hạn như sản phẩm điện máy.
Một kết luận khác các nhà bán lẻ có thể rút ra từ nghiên cứu này, đó là sự quan trọng của việc tạo ra trải nghiệm bao quát - đa kênh - cho khách hàng, trải nghiệm giúp cho những người mua hàng có thể tìm thấy thông tin họ cần để giúp họ đưa ra quyết định mua hàng, cho dù đó là mua online hay mua tại cửa hàng. Quá trình liên tục này cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm thuận tiện và dễ dàng, điều này cũng giúp cho các nhà bán lẻ một cấp độ nhìn nhận sâu sắc hơn về sở thích mua sắm của khách hàng. Đối với các nhà bán lẻ, việc thấu hiểu sở thích mua sắm của người tiêu dùng giúp xây dựng và đưa ra được những trải nghiệm mua sắm đã được cá nhân hóa và từ góc độ lưu trữ sản phẩm, giúp quản lý sản phẩm hiệu quả hơn giúp đáp ứng với nhu cầu của khách hàng.
2. Giới trẻ đa phần thích mua sắm một mình.
Gần 80 % những người trả lời khảo sát nói rằng họ thích đi mua sắm một mình.Nắm bắt được sự quan trọng của nghiên cứu này trong hoạt động mua sắm của giới trẻ, các nhà bán lẻ thấy được cơ hội để trở thành bạn đồng hành trong việc mua sắm của khách hàng. Nhận biết được giới trẻ quan tâm về sự tương tác với bạn bè tại quầy tính tiền, các nhà bán lẻ có thể chuyển một giao dịch đơn giản thành tương tác bằng cách đưa ra những hoạt động tương tác chủ động giúp gắn kết với khách hàng, có thể kết nối thông qua hệ thống bán lẻ (POS)
3. Công nghệ cho phép các nhà bán lẻ sử dụng khuyến mãi như một phần của quá trình gắn kết khách hàng.
Phiếu ưu đãi hay chương trình giảm giá dường như luôn đóng một vai trò đáng kể trong việc thu hút khách hàng mới. Gần 50% những người được khảo sát cho biết học sẽ sẵn lòng đến các cửa hàng bán lẻ để sử dụng phiếu ưu đãi nếu được giảm giá ít nhất 20%, trong khi 17 % nói rằng họ cho rằng bất kỳ chương trình khuyến mãi nào cũng sẽ là động lực để họ bước đến cửa hàng.
Một thông tin thú vị đối với các nhà bán lẻ, 63% những khách hàng trẻ trả lời rằng họ sẽ "check in" vào nhiều mạng xã hội khác nhau nếu họ nhận được phiếu ưu đãi hay giảm giá.Điều này có thể dẫn đến rất nhiều phương thức mới cho các hãng bán lẻ giúp họ gắn kết với các khách hàng mới và cả các khách hàng hiện tại.
Hiện nay, các giải pháp thanh toán và thương mại đã mang lại cho các doanh nghiệp khả năng đẩy các hình thức khuyến mãi lên một tầm cao mới, sử dụng chúng như là phương thức gắn kết với khách hàng và định hướng cho họ những gì họ có thể có được dựa trên sở thích của mình. Khai thác vào lịch sử mua hàng của khách hàng và thấu hiểu sở thích, sự trung thành của họ với các nhãn hàng, mở ra những cơ hội giúp các nhà bán lẻ đem lại những trải nghiệm liền mạch và bao quát cho người dùng. Các nhà bán lẻ cũng có cơ hội thuyết phục khách hàng về những sản phẩm mà họ có thể thấy thích thú, từ đó xây dựng mối quan hệ với họ như một người bạn đồng hành với những người mua sắm cá nhân đơn lẻ.
Tóm lại, những khách mua hàng trẻ không phải là một đối tượng bí hiểm mà những nhà bán lẻ nghĩ họ như thế. Họ chỉ có đôi chút khác biệt, tuy vậy vẫn có thể tiếp cận được. Những cải tiến trong công nghệ thanh toán đem đến cho các nhà bán lẻ cơ hội mới để thu hút và gắn kết những người mua hàng trẻ bằng cách cung cấp những trải nghiệp đa kênh. Và những nhà bán lẻ cũng có thể trở thành bạn đồng hành của khách hàng bắng cách tạo cho họ những trải nghiệp mmua hàng được cá nhân hóa, cung cấp những thông tin giá trị về các sản phẩm mới, các chương trình giảm giá, khuyến mãi giúp họ đưa ra quyết định lựa chọn mua hàng của mình.Bài viết này được dịch từ Newsletter của Retail Pro, đối tác của TRG.
Tham khảo thông tin về hệ thống bán lẻ tại đây.